Kỳ 4: Cẩn thận kẻo bình nóng lạnh thành “bom” trong nhà tắm
Kỳ 3: Tủ lạnh cũng có thể phát nổ | |
Kỳ 2: Ẩn họa cháy, nổ do điện | |
Kỳ 1: Hiểm họa chết người khi điều hòa phát nổ |
Những tai nạn đau lòng từ sự cố bình nóng lạnh
Mặc dù khi bán ra thị trường, nhà sản xuất đã chú trọng trang bị đầy đủ hệ thống an toàn nhưng trong quá trình lắp đặt hoặc sau một thời gian dài sử dụng thì những chiếc bình nóng lạnh đều có nguy cơ phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Đặc biệt, khi chúng ta đang tắm.
Trên một trang fanpage, một nhân vật tên Thanh Trung đã đăng tải một loạt hình ảnh kèm video mô tả chiếc bình nóng lạnh phát nổ trong lúc đang bật đã nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Theo những hình ảnh mà anh Trung đưa lên, chiếc bình nóng lạnh đã bị biến dạng, phần mặt ngoài thì cháy xém, một số bộ phận còn bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Ngoài ra, toàn bộ phòng tắm từ trần nhà, tường và nền đá hoa đều đã bị nhuốm màu đen. Thậm chí, nắp bồn cầu còn bị bật tung xuống đất.
Chiếc bình nóng lạnh bị cháy đen đã được anh Trung chụp lại. |
Chia sẻ với cộng đồng mạng về thời điểm xảy ra vụ nổ, anh Trung cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 16h ngày 3/1/2017. Khi đó anh Trung chuẩn bị tắm cho cậu con trai nhỏ, nên anh có bật bình nóng lạnh và ra ngoài đợi.
Khoảng 10 phút sau, anh bất ngờ nghe thấy tiếng roẹt roẹt và tiếng nổ tí tách phát ra từ nhà tắm. Ngay sau đó, chiếc bình nóng lạnh phát nổ kèm theo một tiếng động mạnh và bốc cháy ngùn ngụt.
Theo anh Trung, chiếc bình nóng lạnh của gia đình được lắp trên tầng 3, đã sử dụng nhiều năm mà chưa tiến hành bảo dưỡng. Sau khi gọi thợ đến sửa, anh Trung được giải thích là do hệ thống tự ngắt (rơ –le) của bình nóng lạnh quá tải nên phát nổ. Rất may khi xảy ra sự việc không có người ở bên trong nếu không không biết chuyện gì xảy ra.
Một gia đình khác cũng bị nổ bình nóng lạnh nhưng không gặp may mắn như gia đình anh Trung. Đó là một gia đình ở tỉnh Nghệ An. Theo thông tin trên báo chí, vào khoảng 19h ngày 28/11/2016, em C.X.M. (13 tuổi, trú tại thị trấn Tân Kỳ) mở nước nóng để tắm. Một lúc sau, thấy con gái mãi không ra nên người mẹ mới mở cửa vào kiểm tra. Tại đây, người mẹ phát hiện em M. nằm bất tỉnh trên nền nhà tắm, kiểm tra thì nạn nhân đã tử vong.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do bình nóng lạnh bị rò điện khiến em M. trong lúc tắm bị điện giật rồi tử vong ngay sau đó.
Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở Vũng Tàu, ngày 14/4/2016, chị Phạm Thị Bích N. (24 tuổi, ngụ phường 5, TP Vũng Tàu) đang cầm vòi hoa sen trong phòng tắm thì bị điện rò rỉ từ bình nước nóng đang mở giật bất tỉnh.
Nghe tiếng động mạnh, anh Nguyễn Xuân P. (34 tuổi, chồng chị N.) đập cửa chạy vào xem cũng bị nước nhiễm điện dưới sàn giật té ngã. Bà Chung là mẹ của anh Phước lao vào cứu vợ chồng con trai cũng bị điện giật.
Ít phút sau chị N. tỉnh lại kêu cứu. Bố chồng chị đang nằm ngủ ở phòng ngoài liền ngắt cầu dao điện, đưa cả ba đi cấp cứu. Tuy nhiên bà Chung và anh Phước đã tử vong.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, sau khi bật nước nóng và chờ đủ thời gian làm nóng thì nên ngắt hẳn nguồn điện rồi mới bắt đầu dùng nước.
Hãy cẩn thận khi dùng bình nóng lạnh để không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Ảnh: FL |
Nhiều gia đình thường có thói quen cắm bình nước nóng 24/24 và để bình tự đóng, ngắt theo rơ-le tự động. Việc này sẽ khiến các bộ phận của bình nhanh bị hỏng do hoạt động quá tải, dễ gây hở điện.
Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên bảo trì và kiểm tra bằng bút thử điện xem bình có rò rỉ hay không và thay mới nếu cần. Nếu phát hiện người bị giật, không nên lao vào cứu mà cần nhanh chóng ngắt cầu dao điện, sau đó đưa người bị giật ra khỏi vùng nước nhiễm điện và sơ cứu.
Nguyên nhân khiến bình nóng lạnh phát nổ
Hầu như các bình nóng lạnh mới sử dụng được trang bị đầy đủ các hệ thống an toàn từ nhà sản xuất. Nhưng trong quá trình lắp đặt hay sau một thời gian sử dụng, những chiếc bình nóng lạnh đều có nguy cơ rò rỉ điện, thậm chí phát nổ nếu không được phát hiện kịp thời và sử dụng đúng cách.
Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh sử dụng điện có cấu tạo giống chiếc ấm đun nước bằng điện với kích thước lớn hơn và trang bị thêm nhiều thiết bị để có thể vận hành và bảo vệ tự động.
Cấu tạo của một bình nước nóng bao gồm 3 bộ phận: thanh đun, rơ-le, bình chứa nước. Trong đó, bình chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, có thể chịu được áp suất cao và áp lực lớn của cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra.
Bộ phận rơ-le điều chỉnh nhiệt độ nước có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu của người dùng. Rơ-le này có khả năng đóng/mở để ngắt hoặc đun nước theo nhiệt độ được cài đặt.
Các bộ phận an toàn của bình nóng lạnh điện gồm: van một chiều và van an toàn để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn này dùng để xả hơi và nước trong bình khi rơ-le nhiệt độ bị hỏng khiến thanh đun nước vẫn hoạt động liên tục gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.
Hiện tượng bình nóng lạnh phát nổ có thể do bộ cảm biến điều khiển nhiệt độ, rơ-le nhiệt và van an toàn đóng chặt do lâu ngày bụi bẩn bám. Bình thường khi nhiệt độ trong bình đạt đến 80 độ C thì rơ-le nhiệt sẽ tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt. Tuy nhiên, vì do hỏng bộ cảm biến và điều khiển nhiệt độ nên nước cứ thế tiếp tục sôi hơn 80 độ C và sinh ra nhiều hơi làm áp suất tăng lên.
Chỉ sau khoảng 20 phút là bình phát nổ vì quá giới hạn chịu lực của vỏ bình nếu không được phát hiện kịp thời. Đồng thời, gây ra những sự cố chết người không thể lường trước được.
Nguyên tắc sử dụng bình nóng lạnh để tránh bị điện giật trong khi tắm và bình tự phát nổ khi đang vận hành. - Tắt máy nóng lạnh trước khi tắm. - Nên bật máy trước 5 – 10 phút, không nên bật máy liên tục 24/7, điều này gây tốn điện, khiến máy nhanh giảm tuổi thọ và dễ bị rò rỉ điện. - Không tiếc máy đã cũ, cần thay mới. - Không bỏ qua dây tiếp đất giúp triệt tiêu dòng điện khi lắp đặt máy nóng lạnh. - Bảo trì định kì máy nóng lạnh và dây dẫn để phát hiện kịp thời các hư hỏng gây ra rò rỉ. - Nên lắp thêm thiết bị chống giật để nguồn điện tự ngắt khi có dấu hiệu bị giật. - Đầu tư mua loại máy nóng lạnh tốt, thương hiệu uy tín và đảm bảo chất lượng. - Vệ sinh bình nóng lạnh mỗi tháng một lần nhằm hạn chế sự gỉ sét, ăn mòn dẫn đến rò rỉ. - Dùng bút thử điện kiểm tra thường xuyên để phát hiện các mối hở. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Tin khác
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 16:24
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 07:37
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22