Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt
Làm gì để thương hiệu nông sản Việt Nam vươn xa? Truyền thông với thương hiệu nông sản Thủ đô Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, quả vải và nhãn là hai loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của Việt Nam với hương vị thơm ngon khó cưỡng, là sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư, du lịch không chỉ cho địa phương mà còn cho sự phát triển của vùng. Nhãn, vải còn là đại diện tiêu biểu của ngành rau quả Việt Nam chinh phục thị trường thế giới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị |
Vải, nhãn là cây ăn quả chủ lực tại các tỉnh miền Bắc, với tổng diện tích khoảng 98,3 nghìn ha; chiếm 27% tổng diện tích cây ăn quả toàn miền. Trong đó, vải 58,8 nghìn ha, nhãn 39,5 nghìn ha, tập trung tại một số tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu trái vải của Việt Nam đạt 47,4 triệu USD, năm 2022 đạt 27,4 triệu USD (giảm 42,3%). Đối với trái nhãn, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 23,318 triệu USD, năm 2022 đạt 13,893 triệu USD (giảm tới 40,4%). Vụ vải và nhãn năm 2023, kim ngạch xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại do thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc đã dỡ bỏ chính sách zero-Covid, mở cửa trở lại, việc xúc tiến tiêu thụ sang các thị trường khác cũng được Bộ Công Thương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan, địa phương và doanh nghiệp tích cực thực hiện.
Sản phẩm vải tươi nước ta đã được xuất khẩu tới 30 thị trường khác nhau: Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia trong ASEAN, Trung Ðông... và đang tiếp tục được mở rộng. Riêng trái nhãn, thị trường tiêu thụ vẫn ở trong nước là chủ yếu, nhưng cũng đã bước đầu được xuất đi Nhật Bản và EU.
Trong những năm gần đây, các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La đã triển khai nhiều dự án nhằm nâng cao chất lượng, giá trị vùng trồng, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất, bảo đảm sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu. Nhờ vậy, sản lượng thu hoạch vải và nhãn được duy trì hoặc tăng đều qua các năm.
Theo thông tin dự báo của ngành Nông nghiệp, niên vụ 2023, vải thiều ước đạt 330.000 tấn, nhãn 110.000 tấn, trong đó kế hoạch xuất khẩu lên đến 55% như mặt hàng vải thiều của Bắc Giang.
“Công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu đến hiện tại đã chuẩn bị xong, hoạt động giao thương, vận chuyển, logistic với các thị trường nhập khẩu sau khi mở cửa trở lại về cơ bản đã thuận lợi”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.
Vải thiều là một trong những sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt |
Xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm nông sản, đặc biệt các sản phẩm nông sản có tính mùa vụ luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên của Bộ Công Thương. Với nguyên tắc hỗ trợ sớm nhất có thể, đón đầu các mùa vụ, Bộ Công Thương tập trung cao việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua đa dạng các kênh phân phối truyền thống và hiện đại ở trong nước cũng như nước ngoài.
Nhiệm vụ này, Bộ Công Thương thực hiện với các hình thức phong phú, hướng đến nhiều đối tượng như: Hội chợ, triển lãm, phiên chợ, tuần hàng, lễ hội quảng bá lồng ghép với các sự kiện kinh tế - văn hóa - du lịch lớn, các chương trình giao dịch thương mại, kết nối giao thương, truyền thông thương hiệu, phát triển thương mại đa kênh trong đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, tăng cường hoạt động thương mại điện tử với nhiều sàn giao dịch lớn trong và ngoài nước, đẩy mạnh kết nối xuất khẩu thông qua các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam…
Đặc biệt, Bộ Công Thương luôn tìm cách để phát huy tối đa vai trò của hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài - một kênh trao đổi thông tin trực tiếp, thống nhất và nhanh nhất với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương cùng các cơ quan Bộ, ngành trung ương khác, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước trong việc nghiên cứu, đánh giá thị trường, các cơ chế chính sách mới về kinh tế, thương mại, đầu tư của nước sở tại.
Thông qua chuỗi Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, thời gian qua hệ thống Thương vụ đã kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ với các địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng, phát triển, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các loại nông sản có tính mùa vụ như vải, nhãn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48