Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

(LĐTĐ) Cùng với mức lãi suất cho vay tăng cao từ tháng 7/2022 và vẫn tiếp tục neo cao cho đến tháng 2/2023, các chuyên gia kinh tế đánh giá, môi trường lãi suất cao ảnh hưởng nặng và mạnh đến doanh nghiệp, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp cần gỡ vướng Thị trường lao động Việt Nam trước thách thức lãi suất cao kéo dài

Tác động từ thế giới

Thông tin tại toạ đàm “Tác động của môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quốc Việt (Viện Nghiên cứu Chiến lược) cho biết, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tăng lãi suất 7 lần trong năm 2022, đẩy lãi suất thế chấp tăng cao và khiến doanh số bán nhà giảm trong 5 tháng liên tiếp.

Động thái tăng lãi suất của FED cũng hâm nóng cuộc đua tăng lãi suất toàn cầu đã diễn ra từ đầu năm đến nay, khi nhiều ngân hàng trung ương và quốc gia trên thế giới đều phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và giữ giá đồng tiền của họ.

Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?
Toàn cảnh toạ đàm.

Ngoài ra, lạm phát tăng cao trở lại vào năm 2022 do giá dầu tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng. Lạm phát tại châu Âu và châu Á cũng tăng lên mức hai con số. Lạm phát khiến các đồng tiền của các thị trường mới nổi ở châu Á mất giá từ 5-10% so với đồng USD. Tuy nhiên, lạm phát bắt đầu giảm xuống vào nửa cuối năm 2022 khi chuỗi cung ứng được bình thường hóa.

Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn và lo ngại về suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư. Dòng vốn FDI toàn cầu tăng trở lại đạt 972 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, phần lớn mức tăng đến trong quý đầu tiên, trong khi dòng vốn FDI toàn cầu giảm 22% trong quý II/2022, so với quý trước. Sự sụt giảm này do lạm phát và lãi suất ngày càng tăng, năng lượng tăng giá và cuộc xung đột toàn diện của Nga vào Ukraine.

Tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu, tính bất ổn cao và sự suy thoái của một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang thắt chặt điều kiện tài chính và hạ nhiệt nhu cầu về nhà ở. Lãi suất tăng và chiến tranh ở Ukraine đã gây ra những tổn thất nặng nề nhất trên thị trường tài sản kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Dù một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang phục hồi kinh tế sau đại dịch, năm 2023 dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn do những biến động chính trị, rủi ro thương mại và tài chính, cùng với sự không ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Các rủi ro và thách thức mà kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt bao gồm suy thoái kinh tế, thắt chặt chính sách tiền tệ, lạm phát, tăng lãi suất, xung đột chính trị, biến đổi khí hậu và các bệnh dịch.

Mở rộng chi tiêu ưu tiên tăng trưởng

Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Tú Anh, suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao mặc dù đã hạ nhiệt, do áp lực từ lạm phát toàn cầu và giá nguyên liệu đầu vào tăng. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam chịu nhiều biến động, thị trường tài chính suy giảm mạnh. Kinh tế đã gặp phải nhiều khó khăn, bao gồm sự trầm lắng của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cùng với sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu trong quý IV/2022.

Mức lãi suất cho vay tăng cao từ tháng 7/2022 và vẫn tiếp tục neo cao cho đến tháng 2/2023. Huy động vốn khu vực tổ chức kinh tế giảm trong khi tín dụng tăng chậm phản ánh tình trạng thanh khoản khó khăn của các doanh nghiệp; những doanh nghiệp tốt có dư thừa thanh khoản đã phải rút tiền gửi về để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của bản thân. Bên cạnh đó, một phần của tiền gửi tổ chức kinh tế giảm là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu có xu hướng chuyển tiền nhàn rỗi ra bên ngoài để hưởng lãi suất USD đang cao, trong khi lãi suất USD tại Việt Nam vẫn duy trì chính sách 0%.

Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?
Ảnh minh họa: TTXVN

Môi trường lãi suất cao đang là yếu tố rủi ro lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Chuyên gia Nguyễn Quốc Việt đề xuất, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng trong đó tập trung mấy ưu tiên: Xác định nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu trong thời gian tới là vừa cân bằng giữa mục tiêu duy trì “ổn định kinh tế vĩ mô” nhưng đồng thời tìm kiếm các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế/phục hồi sản suất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Trong ngắn hạn, các chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái “thích ứng” với hiện trạng của nền kinh tế có nhiều rủi ro, tiếp tục cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn. Cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai “ngoại giao đơn hàng” như đã từng làm “ngoại giao vắc-xin”. Tiếp tục cải cách thể chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, thống nhất cho doanh nghiệp là quan trọng nhất. Công tác dự báo và đánh giá chính sách cần làm thường xuyên, liên tục và có sự công khai, minh bạch và kịp thời hơn nữa.

Về trung hạn, cần theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước; dự báo và đánh giá đúng tình hình, nhận diện kịp thời các rủi ro. Đẩy mạnh an ninh xã hội, an ninh năng lượng, thúc đẩy sự linh hoạt của chính sách tiền tệ và tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu đánh giá tác động của các khủng hoảng địa chính trị và đề ra các giải pháp ứng phó, hướng tới chuyển đổi sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng. Xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự lực và có khả năng hội nhập thì việc quan tâm và hỗ trợ, nhất là những hỗ trợ về vốn và tiếp cận thị trường. Ưu tiên xây dựng thể chế, chính sách phát huy nguồn lực đầu tư Nhà nước và xã hội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Trân trọng đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp đối với các hoạt động an sinh xã hội

Hà Nội: Trân trọng đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp đối với các hoạt động an sinh xã hội

(LĐTĐ) Chiều nay (2/10), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức gặp mặt một số tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn, vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và an sinh xã hội thành phố Hà Nội năm 2023.
Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023

Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023

(LĐTĐ) Ngày 2/10, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Nhà tài trợ chính và Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023, do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Thiết bị điện Thái Sơn Bắc tổ chức.
Asiad 19: Điền kinh Việt Nam chưa thể làm nên bất ngờ

Asiad 19: Điền kinh Việt Nam chưa thể làm nên bất ngờ

(LĐTĐ) Tối nay 2/10, nhà vô địch Asiad 2018 Bùi Thị Thu Thảo đã bước vào thi đấu ở chung kết nội dung nhảy xa. Đây chính là nội dung đã mang về cho Thảo chiếc Huy chương Vàng ở kỳ Đại hội tổ chức trên đất Indonesia hơn 5 năm về trước.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng 102 tuổi

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng 102 tuổi

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà cụ Nguyễn Thế Hạng (số 17, phố Yên Bái 2, phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng) nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/1991 - 1/10/2023).
Kurash mang về thêm 1 Huy chương Đồng, cầu mây vào bán kết tại Asiad 19

Kurash mang về thêm 1 Huy chương Đồng, cầu mây vào bán kết tại Asiad 19

(LĐTĐ) Trong ngày thi đấu hôm nay (2/10), môn kurash vừa mang về thêm một chiếc Huy chương Đồng cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại Asiad 19. Trong khi đó chiều nay, đội tuyển cầu mây nữ cũng đã thắng Nhật Bản 2-0 để giành vé vào bán kết.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhu cầu quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi công tác quản lý hoạt động này ngày càng phải thực hiện sâu sát hơn, đặc biệt trong vấn đề xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo.
Mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ

Mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ

(LĐTĐ) Chiều 2/10, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện Công an Thành phố đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ án này; đồng thời Công an Thành phố đã đăng ký bổ sung đưa vụ án này vào diện Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; việc điều tra, xử lý vụ án trên theo quan điểm không có vùng cấm.

Tin khác

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Đảng ta xác định, kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay khi đất nước đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển hợp tác xã và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế tập thể được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Đây là một yêu cầu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp nữ Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt xu thế, tích cực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo sức bật cho doanh nghiệp nữ Thủ đô.
Hưng Yên điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản

Hưng Yên điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản

(LĐTĐ) Nhật Bản hiện là quốc gia đang có số dự án đầu tư lớn nhất trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên, với 173 dự án và tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD. Trong đó, có 169 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 3,2 tỷ USD, tạo việc làm cho 45 nghìn lao động, đóng góp ngân sách nhà nước năm 2022 khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 880 tỷ đồng.
TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại Hội trường thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức khai mạc. Đại hội diễn ra trong hai ngày 26 và 27/9.
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô

(LĐTĐ) Đến cuối tháng 8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thủ đô tăng 10,35% so với cuối năm 2022, cao hơn mức tăng toàn quốc và toàn vùng nhưng tốc độ tăng chậm. Việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước cũng như địa bàn Hà Nội hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?

“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây có báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023 là cột mốc kỷ niệm 20 năm Vinamilk chính thức cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.
Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

(LĐTĐ) So với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn và để ngành Nông nghiệp bứt phá phát triển mạnh, cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.
Xem thêm
Phiên bản di động