Nỗ lực lo nguồn nước sạch cho người dân

Kỳ cuối: Hài hòa lợi ích

(LĐTĐ) Những dây chuyền đồng bộ, sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành nước đã góp phần hình thành nên bộ mặt của một Thủ đô văn minh. Tuy vậy, sau 10 năm chưa điều chỉnh giá, những bất cập đang dần lộ diện, nhất là trong bối cảnh các chi phí đầu vào đều tăng và yêu cầu về chất lượng cũng thêm chặt chẽ.
Kỳ I: Vì mục tiêu phủ sóng 100% nước sạch Kỳ 2: Những khó khăn chưa được tháo gỡ

Đòi hỏi ngày một cao

Hiện nay, giá nước sạch sinh hoạt ở Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định 38 ngày 19/9/2013. Theo đó, với 10m3 đầu tiên giá bán 5.973 đồng/m3 và tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30m3 (áp dụng từ 1/10/2015). Đến năm 2019, thành phố Hà Nội đã có kế hoạch điều chỉnh giá nước 3 năm một lần. Phương án điều chỉnh được liên ngành Thành phố xây dựng năm 2019 theo lộ trình 3 năm 2020 -2022 với giá nước tăng lần lượt là 7.466 đồng/m3; 8.960 đồng/m3 và 9.963 đồng/m3 cho 10 m3 đầu tiên. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên Thành phố chưa xem xét phương án trên.

Kỳ cuối: Hài hòa lợi ích
Giá nước sạch cần đi kèm những yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Ảnh: K.Tiến

Cần phải khẳng định, việc Thành phố duy trì giá nước ổn định trong một thời gian dài đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo đời sống người dân. Do vậy, khi có chủ trương tăng giá nước sau 10 năm duy trì khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Tuy vậy, nếu cứ giữ nguyên mức giá như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng nguồn nước sạch cũng như khả năng vận hành của hệ thống.

Đơn cử như việc nâng cao chất lượng nước, nếu theo quy chuẩn cũ là QCVN 02:2009/BYT, phạm vi thực hiện việc kiểm soát chỉ ở cơ sở cung cấp nước sạch. Với quy chuẩn mới thì phạm vi kiểm soát không chỉ ở các đơn vị cấp nước mà còn ở các khách hàng tiêu thụ nước. Do đó, nhà cung cấp phải thường xuyên vệ sinh đường ống dẫn đến chi phí tăng cao. Ngoài ra việc chuyển đổi từ sử dụng nước ngầm sang nước mặt với 4 dự án hiện đại cũng dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông tăng. Đó là chưa kể đến giá nhân công, giá nguyên liệu hay cả thuế môi trường cũng tăng lên.

Từ thực tế hiện tại, Sở Tài chính Hà Nội đã trình phương án đề nghị UBND Thành phố điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, đó là điều chỉnh giá 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng. Như vậy, với nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/ người, mỗi hộ gia đình sẽ dùng 10-16 m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm là 15.000-26.000 đồng một tháng. Tại nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/ người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000-13.000 đồng/tháng.

Tăng giá, tăng chất lượng

Trước đó, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt đến khả năng chi trả của khách hàng, theo đại diện Sở Tài chính Hà Nội, dự kiến đối với các hộ dân cư với nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức đến 10m3 thì số tiền phải chi thêm khoảng: 15.270 đồng/tháng. Đối với các nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì mức giá nước tăng khoảng 20%, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng chi phí. Theo tính toán của liên ngành, phương án điều chỉnh giá nước nếu tính đến tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung của Thành phố là 1,48%.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng chi phí nước sạch trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị chỉ chiếm 0,72% của tháng. Như vậy, mức tăng theo lộ trình cơ bản không tác động đến đời sống và khả năng chi tiêu của người dân. Đáng chú ý, giá nước sạch sinh hoạt đề xuất điều chỉnh của Hà Nội tương đương hoặc thấp hơn so với các tỉnh, thành phố đã ban hành, trong đó giá nước cho mục đích sinh hoạt 1 (của gia đình sử dụng đến 10 m3/tháng) của Hà Nội thấp hơn nhiều tỉnh, thành phố. Cụ thể, tiền phải chi trả cho 10 m3 nước đầu tiên của Hà Nội là 75.000 đồng/hộ, Bình Dương 101.500 đồng/hộ, Quảng Ninh là 81.000 đồng/hộ, Điện Biên là 80.000 đồng/hộ…

Những đòi hỏi này đã đặt bài toán điều chỉnh tăng giá nước sạch sinh hoạt cho phù hợp với thực tế. Bởi nếu không được điều chỉnh, sẽ dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô như: Không đảm bảo nguồn cung; ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới; các dự án đang vận hành không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch; không thu hút được các nhà đầu tư; không khuyến khích được người dân sử dụng nước sạch tiết kiệm…

Cũng cần nói thêm, việc tăng giá nước sạch được điều chỉnh theo lộ trình, cơ bản không tác động lớn đến khả năng chi tiêu của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Đồng thời, việc này sẽ tạo sự tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp cấp nước, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô.

Bày tỏ quan điểm về việc điều chỉnh giá nước, nhiều người dân chia sẻ, họ đồng thuận chủ trương nhưng cần đảm bảo chất lượng nguồn nước. Anh Nguyễn Minh Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 người, mỗi tháng sử dụng hết khoảng 120.000 - 150.000 đồng tiền nước. Thời gian gần đây, tôi đọc được thông tin liên quan đến điều chỉnh giá nước. Tuy nhiên, theo mức đề xuất được đưa ra, tôi thấy cũng không tăng quá nhiều. Điều quan trọng mà chúng tôi quan tâm là làm sao bảo đảm nguồn nước sạch, chất lượng tốt và đủ nước dùng”.

Đồng quan điểm, ông Ngô Văn Mượt (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi đã sử dụng nước sạch từ 2-3 năm nay. So với trước kia thì tôi thấy nước đảm bảo và tiết kiệm hơn nhiều. Bởi trước đó, khi sử dụng nước giếng khoan, nước có mùi rất tanh, có màu vàng, các hộ gia đình đều phải bơm lên, lọc qua bể cát rồi mới sử dụng. Do vậy, mặc dù không mất tiền nước nhưng mỗi tháng lại tốn thêm tiền điện. Hơn nữa, chúng tôi chỉ lo thiếu nước với nước bẩn thôi, chứ nếu tăng mỗi tháng thêm vài chục nghìn đồng thì cũng không phải vấn đề lớn”.

Trên thực tế, việc điều chỉnh giá nước sẽ giải quyết bài toán về chi phí, để các đơn vị đầu tư “mặn mà” tham gia các dự án xây dựng hệ thống cấp nước, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước sinh hoạt lâu dài. Với người dân, điều cốt lõi họ cần song hành cùng điều chỉnh giá nước là làm sao để chất lượng nguồn nước đáp ứng đủ tiêu chí đủ, sạch, chất lượng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây chính là tiền đề để thành phố Hà Nội có những điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn cung cũng như bảo đảm nâng cao chất lượng nguồn nước sạch.

Kim Tiến - Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì lần thứ II trong năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, với sự tham gia của 30 đơn vị, doanh nghiệp, tuyển sinh, tuyển dụng 2.235 chỉ tiêu.
Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, thực hành kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn.
Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

(LĐTĐ) Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao và hiện nay là 1 trong 7 quốc gia tích cực tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin lao M72.
Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì tổ chức Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 năm 2023, chào mừng 69 năm giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2023) và 69 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).
Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức cho 100 công nhân lao động trên địa bàn huyện khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

(LĐTĐ) Tết Trung thu đã cận kề, nhiều quầy bánh tuy được trang hoàng rực rỡ, bắt mắt nhưng vẫn không thể hút khách mua. Nhiều chủ cửa hàng tỏ ra ngao ngán khi được hỏi về doanh thu.
Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023

Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023

(LĐTĐ) Chiều nay (23/9), tại Trung tâm Thương mại Savico Megamall Long Biên đã diễn ra Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023.

Tin khác

Thêm kênh thu phí vệ sinh môi trường qua tài khoản định danh

Thêm kênh thu phí vệ sinh môi trường qua tài khoản định danh

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) đã từng bước chuyển đổi hình thức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường sang hình thức online, không dùng tiền mặt.
Thời tiết Hà Nội: Mưa to, cảnh báo ngập lụt nhiều tuyến phố nội thành

Thời tiết Hà Nội: Mưa to, cảnh báo ngập lụt nhiều tuyến phố nội thành

(LĐTĐ) Hiện nay, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa vừa, mưa to đến rất to. Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành có nơi ngập đến 40cm. Các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến phố ngập sẽ bị ảnh hưởng, khó khăn khi di chuyển có thể gây tắc nghẽn cục bộ.
Ngắm đàn voi tại rừng Đồng Nai tuyệt đẹp qua bẫy ảnh

Ngắm đàn voi tại rừng Đồng Nai tuyệt đẹp qua bẫy ảnh

(LĐTĐ) Qua bẫy ảnh, các chuyên gia cho biết, đàn voi rừng tại vùng rừng thuộc tỉnh Đồng Nai đã tăng lên khoảng 25 - 27 con, trong khi khoảng hơn chục năm trước. đàn voi này hao "mòn dần" chỉ còn khoảng 14 - 15 con.
Nỗ lực hồi sinh những “lá phổi xanh” trong nội đô

Nỗ lực hồi sinh những “lá phổi xanh” trong nội đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, cử tri thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề cải tạo các con sông để đảm bảo môi trường sống của người dân. Thành phố đã và đang có những giải pháp cụ thể để hồi sinh những “lá phổi xanh” giữa lòng Thủ đô.
Dự báo thời tiết ngày khai giảng năm học 2023 - 2024

Dự báo thời tiết ngày khai giảng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát tin dự báo thời tiết phục vụ dịp lễ khai giảng năm học 2023 - 2024.
Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững

Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững

(LĐTĐ) Hưởng ứng cuộc vận động tiết kiệm năng lượng, tiến tới thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời, nhằm phát huy, nâng cao vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước, sáng (30/8), Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững”.
Miền Bắc có thời tiết đẹp trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Miền Bắc có thời tiết đẹp trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Khu vực Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội thời tiết chủ đạo nắng ráo, đêm có mưa vài nơi... rất thuận lợi cho các hoạt động vui chơi ngoài trời.
TP.HCM: Đề xuất khai thác cát tại vùng biển Cần Giờ để làm dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

TP.HCM: Đề xuất khai thác cát tại vùng biển Cần Giờ để làm dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa trình Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chủ trương cho phép Công ty Cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ thực hiện khai thác cát tại khu vực vùng biển Cần Giờ đề phục vụ dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Phát triển đô thị thân thiện môi trường

Phát triển đô thị thân thiện môi trường

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội hiện quá tải về hạ tầng đô thị do gia tăng dân số, đi cùng với quá trình đô thị hóa nhanh khiến môi trường Thủ đô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này đặt ra bài toán khó cho các cấp ủy, chính quyền về phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường.
TP.HCM: Đề xuất làm dự án chống sạt lở bờ kè, bờ sông

TP.HCM: Đề xuất làm dự án chống sạt lở bờ kè, bờ sông

(LĐTĐ) Để tránh sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng và tài sản người dân, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương đầu tư dự án thực hiện phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động