Kỳ cuối: Gìn giữ những mảnh hồn quê: Giải pháp nào gắn bảo tồn với phát triển?

(LĐTĐ) Gìn giữ nét đẹp văn hóa làng không chỉ giữ lại những gì mà ông, cha ta đã dày công vun đắp mà còn có ý nghĩa trong việc giáo dục thế hệ trẻ những nét văn hóa truyền thống của quê hương, từ đó viết tiếp những câu chuyện của làng thời nông thôn mới, hội nhập và phát triển. Để bảo tồn những nét đẹp văn hóa đó, mỗi người dân cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn nét đẹp văn hóa làng quê đồng thời đòi hỏi sự am hiểu, tâm huyế́t đam mê và sự hi sinh của những người làm công tác quản lý để mỗi người dù đi đâu vẫn nhớ, vẫn tự hào về quê hương.
ky cuoi gin giu nhung manh hon que giai phap nao gan bao ton voi phat trien Gìn giữ những mảnh hồn quê: “Chóng mặt” với lối sống thời đô thị hóa (Kỳ 2)
ky cuoi gin giu nhung manh hon que giai phap nao gan bao ton voi phat trien Kỳ 1: Làng xưa, nhà cổ... trước nguy cơ không còn

Kế thừa những nét văn hóa đẹp

Trao đổi với Báo Lao động Thủ đô về sự đổi thay của các làng quê trong thời kỳ đô thị hóa, Tiến sĩ văn hóa Nguyễn Thị Hồng, Trưởng khoa Văn hóa học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định từ những thay đổi kiến trúc làng quê, nếp nhà cổ được thay thế bởi nhà cao tầng khang trang đến lối sống chân chất của hồn quê đang dần biến đổi cho thấy văn hóa làng quê của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng giữa xưa và nay khác nhau rất nhiều.

ky cuoi gin giu nhung manh hon que giai phap nao gan bao ton voi phat trien
Lễ hội làng Bình Đà (huyện Thanh Oai), nơi giữ những giá trị truyền thống tưởng nhớ công ơn của Quốc tổ Lạc Long Quân.

Có những thứ từng phù hợp nhưng đến nay không phù hợp nữa, có những thứ xưa kia là mỹ tục nay trở thành hủ tục. Đặc biệt, nếp sống ngày nay cũng thay đổi, lối sống của người Việt xưa là lối sống duy tình nay bổ sung thêm duy lý, chất lượng sống được nâng lên rất rõ. Khi giá trị sống, nếp sống, chất lượng sống thay đổi có ý nghĩa rất lớn, tạo nên xung lực để giải phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, khơi dậy nguồn năng lượng trong đời sống văn hóa dân tộc để cho mỗi con người vừa là chủ thể tạo ra những giá trị mới vừa là khách thể tận hưởng giá trị đó, để cho người dân xây dựng văn hóa mới.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện những tiêu cực, sự biến đổi quá nhanh khiến chúng ta chưa kịp định hình để xây dựng những chuẩn mực của giá trị mới. Đây là điều khó, cái cũ chúng ta có thể thay đổi nhưng cái mới chúng ta chưa đủ thời gian, chưa đủ độ chín, chưa đủ độ kết tinh, lắng sâu để xác định được, dẫn tới trường hợp ngay trong văn hóa lối sống người ta không phân biệt được cái gì là tốt, cái gì là xấu. Cá nhân trỗi dậy quá mạnh làm cho tính cộng đồng mất đi và bị tổn thương. Khi đô thị hóa kéo về vùng nông thôn, thế hệ trẻ quá chú trọng vào thể hiện cá tính làm xuất hiện những thành phần bất hảo dễ dẫn đến suy thoái đạo đức.

Chia sẻ về sự khác nhau giữa văn hóa, nếp sống làng quê xưa và nay, Tiến sĩ văn hoá Nguyễn Thị Hồng, Trưởng khoa Văn hóa học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết: “Trong những điều biến đổi chung theo xu thế tất yếu khách quan đó có sự biến đổi của Hà Nội. Hà Nội biến đổi kinh khủng và quá nhanh nên chịu một áp lực rất lớn. Các vùng ngoại thành thay da đổi thịt hàng ngày, biểu hiện nhìn rõ nhất là các trung tâm công nghiệp, các khu đô thị ngày càng mở rộng.

ky cuoi gin giu nhung manh hon que giai phap nao gan bao ton voi phat trien

Kéo theo đó là quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đến những hệ lụy khôn lường, bề ngoài nhìn thấy khang trang nhưng phía bên trong, những giá trị truyền thống đang mất một cách quá nhanh nên không ổn định. Những cư dân của đô thị lại không quen với văn hóa lối sống đô thị, họ vứt rác bừa bãi, vẽ bậy, cạnh tranh lẫn nhau… từ đó hàng xóm trở thành xích mích. Quá trình đô thị hóa đang làm cho lối sống của người Hà Nội xuất hiện những vấn đề chúng ta phải đối mặt. Tuy nhiên đối mặt không phải để ngăn chặn bởi đó là quy luật tất yếu khách quan mà chúng ta phải đối mặt để phân định cho minh bạch, rõ ràng để cái gì tốt chúng ta kế thừa, cái gì không tốt chúng ta loại bỏ, cái gì làm được thì chúng ta có thể tuyên truyền nhân rộng”.

Để bảo tồn cần những giải pháp mềm mại

Có thể khẳng định các nếp sống, văn hóa ở làng quê có giá trị rất lớn. Ngày xưa các cụ thường có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là tạo nên tinh thần đoàn kết tối lửa tắt đèn có nhau, đó là điều đặc trưng của văn hóa ở làng quê, thế nhưng bây giờ vấn đề tình làng nghĩa xóm đang nhạt nhòa đi rất nhiều. “Bây giờ nhiều người nói đó là sự bắt buộc của thời đại công nghệ 4.0, những khái niệm đó đúng với khoa học kĩ thuật. Theo tôi đừng rẻ rúng trái tim con người bằng cách lập trình cho cả trái tim.

Ngày xưa chỉ cần một cánh bướm trắng thôi cũng đủ tạo nên một giấc mộng đẹp để kết nối, để giao duyên, hình thành một nếp sống, văn hóa làng quê hết sức phong phú, hữu tình hợp ý, đó là đặc trưng của nét văn hóa lúa nước đồng bằng Bắc Bộ”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Khi phương thức sản xuất thay đổi, quan hệ sản xuất thay đổi, cách thức làm nghề thủ công của những bậc cao niên trong các làng nghề cũng khác. Với hàng thủ công, trước đây nghệ nhân khi làm gửi gắm vào đó là khát vọng, sự trân trọng, chẳng hạn như với nghề thêu, nghệ nhân không chỉ thêu bằng chỉ, bằng màu mà thậm chí là bằng máu, bằng cả nhiệt huyết đam mê, đó là tinh hoa của nghề truyền thống, đậm nét văn hóa góp phần khẳng định những giá trị truyền thống dân tộc. Bây giờ tất cả đều là máy móc công nghiệp, do đó nguy cơ rất lớn là làng nghề sẽ mất đi thương hiệu, mất đi bản sắc.

“Cái gì mất đi cũng là sự nuối tiếc, nhất lại là văn hóa mất đi, bởi đã mất đi thì không thể lấy lại được. Giữa việc cuốn trôi theo sự hiện đại và đứng lại để níu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tạo nên một nghịch cảnh. Nếu dừng lại là tự đào thải, nếu không chậm một chút chúng ta sẽ bỏ rơi các giá trị, sống nhanh là tốt bởi có thể tận dụng được thời gian nhưng chỉ có sống chậm mới hiểu hết và lưu giữ được những giá trị truyền thống. Vì thế những làng cổ Hà Nội đang dần mất đi giá trị do bộ mặt, cấu trúc, tổ chức làng đến nay lỏng lẻo hoặc không còn nữa”, Tiến sĩ Hồng trăn trở.

Trước những trăn trở đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng cho biết để lưu giữ những nét văn hóa đẹp ở làng quê, nhiệm vụ là những người của thế hệ trước cần trao truyền những kí ức biểu tượng đặc trưng củ̉a làng quê để những thế hệ sau nhớ rằ̀ng cha ông ta đã có thời kỳ lịch sử như thế. Tức là không phải giữ nguyên nó mà biến nó thành một biểu tượng giá trị tinh thần như một thông điệp của lịch sử để kết nối với tương lai. Đối với các làng nghề, nghệ nhân chế tác ngoà̀i việc chế tác theo nhu cầu còn phải biết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo tồn văn hóa.

“Giá trị là truyền thống mà truyền thống phải tiếp nối đến hiện tại và tương lai, chứ không thể đứt đoạn được. Biện pháp lớn nhất là phải giáo dục nhưng làm thế nào để giáo dục mới là điều quan trọng, phải có những người tâm huyết, đam mê, phải sử dụng hiệu quả nhất phương tiện báo chí truyền thông. Trong đời sống văn hóa, không phải lúc nào cũng đúng và sai mà có một phạm trù mềm nhưng rất hiệu quả trong quản lý văn hóa đó là nên hay không nên.

Văn hóa của chúng ta nếu nói phải thế này thì sẽ chống đối, nhưng nếu nói nên thế này sẽ toàn tâm toàn ý, nếu chúng ta thực sự muốn nông thôn được hiện đại, chúng ta phải hiểu biết về nó thực sự sâu xa, nông thôn là thế nào, người nông dân là thế nào… cần hiểu đến tận cùng ngọn nguồn. Do đó đòi hỏi sự am hiểu, sự tâm huyết đam mê và sự hi sinh của những người làm công tác quản lý, đó là những giải pháp mềm mại của bài toán bảo tồn và phát triển”, Tiến sĩ Hồng khẳng định.

N.Hoa – P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(LĐTĐ) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.

Tin khác

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Xem thêm
Phiên bản di động