Kỳ 1: Làng xưa, nhà cổ... trước nguy cơ không còn
Tranh sơn khắc Việt: Sao nỡ bị lãng quên? | |
Nếp làng, hồn quê dần mai một khi làng lên phố | |
Kỳ cuối: Để tiền của không bị lãng phí! |
Hà Nội vốn có nhiều ngôi làng cổ nhưng hiện nay không gian làng xã, không khí thanh bình có từ hàng trăm năm ở các làng quê đang dần biến mất. Việc thiếu đi những chính sách hỗ trợ, những phương án bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống cùng với sự đô thị hóa nhanh đang dần khiến cho những ngôi làng cổ ở ven đô xuống cấp từng ngày.
Nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ ở Đường Lâm nay không còn nhiều |
Nuối tiếc hình bóng xưa
Ngày nay ở mỗi ngôi làng, các yếu tố văn hoá truyền thống đang dần mai một, hình ảnh quen thuộc cây đa, bến nước, sân đình… đã không còn là điểm nhấn của làng quê. Những mô hình nhà ở nhiều thế hệ kiểu tam đại, tứ đại đồng đường hiện còn rất ít. Các gia đình trẻ có xu hướng ra ở riêng, đất đai nông nghiệp, sân vườn dần nhường chỗ cho nhà ở, không có hướng dẫn, không có thiết chế, người dân ở nông thôn mạnh ai nấy làm.
Nếp nhà truyền thống 5 gian vốn thích hợp với khí hậu nhiệt đới, từng là niềm tự hào của một thời, giờ đã bị phá dỡ không thương tiếc. Trước kia, con đường làng nhỏ, chỉ dành cho đi bộ, xe đạp, xe máy… nhưng nay nhà nhiều hơn, người và xe cộ đông hơn thì những con đường làng ấy không còn đáp ứng đủ, nhiều cung đường có ô tô qua lại đông đúc, theo đó ở nông thôn cũng có cảnh tắc đường chứ chẳng phải riêng đô thị.
Nhiều ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà trải qua thời gian đã xuống cấp, tường bong tróc lộ rõ những hàng gạch đỏ |
Tiêu biểu như làng Cự Đà nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20 km về phía Tây thuộc địa phận xã Cự Khê, huyện Thanh Oai. Nằm bên bờ sông Nhuệ, nơi đây được coi là một trong số làng cổ độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ với một lối kiến trúc có sự đan xen hài hòa giữa kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc và kiến trúc Việt Cổ.
Với không gian đậm chất thơ của làng cổ ven sông Bắc Bộ, Cự Đà hiện lên dáng vẻ làng quê bình dị, cổ kính đến lạ thường. Với địa thế nằm ven sông Nhuệ, thuận lợi cho giao thương nên từ lâu ngôi làng đã nức tiếng là trung tâm buôn bán trao đổi sầm uất, trên bến dưới thuyền. Thời kỳ phát triển của làng là những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chính vào thời điểm đó, nhiều người giàu lên và xây dựng những ngôi biệt thự, kiến trúc Pháp với ngói mũi hài, cột gỗ lim, hoa văn chạm trổ cầu kỳ.
Theo các cụ cao niên trong làng, thời ấy làng Cự Đà đường đi được lát gạch nghiêng, hai bên tường nhà san sát, nhà nhà đều có cổng, cổng xóm ban đêm được đóng kín bằng cánh cửa gỗ để ngăn chặn tình trạng trộm cắp. Hầu hết những ngôi nhà và biệt thự cổ trong làng Cự Đà đều được làm bằng gỗ với những cánh cửa bức bàn, mùa đông hạ xuống, mùa hè dựng lên cho mát.
Từ một ngôi làng có bề dày lịch sử với những nếp nhà cổ có niên đại hàng trăm năm, nay Cự Đà chỉ còn những ngôi nhà cao tầng bê tông sừng sững mọc lên cùng biển hiệu quảng cáo lộn xộn. Từ đầu đến cuối làng như một công trường với những xe chở bột làm miến, chở vật liệu xây dựng… ngày đêm ra vào rầm rập. Con sông Nhuệ bị lấp dần để xây nhà xưởng, nhiều dấu vết văn hóa xưa kia đã biến mất.
Tại đây cũng không còn cảnh trên bến dưới thuyền, tấp nập người mua kẻ bán. Những con đường lát gạch nghiêng năm xưa của làng giờ đây cũng đã được bê tông hóa. Mái vòng xây theo lối cổ vào các ngõ xóm trong làng cũng đã nhuốm màu thời gian xanh mốc, thậm chí chỉ còn trơ lại gạch.
Ngay cả hình ảnh cây đa, bến nước, mái đình và cánh đồng thẳng cánh cò bay cũng bị các căn nhà cao tầng che khuất. Hàng trăm ngôi nhà cổ giờ chỉ còn chừng hai chục nhà nhưng cũng có nguy cơ bị “bức tử” chẳng mấy chốc sẽ bị mất đi. Những tấm biển ghi tương, miến gia truyền dần bị gỡ xuống, thay vào đó là biển quảng cáo dịch vụ môi giới nhà đất, cung cấp vật liệu xây dựng...
Những “lá phổi” trước nguy cơ mai một
Chẳng riêng gì Cự Đà, được mệnh danh là “làng Holywood” của Việt Nam, làng Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm cũng đang dần mất chữ “làng” bởi đô thị hóa, thay vào đó Tây Mỗ đang trở thành một khu đô thị. Đất nhanh chóng tăng giá, các dự án đổ về ngày càng nhiều, những cánh đồng xanh, những không gian thanh bình, các hàng cây đã bị từng dự án ngốn mất. Sự thay đổi của làng quê quá nhanh chóng, đến nỗi nhiều người sinh sống tại đây cũng thấy lạ, không nghĩ đó là quê mình.
Cụ Đinh Văn Tình (người gìn giữ nếp nhà cổ và nghề làm tương truyền thống ở làng) than thở: “Cự Đà đang dần mất đi những ngôi nhà cổ, những công trình mọc lên khắp làng đang phá vỡ quần thể kiến trúc độc đáo ở đây. Nghề truyền thống xưa kia của làng nhà nhà làm nghề, giờ cũng chỉ còn số ít, biết vậy nhưng làm sao được, xu thế mà”.
Không chỉ là những nếp nhà cổ, thuở xưa ở đồng bằng nhà nào cũng có một cái ao bên nhà, nước trong xanh người dân tắm giặt, sinh hoạt. Vào ngày hè, những đứa trẻ trong làng tụ tập nhau ra ao bơi lội thỏa thích.
Đẹp nhất bên bờ ao, những giàn mướp trổ hoa vàng hòa trong cái nắng lung linh, rực rỡ, chuồn chuồn, bướm, ong… bay qua, bay lại, lúc bay, lúc đậu trên những cánh hoa mướp vàng đung đưa trong nắng, từ đó cũng có rất nhiều đôi trai, gái nên vợ nên chồng qua những cuộc hò hẹn bên ao làng… Chiếc ao làng là nơi in đậm ký ức tuổi thơ đối với mỗi người dân thôn quê.
Đẹp là vậy nhưng với sự đô thị hóa, ao làng bị lấp đi ngày càng nhiều. Đến thời điểm này khó ai có thể tính hết được biết bao nhiêu ao làng đã bị lấp bỏ. Đi dọc các vùng quê ở khu vực ngoại thành Hà Nội, từ vùng chiêm trũng như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên đến vùng đồi gò như Chương Mỹ, Sóc Sơn, Mê Linh… nhiều ao, hồ đều cùng chung số phận.
Có muôn vàn lý do để ao, hồ ở các làng quê biến mất, một số nơi ao làng đã trở thành nơi để các hộ dân sinh sống xung quanh đổ rác thải gây tình trạng ô nhiễm nặng nề, một số được lấp đi để xây nhà cao tầng… Cũng vì ao làng bị lấp, không có chỗ thoát nước nên nhiều nơi cứ mưa là đường làng trở nên úng ngập.
Hoài niệm về ao làng, cụ Nguyễn Thị Chung (84 tuổi) sống gần khu vực hồ Ao Dài phường Nam Từ Liêm cho hay: “Ngày xưa hồ Ao Dài của làng chúng tôi rộng, trong sạch lắm, chỗ ao đó là của 5 - 6 gia đình, mỗi gia đình một ao, sau cải cách hợp tác xã thu hồi lại.
Ngày xưa ở ao của mỗi gia đình có một bến ao, cứ tối đến chúng tôi ra tắm, 5 giờ sáng mang khăn mặt ra ao rửa mặt rồi mới về thổi cơm. Các gia đình làm cốm mang thóc ra đãi, rửa thóc. Dịp hội làng đầu năm, dân trong làng nhà nào, nhà nấy đều đổ về ao xem hát quan họ, đông vui như trẩy hội. Ngày nay ao đã bị lấp đi rất nhiều, nước không trong sạch như xưa nữa”.
Hoa Nguyễn – Phương Ngân
Kỳ 2: Làng quê “chóng mặt” với lối sống thời đô thị hóa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính thành phố Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20