Kỳ vọng cơ chế đặc thù về trả lương của Thủ đô

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới của dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là quy định việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Tạo “cú hích” trong cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Mở đường, tạo thể chế thuận lợi giúp Thủ đô bứt phá Cần cơ chế đặc thù tạo nguồn lực cho Thủ đô phát triển

Cụ thể, thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập. Những đối tượng này được ngân sách Nhà nước bảo đảm 100% chi thường xuyên do thành phố Hà Nội quản lý theo năng lực, hiệu quả công việc, ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước. Trong đó, tổng mức chi phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố Hà Nội và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Dự thảo luật cũng nêu rõ, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội quy định chi tiết vấn đề này.

Kỳ vọng cơ chế đặc thù về trả lương của Thủ đô
Ảnh minh họa.

Liên quan đến nội dung này, tại phiên thảo luận dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Quốc hội, nhiều đại biểu rất đồng tình. Thậm chí, một số đại biểu Quốc hội còn đề nghị cần có cơ chế đặc thù hơn để Hà Nội trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cao hơn.

Chưa bàn đến cơ chế đột phá trả lương cao để thu hút nhân tài vào các lĩnh vực trọng điểm, mà chỉ cần xét đến yếu tố giá cả - chi tiêu, việc dự thảo Luật cho phép Hà Nội có cơ chế trả lương cán bộ, công chức, viên chức… cao hơn mặt bằng chung của cả nước là hoàn toàn khoa học, hợp lý. Đơn cử, một công dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nhu cầu chi tiêu cho sinh hoạt tối thiểu luôn cao hơn nhu cầu chi tiêu của công dân sinh sống tại địa phương khác.

Anh Trần Long, quê Quảng Bình hiện đang làm cho một đơn vị y tế tại Hà Nội so sánh. Chỉ riêng tiền đi ăn cưới, thăm người ốm, đám hiếu… ở Thủ đô bao giờ cũng cao gần gấp đôi so với quê anh. Còn tiền học thêm, tiền thuê nhà, tiền giá dịch vụ… thì khỏi phải nói, đắt hơn nhiều. Trong khi đó, hệ số lương cơ bản, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức thì quy định như nhau trên phạm vi cả nước. “Sống ở Thủ đô mà chỉ dựa trên đồng lương thì vô cùng khó khăn, nên đành xoay xở đủ cách để kiếm thêm thu nhập”, anh Long nói.

Bởi vậy, khi hay tin dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có quy định về cơ chế trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội cao hơn mức trung bình của cả nước, không chỉ bản thân anh Long mà đa số nhiều người đều rất đồng tình. Ngân sách của Thủ đô không thiếu, vì mỗi năm thu ngân sách trên 350.000 tỷ đồng, cái thiếu là cơ chế để Thành phố thực hiện mà thôi.

Hà Lê

Nên xem

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành du lịch nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nét nhất là sự kiện "Star Club" do Tập đoàn Sun Pharmaceutical Industries Limited - công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ - tổ chức tại Hà Nội vừa qua, với sự tham gia của 4.500 nhân viên xuất sắc.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

(LĐTĐ) Tối 31/8, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã để thua 0-3 trước đội Korabelka (Nga) tại chung kết, qua đó giành ngôi Á quân VTV Cup 2024. Mặc dù thi đấu nỗ lực, các cô gái Việt Nam vẫn không thể vượt qua đối thủ mạnh đến từ Nga.
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

(LĐTĐ) Người bị xác định là chủ mưu, cầm đầu hiện đang bị truy nã; trong khi đó những mắt xích trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm đã lần lượt lĩnh án.
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.

Tin khác

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

Bịt “lỗ hổng” đối với hoạt động dạy thêm?

(LĐTĐ) Những ngày qua, dư luận đang nóng lên xung quanh thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo thông tư hướng dẫn về việc dạy thêm của giáo viên. Xét về mặt pháp luật, đây có thể là thông tư trái quy định. Bởi Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật không có các quy định về dạy thêm, học thêm.
Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

Hy vọng sẽ không còn thiếu trường công

(LĐTĐ) Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, nhưng thực tế các cháu phải đi học thêm ở các trung tâm, ở trường cách đây vài tháng. Năm nay, thời tiết xem ra dễ chịu hơn mọi năm, song “sức nóng” về học hành thì vẫn không “hạ nhiệt” chút nào.
Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

Xây dựng Thủ đô đẹp giàu

(LĐTĐ) Cách đây 79 năm, ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít tinh. Từ Hà Nội, làn sóng Cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi… Ngày 2/9 tại quảng Trường Ba Đình - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

(LĐTĐ) “Tuổi trẻ là mầm xuân đất nước”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và tương lai giống nòi là mệnh lệnh của cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số, việc nói không với thuốc lá thế hệ mới nhằm đảm bảo sức khỏe giống nòi là điều phải làm.
Vinh dự và trách nhiệm

Vinh dự và trách nhiệm

(LĐTĐ) Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu giữ chức Tổng Bí thư, Hà Nội là địa phương đầu tiên được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm và làm việc. Đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội.
“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

“Chuyện nhỏ” mà không nhỏ!

(LĐTĐ) Để thu hút khách du lịch và tạo ấn tượng đối với đất nước con người Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, bên cạnh hạ tầng cơ sở, chất lượng dịch vụ, giá cả… “văn hóa” phục vụ khách hàng, đặc biệt một yếu tố tuy nhỏ, tế nhị, song rất đỗi quan trọng chính là “nhà vệ sinh” cũng cần được quan tâm.
Thiên tai - chính quyền và nhân dân

Thiên tai - chính quyền và nhân dân

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa to tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mưa to đã khiến nước tràn qua hệ thống sông Bùi, làm một số xã của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai bị ngập úng. Với phương châm, đảm bảo tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu, Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã có những chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ.
Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Xem thêm
Phiên bản di động