Kỳ 1: Từ câu chuyện giải phóng mặt bằng Dự án Đường vành đai 4
Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô là một trong những dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội, do vậy một trong những nhiệm vụ ưu tiên là huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để công tác giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi, trong đó công tác dân vận xác định là chìa khóa.
Tiên phong di dời mộ tổ
Dự án đầu tư xây dựng Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa bàn quận Hà Đông dài 5,5km, phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 66,971ha tại 4 phường Yên Nghĩa, Phú Lãm, Phú Lương và Đồng Mai. Phần diện tích dự án đi qua có khoảng 2.255 ngôi mộ, trong đó, phường Yên Nghĩa có 2.250 ngôi mộ (17 mộ tổ, 20 mộ chi và 2.213 mộ cá nhân). Hiện, phường đã di dời được hơn 200 ngôi mộ. Công tác cải tạo, xây dựng, mở rộng các nghĩa trang trên địa bàn đang được gấp rút thực hiện để tiếp nhận các mộ bị di dời về.
Chính quyền quận Hà Đông tiến hành khảo sát các ngôi mộ thuộc diện di dời. |
Là một trong nhiều hộ dân có mộ phải di chuyển phục vụ triển khai Dự án Đường vành đai 4 thuộc phường Yên Nghĩa, ông Nguyễn Ngôn, Tổ dân phố 8 chia sẻ, dòng họ của gia đình ông có 5 ngôi mộ nằm trên phạm vi giải phóng mặt bằng cần di chuyển, trong đó có cả mộ tổ. Sau khi nhận chủ trương xây dựng Dự án và thông báo của phường về việc di chuyển mộ, dòng họ của gia đình ông đã họp và thống nhất di chuyển mộ về nghĩa trang mới đã được phường quy hoạch.
Tương tự, tại phường Phú Lãm để giải phóng mặt bằng, triển khai Dự án Đường vành đai 4, có 5 ngôi mộ trên địa bàn cần phải di dời, trong đó có 1 ngôi mộ của dòng họ. Đến nay, cả 5 ngôi mộ này đã được di dời thành công.
Theo đó, từ khi nắm được chủ trương thu hồi đất, thực hiện Dự án Đường Vành đai 4 của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội, ông Bùi Văn Trọng (Tổ dân phố 7, phường Phú Lãm, quận Hà Đông) đã nhiều lần kiến nghị các vấn đề vướng mắc đến đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) và đồng thời có đơn thư đề nghị HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hà Đông có hướng giải quyết phù hợp, do gia đình ông có mộ tổ hơn trăm năm tuổi nằm trên diện tích đất phải bàn giao.
Tuy nhiên, sau khi chính quyền phường, quận tuyên truyền, giải thích, thuyết phục sự cần thiết của việc di dời, lại nhận được phúc đáp thỏa đáng từ HĐND quận, ông đã tổ chức họp dòng họ, trưng cầu ý kiến của mọi người và đi đến thống nhất di dời mộ.
“Xác định đây là chủ trương đúng đắn, nhằm phát triển giao thông đô thị của Hà Nội, gia đình tôi đã triệu tập nhiều cuộc họp, từ các cụ già đến các cháu nhỏ để bàn bạc, lấy ý kiến vì di dời mộ tổ là việc tâm linh. Từ trước đến nay, con cháu đều khỏe mạnh, học tập làm ăn tốt, nên việc di dời mộ tổ gặp nhiều ý kiến khác nhau. Sau khi được lãnh đạo phường và quận, trong đó có các đại biểu HĐND quận tuyên truyền, các thành viên trong dòng họ đả thông tư tưởng và đi đến thống nhất di dời mộ tổ về nghĩa trang nhân dân Mả Chài. Khu vực nghĩa trang rộng rãi, sạch sẽ, thuận tiện cho việc con cháu thăm viếng, tu bổ. Đến nay, gia đình tôi rất đồng tình, ủng hộ chủ trương này”, ông Trọng chia sẻ.
Quận Hà Đông tổ chức nhiều hội nghị đối thoại liên quan đến phương án đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án Đường Vành đai 4. |
Được biết, từ khi có chủ trương di dời mộ, trong đó có các mộ tổ, quận Hà Đông đã gặp phải không ít khó khăn trong việc thuyết phục nhân dân chấp nhận chủ trương. Theo ông Trần Sơn Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Hà Đông, tại các hội nghị đối thoại, tiếp xúc cử tri và họp đại biểu HĐND quận, di dời mộ tổ là một chủ đề hết sức nóng bỏng được cử tri quan tâm và đưa ra nhiều kiến nghị. Tuy nhiên, qua công tác phối hợp, nắm bắt tình hình địa bàn dân cư tốt, đại biểu HĐND đã tiếp thu và đề nghị UBND quận có hướng giải quyết khéo léo, phù hợp, góp phần làm yên lòng dân.
“Để tạo được sự đồng thuận của nhân dân, công tác vận động, tuyên truyền phải thật khéo léo, bên cạnh đó, việc giải quyết kiến nghị của nhân dân, cử tri cần được giải quyết dứt điểm, phù hợp với lợi ích đôi bên. Chính nhờ sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân, đến nay, chủ trương di dời mộ của nhân dân quận Hà Đông đã nhận được sự nhất trí cao của người dân. Dự kiến, đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành việc di dời các ngôi mộ trên địa bàn quận”, ông Hải cho biết.
Tạo sự đồng thuận trong nhân dân
Với hơn 8,4 triệu dân, tốc độ đô thị hóa nhanh, trên địa bàn Hà Nội phát sinh các đơn thư chủ yếu liên quan đến phương án đền bù, hỗ trợ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; quản lý, sử dụng đất đai, công tác dồn điền, đổi thửa; các vấn đề dân sinh… Tại quận Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận chia sẻ, trong các cuộc tiếp xúc, đối thoại, vấn đề được cử tri quận quan tâm tập trung vào công tác quản lý trật tự xây dựng - đô thị, vệ sinh môi trường, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất có một số nơi còn chậm, sửa chữa, cải tạo lại chung cư cũ… Trong đó, nhiều ý kiến nhất là về chế độ chính sách hỗ trợ cho các hộ dân khi thực hiện giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 2 trên địa bàn quận.
HĐND quận Hai Bà Trưng thường xuyên tổ chức các Hội nghị chuyên đề để giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân. |
Công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng Đường Vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng với 7 tuyến phố chính, mặt cắt đường và vỉa hè nhỏ, hạ tầng đô thị còn thấp kém. Đại đa số người dân có trình độ dân trí không đồng đều, là công nhân viên chức nghỉ hưu và các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ. Chính vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp do liên quan đến tài sản, đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Thực tế, năm 2016, ngay từ những ngày đầu triển khai giải phóng mặt bằng và áp giá đền bù, bồi thường về đất, các hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng đã có hàng trăm đơn thư khiếu nại, trong đó nhiều đơn thư khiếu kiện phức tạp, vượt cấp. Để tháo gỡ và giảm bức xúc của nhân dân và đẩy nhanh tiến độ của dự án, quận đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách áp dụng; công khai thông tin về dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng tại trụ sở UBND các phường, địa điểm nơi có đất bị thu hồi;… tới các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ quận đến các địa bàn dân cư, tổ dân phố.
Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan như Thanh tra quận, Ban quản ly dự án, Phòng tài nguyên môi trường và UBND các phường tập trung phối hợp tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư của công dân. Kịp thời báo cáo UBND Thành phố đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền của UBND quận. Đồng thời, thường xuyên đối thoại lắng nghe nguyện vọng chính đáng của người dân; thực hiện bồi thường hỗ trợ đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ, không gây sách nhiễu.
HĐND quận Hai Bà Trưng đi khảo sát an toàn phòng cháy chữa cháy tại các trường học và địa bàn dân cư. |
Kết quả đến năm 2022, việc giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân trên địa bàn đã cơ bản được giải quyết, tạo sự đồng lòng, nhất trí cao trong nhân dân, góp phần tạo thuận lợi trong quá trình triển khai dự án, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.
Là một người dân thuộc diện giải tỏa, đền bù trong Dự án Đường Vành đai 2 thuộc quận Hai Bà Trưng, ông Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: “Trước đây do chưa hiểu hết chính sách của Nhà nước nên tôi rất bức xúc cả về phương án bồi thường lẫn đền bù, tuy nhiên, sau khi được các cấp chính quyền gặp gỡ, giải thích, tôi đã đồng ý nhận đền bù. Tôi hiểu đây là một chủ trương tốt của Nhà nước, nhằm mục đích phát triển Thủ đô, nâng cao đời sống, an sinh xã hội cho nhân dân”.
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?
Dự án đường Vành đai 4 22/10/2024 14:01
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?
Dự án đường Vành đai 4 03/09/2024 20:14
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4
Dự án đường Vành đai 4 13/06/2024 14:28
Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Dự án đường Vành đai 4 08/04/2024 15:05
Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Dự án đường Vành đai 4 27/02/2024 06:52
Xuân an vui trên khu tái định cư
Dự án đường Vành đai 4 07/02/2024 15:53
Nhịp sống trên những công trình
Dự án đường Vành đai 4 07/02/2024 09:08
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4
Dự án đường Vành đai 4 30/01/2024 16:36
Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4
Dự án đường Vành đai 4 28/01/2024 12:28
Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4
Dự án đường Vành đai 4 23/01/2024 19:39