Câu chuyện phố cổ Hà Nội:

Kỳ 3: Giảm thiểu tác động để bảo tồn

(LĐTĐ) Sự kết hợp hài hòa, sinh động của tổng thể kiến trúc và sự tiện lợi trong cuộc sống hằng ngày của phố cổ đã mang đến nhiều ngạc nhiên thú vị cho du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để bảo tồn phố cổ, cần có những biện pháp “mạnh” để giảm thiểu sự tác động và khai thác bền vững các tiềm năng.
Kỳ 2: Phố cổ trong "cơn bão" dịch Câu chuyện phố cổ Hà Nội
Kỳ 3: Giảm thiểu tác động để bảo tồn
Để bảo tồn phố cổ, cần có những biện pháp “mạnh” để giảm thiểu sự tác động và khai thác bền vững các tiềm năng (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19).

Nỗi niềm phố cổ

Một trong những thách thức lớn nhất trong bảo tồn khu phố cổ Hà Nội là việc đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về vật chất cũng như văn hóa, tinh thần của xã hội. Sự biến đổi nhanh chóng và đáng lo ngại của các công trình di tích trên các tuyến phố trung tâm sẽ ngày càng khó kiểm soát. Do vậy, từ nhiều năm nay, phương án giãn dân phố cổ đã được thành phố Hà Nội cũng như quận Hoàn Kiếm quan tâm.

Giãn dân phố cổ vốn là câu chuyện đã được nhắc đến từ 20 năm trước, thế nhưng sau nhiều năm, vấn đề này vẫn chưa nhận được sự đồng tình của người dân. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện nay mới có khoảng 100 hộ dân di dời khỏi khu phố cổ.

Ông Nguyễn Đình Hải (63 tuổi), người dân đang sinh sống trong một căn nhà cũ có tuổi thọ khoảng 100 năm tại số 35 Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) cho biết, trong nhiều năm qua, 6 hộ gia đình đã sinh sống nhiều thế hệ tại đây. Tuy nhiên, do cấu trúc là nhà ống với tổng diện tích khoảng 60m2 kéo sâu vào trong và bề ngang khoảng 2m được chia nhỏ nên mỗi căn nhà ở đây chỉ vỏn vẹn gần 10m2. Riêng gia đình ông Hải, với diện tích chỉ chừng 9m2 nhưng có tới 7 người, 3 thế hệ cùng chung sống.

Kỳ 3: Giảm thiểu tác động để bảo tồn
Trong nhiều năm qua, 6 hộ gia đình nhà ông Nguyễn Đình Hải đã sinh sống nhiều thế hệ tại số 35 Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm).

Đối với mỗi người, ngôi nhà là nơi riêng tư và thoải mái nhất nhưng với gia đình ông Hải đó là điều quá xa xỉ. Bởi, căn nhà của gia đình ông ở đầu nên trở thành lối đi chung của các hộ còn lại, mọi sinh hoạt riêng đều công khai. Do nhà cũng là lối đi chung, nên mọi thứ đồ đạc cho sinh hoạt đều ở mức tối giản nhất có thể. Cái gì cũng nhỏ nhắn, cũ rích và rất tạm bợ. Trong nhà vật dụng lớn nhất có lẽ là chiếc giường nhưng nó cũng nhỏ xinh để phù hợp với diện tích căn nhà.

Chật chội, bí bách là điều mà tất cả những thành viên trong gia đình ông Hải cũng như cả 6 hộ trong cái ngõ này thấy rõ, nhưng cũng giống như gia đình ông Hải mọi người chưa có ý định chuyển đi nơi khác sinh sống vì rất nhiều lý do. Vì ông được sinh ra lớn lên ở đây, mọi thứ đã trở nên quen thuộc với ông, nhưng lý do lớn nhất chính là bởi ở đây ông còn có đồng ra đồng vào nhờ buôn bán vặt.

Trên thực tế, không chỉ có mình gia đình ông Hải mà rất nhiều hộ gia đình ở phố cổ hiện nay cũng phải sống trong cảnh chật hẹp như trên. Anh Phạm Đức Bách (sinh năm 1980, trú tại số 74 phố Hàng Khoai, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là chủ một quán phở lâu năm trong khu phố cổ. Anh Bách thừa nhận, hầu hết các căn nhà trong phố Hàng Khoai đã quá mức xập xệ và chật hẹp với cuộc sống của một hộ gia đình. Nhưng bởi nhiều lý do, gia đình anh Bách gồm 4 nhân khẩu vẫn cố gắng bám trụ dù điều kiện sống vô cùng khó khăn và sinh hoạt chỉ bó hẹp trong diện tích khoảng 10m2.

“Nhiều người hỏi tôi vì sao không chuyển đến một căn nhà rộng rãi hơn, nhưng nếu chuyển đi, tôi cũng không biết tương lai sẽ phải là gì để kiếm tiền nuôi gia đình”, anh Bách băn khoăn. Gia đình anh Bách là điển hình của một hộ dân sinh sống dựa vào việc buôn bán tại khu phố cổ Hà Nội. Mỗi tháng, quán phở của anh Bách thu về từ 20 triệu đồng tiền lợi nhuận mà không phải trang trải các phụ phí như thuê mặt bằng, thuê nhân công.

Cần có những bước tiến đột phá

Được biết, đề án giãn dân phố cổ đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đặt ra từ năm 1998 với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Dù vậy, đến tháng 1/2013, đề án giãn dân phố cổ mới chính thức được phê duyệt. Theo đề án này, mật độ dân cư phố cổ sẽ được giảm từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Khu vực phố cổ nằm tại quận Hoàn Kiếm sẽ phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Kỳ 3: Giảm thiểu tác động để bảo tồn
Việc giãn dân là một trong những vấn đề cấp bách nhằm bảo tồn phố cổ Hà Nội (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19).

Đề án giãn dân phố cổ được thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ quý IV/2013 và hoàn thành vào quý IV/2016 sẽ thực hiện di dời khoảng 1.153 hộ dân. Để thực hiện kế hoạch này năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận cho quận Hoàn Kiếm triển khai xây dựng khu đô thị giãn dân phố cổ tại phường Việt Hưng, quận Long Biên. Giai đoạn 2 dự kiến sẽ bố trí khoảng 30ha để di dời 5.020 hộ dân sau khi dự án giai đoạn 1 kết thúc. Việc thực hiện đề án giãn dân phố cổ dự kiến kết thúc vào năm 2020.

Năm 2019, thành phố Hà Nội đã giao quận Hoàn Kiếm phối hợp với các bên liên quan lựa chọn nhà đầu tư, hoàn thiện thủ tục để triển khai dự án xây dựng nhà ở giãn dân phố cổ, dự kiến thực hiện trong quý IV/2019. Theo đó, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và Ban quản lý phố cổ đã rà soát, phân loại các trường hợp giãn dân nhằm lấy cơ sở xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ, bồi thường với các trường hợp nằm trong diện giải phóng mặt bằng bắt buộc. Các phường được rà soát là: Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông và Lý Thái Tổ. Tuy nhiên, đến nay, đề án giãn dân phố cổ đã không thể về đích đúng thời hạn.

Mới đây nhất, tháng 3/2021, thành phố Hà Nội đã công bố 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị: H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4, tỉ lệ 1/2.000 tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng; với yêu cầu chính là kiểm soát dân số tại 4 quận, các đồ án nhằm mục tiêu giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 dân; đồng thời cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Với động thái này, một lần nữa vấn đề giãn dân phố cổ lại được cơ quan chức năng đặt ra. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030 và tối đa đến năm 2050, dân số khu phố cổ là khoảng 45.000 người.

Kỳ 3: Giảm thiểu tác động để bảo tồn
Để giãn dân ở phố cổ cần sự đồng thuận từ nhân dân và nỗ lực mạnh mẽ của các cấp chính quyền (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, quận đang đưa ra nhiều phương án để triển khai thực hiện. Theo đó, với dự án khu nhà ở giãn dân tại Khu đô thị Việt Hưng, quận đang lập quy hoạch chi tiết, trình thành phố sớm phê duyệt. Mặt khác, quận cũng đang trình thành phố phê duyệt cơ chế đầu tư xây dựng các khu nhà này, tiến hành song song dự án giãn dân...

Trao đổi về đề án giãn dân phố cổ, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam chỉ ra những nguyên nhân khiến người dân không mặn mà rời khỏi nội đô: “Thứ nhất là do các vấn đề thủ tục, pháp lý. Thứ hai là vướng mắc trong cải tạo, xây dựng các khu chung cư mới cùng các nhà chung cư trong nội đô. Cuối cùng là chưa tạo điều kiện thuận lợi, mức giá ưu đãi cho người di dời ra khỏi khu vực này”.

Chuyên gia cũng cho rằng, để bài toán giãn dân phố cổ, sau hơn 20 năm chờ đợi có được lời giải thỏa đáng cần sự đồng thuận từ nhân dân và nỗ lực mạnh mẽ của các cấp chính quyền.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Kiến trúc sư Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng: Muốn bảo vệ kiến trúc phố cổ một cách tốt nhất thì vai trò của người dân sống trong khu phố cổ là hết sức quan trọng. Việc tuyên truyền bảo vệ các giá trị văn hóa phố cổ, đặc biệt là kiến trúc của khu phố cổ cho người dân là rất cần thiết. Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống thì không gì tốt bằng việc gắn quyền lợi về kinh tế và quyền lợi xã hội của chính họ với công việc bảo vệ.

Kim Tiến

(Kỳ cuối: Để người dân phố cổ vun đắp cho di sản)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân đang tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4) với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn; “Tặng sách hay - mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình "Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 13/5 sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó, có nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
Xem thêm
Phiên bản di động