Ký ức đêm giao thừa
Giao thừa sớm nơi “chân trời” Tổ quốc | |
Đêm giao thừa năm ấy |
Chia sẻ ký ức đẹp đẽ về đêm giao thừa, về ngày Tết cổ truyền, nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh cho hay: “Ký ức về mùa Xuân, về ngày Tết luôn sâu đậm trong tôi, đó cũng chính là thời gian hạnh phúc của con trẻ.
Mẹ tôi thì nấu cỗ, chị em chúng tôi rửa lá gói bánh chưng, bố cắm cành đào… Như thế, chúng tôi được trải nghiệm cuộc sống êm ấm hạnh phúc. Cỗ Tết của người miền Bắc hay có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Pháo thì nhiều năm rồi không còn nữa. Thịt mỡ thì cũng đã bớt ăn đi.
Nhưng quả thực nếu như không có dưa hành, không có bánh chưng thì không thể gọi là Tết. Và trên mâm cỗ Tết của người Hà Nội truyền thống không thể thiếu giò lụa, canh bóng thả, rồi thịt đông, thịt gà. Mẹ tôi không bao giờ quên rắc lên trên đó những sợi lá chanh tươi. Mùa xuân Hà Nội, nhất là dịp Tết thường lạnh lắm. Có những ngày lạnh, thở cả ra khói khiến con người ta không khỏi xuýt xoa, rồi chợt khẽ rùng mình. Khi đó lại cứ mong ước có một bờ vai, một bàn tay ôm ấp, chở che. Chính vì thế cho nên ngày Tết và mùa Xuân Hà Nội khiến cho con người ta có cảm giác nhớ nhau, yêu nhau và gần gũi nhau hơn.
Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh |
Nhưng tuyệt vời nhất là đêm giao thừa, khoảnh khắc giao thừa thật thiêng liêng và ý nghĩa. Mọi người trong gia đình tề tựu đông đủ, ông bà, cha mẹ, cháu con chúc phúc nhau những lời tốt đẹp trong năm mới. Nào là chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc, chúc cho nhau phát tài phát lộc và hoan hỉ suốt quanh năm. Vui nhất, sau đó cả nhà kéo nhau ra đường đi hái lộc.
Người Hà Nội rất trân trọng đối với ngày lễ đầu xuân năm mới, và một nơi thiêng liêng không thể thiếu với người Hà Nội đó là đi lễ Phủ Tây Hồ. Sau này, khi lập gia đình, làm mẹ, tôi lại trải qua những cái Tết đầm ấm, ý nghĩa nhưng bận rộn và trách nhiệm hơn. Trong không khí bận rộn, nhà nhà sắm sửa những ngày trước Tết, tôi không bao giờ bỏ thói quen đi chọn mua những bông hoa thật đẹp, hương thật thơm về cắm trong nhà…”
Dù cho công việc của người nghệ sĩ dịp cuối năm luôn bộn bề, thế nhưng năm nào nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh cũng dành thời gian gói bánh chưng vì chị muốn lưu giữ lại cho con cái không khí ngày Tết cổ truyền quý giá!
Nhà thiết kế Đức Hùng |
Nhà thiết kế Đức Hùng cũng nói anh thích Tết xưa hơn. Anh tâm sự: “Nói về Tết thì có nhiều câu chuyện lắm. Tôi được sinh ra và lớn lên trong lòng phố cổ. Và nếu nói về Tết cổ truyền người ta sẽ nói về Tết Bắc nhiều hơn. Bởi thời tiết nó phù hợp, se lạnh rồi có mưa lất phất. Hồi bé tôi rất yêu Tết. Bởi thực sự tôi được sống trong một gia đình có điều kiện. Bố mẹ đã vẽ nên một bức tranh Tết ngay từ nhỏ. Có thể, mỗi người có một định nghĩa khác nhau Tết. Nếu bạn đã trải qua những cái Tết xưa sẽ không thích Tết bây giờ. Tết xưa là sự hoài niệm, sự mộc mạc, chậm rãi.
Nói về Tết ở Hà Nội, tôi vẫn nhớ cảnh đi đón giao thừa ở Bờ Hồ. Đi bộ từ Bờ Hồ về Hàng Đậu, qua Hàng Ngang, Hàng Đào - hai bên hành lang đường người ta đốt pháo, hóa vàng, mùi trầm hương lất phất hòa lẫn vào mưa xuân. Rất khó để tìm lại những khoảnh khắc như thế trong cuộc sống hiện đại này. Bây giờ thì gia đình tôi vẫn đi đón giao thừa như xưa. Gia đình tôi vẫn nguyên si Tết truyền thống. Vẫn gói bánh chưng, dù chỉ 10 hay 15 cái thôi.
Vẫn thức đêm nướng khoai, luộc bánh chưng. Đêm giao thừa và sáng mồng 1 thì cả nhà sẽ ăn trên sập gụ, trước ban thờ. Tôi muốn truyền lại cảm hứng của cái Tết xưa cho hai cô con gái. Điều đặc biệt ở mỗi dịp Tết, trong nhà tôi chỉ dùng màu đỏ để lấy lộc và đem lại may mắn…”
Ca sĩ Hải Yến |
Với nữ ca sĩ Hải Yến thì kỷ niệm khó quên nhất về Tết cổ truyền chính là hồi năm cô khoảng 5 - 6 tuổi... Yến kể: “Đám trẻ ngày ấy thi nhau đi nhặt những quả pháo bị ẩm, tịt ngòi không phát nổ trong cả banh pháo đốt năm mới. Khi tôi tiến gần đến nhặt quả pháo thì quả pháo phát nổ, và đến giờ tôi vẫn còn nguyên một cái thẹo trên tay.
Nhắc đến Tết xưa, tôi lại nghĩ tới bánh chưng, nồi canh măng, banh pháo, hoa đào, và hộp mứt Tết cổ truyền. Tôi có một thói quen là cứ giao thừa sẽ bỏ mọi công việc để ở bên gia đình. Tôi yêu cái cảm giác thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tôi luôn cùng mẹ thắp hương ngoài sân và trong nhà để chào đón năm mới nhiều may mắn đến với gia đình...”
Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội luôn cố gắng tái hiện không gian Tết xưa tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội nhằm phát huy các giá trị truyền thống, kết nối cộng đồng bằng những hình ảnh thân quen của Tết xưa với: Bánh chưng xanh, viết thư pháp, nặn tò he, trưng bày tranh dân gian ngày Tết, tổ chức triển lãm sắp đặt không gian của những ngôi nhà Hà Nội xưa… |
Nhằm góp phần gìn giữ những nét đẹp của Tết cổ truyền, từ nhiều năm nay, mỗi dịp Xuân về, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội luôn cố gắng tái hiện không gian Tết xưa tại các điểm di tích trong khu phố cổ Hà Nội nhằm phát huy các giá trị truyền thống, kết nối cộng đồng bằng những hình ảnh thân quen của Tết xưa với: Bánh chưng xanh, viết thư pháp, nặn tò hè, trưng bày tranh dân gian ngày Tết, tổ chức triển lãm sắp đặt không gian của những ngôi nhà Hà Nội xưa…
Theo Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội, từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán chính là dịp đoàn tụ gia đình, sum vầy chào năm mới. Nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, cũng như giới thiệu đến du khách, đặc biệt là các bạn trẻ về nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của ngày Tết cổ truyền của Hà Nội xưa, mỗi năm Ban Quản lý Phố cổ luôn nghiên cứu để giới thiệu đến người dân, du khách những nét đẹp nhất trong văn hóa Tết cổ truyền của dân tộc.
Cũng trong nhiều năm qua, không gian sinh hoạt vào dịp Tết của người Hà Nội xưa luôn được Ban Quản lý giới thiệu tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây mang kiến trúc đặc trưng của nhà cổ Hà Nội, dạng hình ống và có nhiều lớp nhà, giữa các lớp nhà có sân để lấy ánh sáng và không khí. Sân trời là nơi bày cây cảnh, uống nước, ngắm trăng… Tại đây, Ban Quản lý đã sắp đặt lại không gian của một gia đình Hà Nội xưa với cách bài trí phòng khách, giếng trời, khu vực bếp; cách chơi đào, chơi quất và phong tục gói bánh chưng vào ngày Tết là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp Tết đến Xuân về của người Việt.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36
Hoa hậu Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024, Kỳ Duyên vào Top 30
Giới sao 17/11/2024 14:03
Hoa hậu Biển Việt Nam không chỉ là cuộc thi nhan sắc
Giới sao 15/11/2024 19:13
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
Giới sao 12/11/2024 21:36
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Giới sao 05/11/2024 11:39
Ấn Độ đăng quang Miss Grand International 2024, Việt Nam lần đầu trượt top 20 sau 8 năm
Giới sao 26/10/2024 09:27
Sau “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”, Quỳnh Nga tiếp tục chinh chiến tại “Bước nhảy hoàn vũ”
Giới sao 23/10/2024 11:21
Bella Vũ được vinh danh tại Women of the Future 50 Rising Stars in ESG
Giới sao 16/10/2024 14:01
Việt Nam lần đầu đăng cai cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới năm 2025
Giới sao 27/09/2024 08:53
Nguyễn Cao Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024
Giới sao 15/09/2024 07:23