Kỳ 3: Mệnh lệnh từ trái tim
Kỳ 2: Đi đầu ủng hộ vật chất cho cuộc chiến chống đại dịch Cộng đồng doanh nhân đồng hành cùng Chính phủ và các tỉnh, thành đẩy lùi đại dịch |
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc gặp mặt các doanh nhân để ghi nhận, biểu dương những đóng góp, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng doanh nhân và khẳng định tiếp tục chia sẻ, đồng hành với đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Dự cuộc gặp mặt có 72 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế.
Phát biểu mở đầu cuộc gặp, nhân ngày truyền thống của đội ngũ doanh nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, bày tỏ mong muốn đội ngũ các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục lớn mạnh, trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự động viên, tin tưởng của các doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng, Nhà nước, Chính phủ. (Ảnh: VGP) |
Sau khi lắng nghe các ý kiến tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự động viên, tin tưởng của các doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng, Nhà nước, Chính phủ. “Trước điều này, chúng tôi càng thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của mình nhiều hơn với đất nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể. Doanh nghiệp là trung tâm thì mọi chính sách hướng tới doanh nghiệp; doanh nghiệp là chủ thể thì doanh nghiệp đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ thực hiện các chính sách, phát hiện các vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong chính sách để cùng chung tay tháo gỡ trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa các chủ thể nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng phát biểu.
Các ý kiến tại cuộc gặp mặt thống nhất nhìn nhận khó khăn hiện nay rất nhiều, chúng ta không lường hết được những diễn biến bất ngờ khi đại dịch xảy ra. “Chúng tôi rất thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp, càng trân trọng những đóng góp của người dân và doanh nghiệp bao nhiêu thì càng thấy trách nhiệm của mình”, Thủ tướng chia sẻ.
Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi sự đồng lòng, chung sức, quyết tâm, phát huy tài sản vô giá của dân tộc ta là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, dứt khoát phải vượt qua khó khăn, thách thức, lấy khó khăn, thách thức làm động lực phấn đấu, vươn lên, mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Đó là điều mong muốn nhất mà tất cả chúng ta hướng tới, cũng là chủ trương lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta.
Quốc hội và Chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu, căn cứ điều kiện và tình hình cụ thể để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất trong thời gian tới là kiểm soát được dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các bộ ngành đang cụ thể hóa Nghị quyết này nhằm thực hiện lộ trình từng bước mở cửa an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Chính phủ sẽ sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung hỗ trợ khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải thông suốt, tránh ách tắc, cục bộ. Thủ tướng đề nghị người dân và doanh nghiệp chia sẻ với các địa phương trong việc triển khai các giải pháp, “cũng muốn bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng làm thiếu thống nhất, gây ách tắc, gây bức xúc cho người dân”. Quá trình mở cửa trở lại, phục hồi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phải bảo đảm lộ trình an toàn, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, có bước đi thận trọng, càng khó khăn, phức tạp càng phải tỉnh táo, cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng. Quá trình này phải có sự chung tay của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, đất đai, hạ tầng, nhân lực, tiết giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh. Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tăng cường nguồn lực và khả năng hoạt động, năng lực ứng phó của các cấp, nhất là hệ thống y tế. Nghiên cứu thử nghiệm một số chính sách về du lịch, thương mại và dịch vụ, từng bước mở cửa du lịch an toàn. Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước tiên tiến, áp dụng hộ chiếu vắc xin để đón chuyên gia và du khách, bảo đảm an toàn.
Doanh nhân Nguyễn Khánh Toàn - Giám đốc NWS Corp: Doanh nghiệp đồng lòng “thi đua” đóng góp sức mình vào công cuộc chống dịch chung của cả nước Trong đại dịch Covid-19 tồn tại 2 cuộc chiến, đó là cuộc chiến vì sinh mệnh của con người và cuộc chiến bảo vệ sinh kế của người lao động. Doanh nhân không chỉ là chiến sĩ đi đầu trong cuộc chiến bảo vệ sinh kế cho người lao động, xứng danh “lính thời bình” trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, mà doanh nhân còn là những “mạnh thường quân” giúp cho lực lượng “hậu phương” ngày càng trở nên vững chắc. Nhìn vào những đóng góp của doanh nghiệp, mà đứng đầu là các doanh nhân trong hai năm trường kỳ chống dịch vừa qua cho thấy, lực lượng doanh nghiệp đã trở thành cánh tay chủ lực của Chính phủ, Nhà nước trong việc đảm bảo quân nhu cho “tiền tuyến”. Nếu như các doanh nhân lớn, lãnh đạo các tập đoàn lớn đã bỏ ra hàng nghìn, hàng trăm tỷ đồng để thực hiện các chiến dịch y tế, giúp người dân có hàng triệu liều vắc xin tiêm phòng dịch, thì những doanh nhân nhỏ, doanh nghiệp nhỏ hơn lại sẵn sàng hy sinh lợi nhuận của mình để ủng hộ những chiến dịch địa phương, chung sức đồng lòng “thi đua” đóng góp sức mình vào công cuộc chống dịch chung của cả nước. Giống như trong cuộc kháng chiến chống thực dân của dân tộc, “ai có có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, thì nay, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, nếu không có tiền thì họ quyên góp những thứ mình có. Doanh nghiệp y tế thì góp thiết bị y tế, doanh nghiệp về gạo thì góp gạo, doanh nghiệp có rau thì góp rau… tạo nên một lực lượng hậu cần khổng lồ, giúp Việt Nam nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. |
Bà Nguyễn Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): Ngày càng nâng cao trách nhiệm với cộng đồng Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội của địa phương, nhất là đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào Quỹ Vì người nghèo, Quỹ An sinh xã hội, Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, Quỹ cứu trợ thiên tai và hỗ trợ xây dựng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa cho hộ gia đình nghèo, khó khăn về nhà ở; qua đó, cùng với Chính phủ, Nhà nước và đoàn thể các cấp, các địa phương kịp thời hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn trong đời sống của Nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh trong đại dịch. Nói đến các tổ chức xã hội, không thể không nhắc đến các “mạnh thường quân” mà trong đó phần lớn là doanh nhân, người làm chủ các doanh nghiệp lớn nhỏ. Doanh nhân được xem là “rường cột” của nền kinh tế, dù cũng lâm cảnh khó khăn chồng chất khó khăn nhưng họ vẫn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, thích ứng một cách linh hoạt đồng lòng cùng chính quyền, các đoàn thể xã hội vượt qua đại dịch. Dù khó khăn vậy, doanh nghiệp, doanh nhân vẫn chung tay góp công, góp sức gây quỹ từ thiện, quỹ vắc xin, đồng hành cùng người dân và chính quyền đẩy lùi dịch Covid-19. Trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, tôi mong rằng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân của Thủ đô và cả nước tiếp tục vững vàng vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi tham gia các phong trào tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo; phát triển, nâng cao tình nhân ái, phục vụ đời sống, sức khoẻ nhân dân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22