Bảo tồn và phát triển không gian công cộng trong lòng đô thị:

Kỳ 2: Những mô hình sáng tạo độc đáo

(LĐTĐ) Nhận thấy tầm quan trọng của không gian công cộng, chính quyền tại một số địa phương ở Thủ đô đã phối hợp với cộng đồng dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp xã hội tạo dựng nên chúng. Mỗi một không gian đều có nét độc đáo riêng khi được xây dựng từ các sân tập thể, trên khu đất trống, thậm chí là bãi rác bỏ hoang…
Kỳ 1: Đã thiếu còn bị chiếm dụng

Tạo dựng sân chơi và vườn cộng đồng

Hiện nay, không chỉ người dân và trẻ em thành phố thiếu những sân chơi công cộng mà ở nông thôn cũng vậy. Vì thế, sự xuất hiện của sân chơi cộng đồng tại tổ 46, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh là một tin vui với người dân và trẻ em nơi đây. Dự án được Viện Goethe hỗ trợ để xây dựng sân chơi và vườn cộng đồng ở tổ 46, thị trấn Đông Anh. Dự án có sự tham gia của các tổ chức ở địa phương, trẻ em và Hội Phụ nữ huyện.

Ban đầu, khu vực làm sân chơi này dự kiến sử dụng cho việc trồng cây bóng mát. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ ý tưởng, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư sẵn sàng ủng hộ và cho phép sử dụng khu đất này để xây dựng sân chơi và vườn cộng đồng.

Với sự điều phối của Hội Phụ nữ, dự án đã tổ chức buổi hội thảo cùng thiết kế không gian công cộng với cộng đồng bao gồm các nhóm đa dạng: Chính quyền địa phương, phụ nữ, người già, trẻ em… Đây là hoạt động quan trọng nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho việc thiết kế một không gian công cộng hoà nhập, thân thiện với mọi người.

Kỳ 2: Những mô hình sáng tạo độc đáo
Người dân cùng tham gia làm sân chơi cho trẻ em và vườn cộng đồng ở tổ 46, thị trấn Đông Anh.

Sân chơi được các chuyên gia sử dụng lốp xe tái chế, gạch sinh thái để làm thành bập bênh, xích đu, khu cầu trượt cho trẻ em. Với việc sử dụng các nguyên vật liệu tái chế vừa có thể tiết kiệm chi phí, vẫn đạt hiệu quả mà còn truyền đi thông điệp về bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư. Người dân cũng được khuyến khích tham gia các công việc làm sân chơi, từ việc tìm vật liệu và kết thành các trò chơi, đến quản lý sân chơi.

Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai và xây dựng, với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo huyện Đông Anh, thị trấn Đông Anh cùng với sự tham gia của cộng đồng, tổ 46 đã có một sân chơi rất sáng tạo dành cho trẻ em. Từ khi đi vào hoạt động, sân chơi không chỉ là điểm đến quen thuộc của trẻ em với các trò chơi mới mẻ và thú vị, còn người dân cũng có thể dạo mát, chăm sóc vườn cộng đồng trong những lúc rảnh rỗi.

Để bảo vệ không gian công cộng, cộng đồng đã cùng nhau thành lập Ban quản lý và phân công nhiệm vụ chăm sóc, dọn dẹp và kiểm tra sự an toàn của sân chơi. Ở không gian công cộng này, các ông, các bố sẽ là người chịu trách nhiệm sửa chữa một số vấn đề nhỏ trong sân chơi còn ở với khu vườn cộng đồng sẽ có sự hỗ trợ của các bà, các mẹ để trồng các loại rau gia vị và vườn thuốc nam để mọi người có thể sử dụng trong gia đình.

Sân chơi này vắng bóng người khi Thủ đô thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngay khi Thành phố “nới lỏng”, các bạn nhỏ đã quay trở lại sân chơi và các bà các mẹ cũng đã có những hoạt động tại sân chơi của mình.

Cô Đỗ Thị Sừ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 46 cho biết: “Kể từ khi tiếp nhận sân chơi và vườn cộng đồng về tổ 46 thì người dân chúng tôi rất phấn khởi, nhất là các cháu. Trước đây chưa có sân chơi, các cháu phải lang thang chơi mọi chỗ, mọi nơi không an toàn. Từ khi có sân chơi, các cháu rất thích thú và vui mừng. Ban quản lý chúng tôi mở cửa sân chơi từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối. Tuy nhiên sân vẫn hơi chật vì lượng cháu nhỏ ở đây rất đông. Để đảm bảo giãn cách, các cháu vẫn chờ đợi nhau để được vào chơi. Từ khi sân chơi bước vào hoạt động, tổ dân phố cũng như Hội Phụ nữ rất quan tâm đến không gian này, thường xuyên dọn vệ sinh và chăm sóc khu vườn cộng đồng. Hàng ngày chị em phụ nữ chăm bón cây xanh, làm cỏ, vun tưới cho cây. Bà con rất phấn khởi và vui vẻ”.

Khi nghệ thuật tô điểm không gian công cộng

Dự án Nghệ thuật công cộng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) cũng là ví dụ điển hình cho những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc tạo dựng thành công một không gian công cộng. Dự án được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khởi xướng và đã hoàn tất vào năm ngoái. Chỉ trong chưa đầy 2 tháng thi công, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn và các nghệ sĩ đã cải biến khu vực ven sông Hồng vốn được coi là mặt sau của Thành phố trở thành một điểm nhấn nghệ thuật thu hút cộng đồng, các bạn trẻ và khách nước ngoài đến tham quan, chụp ảnh.

Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Giám tuyển Dự án nghệ thuật công cộng trên khu vực phường Phúc Tân cho biết, tiếp theo sự thành công bước đầu của dự án nghệ thuật công cộng trên phố Phùng Hưng, nhằm mang lại không gian văn hoá giải trí mới cho cộng đồng, dự án Nghệ thuật ven sông Hồng này đã ra đời và đưa vào sử dụng từ năm ngoái.

Kỳ 2: Những mô hình sáng tạo độc đáo
"Bức tường danh vọng" của hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế ở dự án Nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đây có thể coi là một nỗ lực tiếp theo chính quyền địa bàn và nhóm nghệ sĩ tình nguyện nhằm giúp Hà Nội có thêm nhiều không gian nghệ thuật công cộng, vui chơi, giải trí cho người dân. Dự án lần này lấy cảm hứng từ chính địa thế hết sức đặc trưng của bãi Phúc Tân - khu vực ven sông Hồng, là nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hoá lịch sử của mảnh đất Thăng Long Kẻ Chợ, từng là nơi tấp nập trên bến dưới thuyền cửa ngõ giao thương một thời của chốn kinh kỳ, từng là nơi chứng kiến những cơn lũ mỗi mùa nước lên gắn liền với ký ức của biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Một đặc điểm cũng hết sức đặc trưng của khu vực này là tuy có vị trí ven sông Hồng lịch sử nhưng bãi Phúc Tân nói riêng cũng như những khu vực chạy dọc ven sông lại chưa được ứng xử như mặt tiền thành phố như nhiều nước văn minh trên thế giới. “Khu vực ven sông từ cách tiếp cận của lịch sử vẫn bị coi như mặt sau của thành phố, nơi người ta thoải mái xả rác hoặc những thứ phế thải ra đó. Chính từ bối cảnh văn hoá đó nhóm nghệ sĩ chúng tôi có ý tưởng thực hiện một dự án nghệ thuật công cộng ngay trên bức tường vốn có tác dụng ngăn sự lấn chiếm của người dân địa phương nơi đây”, hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho hay.

Dự án phần lớn sử dụng những đồ rác tái chế từ vỏ chai nhựa, thùng phi, vành lốp bánh xe máy, ông bô xả… cũng như các đồ rác thải từ chính nơi đây cũng như từ những khu xử lý đồ tái chế khác trong thành phố làm nguyên liệu để tái tạo ra các tác phẩm sắp đặt tương tác với bối cảnh của dòng sông Hồng cũng như cùng lịch sử văn hoá phong phú của Thăng Long Kẻ Chợ. Có 16 nghệ sỹ với 16 tác phẩm sắp đặt nghệ thuật trải dài trên những bức tường còn sót lại kéo dài gần 200 mét. Dự án này với thiết kế có thể mang tới hiệu quả cả ban ngày cũng như cả hiệu ứng ánh sáng ban đêm, được kỳ vọng là một điểm nhấn tiếp theo của thành phố, giúp người dân gắt kết với nhau.

Sau dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng, nơi đây trở thành một không gian nghệ thuật đương đại mới của Thủ đô, gắn bó với đời sống của cộng đồng. Những nỗ lực của nhóm hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn trong việc cải tạo, làm đẹp Thành phố đã được công chúng ghi nhận. Bãi Phúc Tân từ là nơi người ta thoải mái xả rác bừa bãi, giờ người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, trước những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, dường như họ không “nỡ” làm bẩn khu vực này.

Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế, một nhà nhà nghiên cứu mỹ thuật nổi tiếng đã có tác phẩm “Bức tường danh vọng” trong dự án này. Sau một thời gian dài giãn cách vì dịch Covid-19, mới đây, anh đã quay trở lại Phúc Tân từ sáng sớm để tận hưởng luồng không khí trong lành từ dòng sông Hồng.

Hoạ sĩ Trần Hậu Yên Thế cho biết: “Thật vui được gặp lại bà con và tác phẩm của mình sau thời gian xa cách. Có những chỗ cây đã mọc che gần hết những chiếc cổng của tôi. Với bà con Phúc Tân, dự án nghệ thuật này đem đến một không gian sống lành mạnh, tươi sáng, cho lũ trẻ ven sông có thêm nhiều hy vọng vào ngày mai tươi đẹp”.

Phương Bùi

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động