Kinh tế Việt Nam cần có mũi nhọn đột phá

(LĐTĐ) Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển nhanh và ổn định. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới ngày một cách xa so với Việt Nam.
kinh te viet nam can co mui nhon dot pha Cần nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế tư nhân
kinh te viet nam can co mui nhon dot pha Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh
kinh te viet nam can co mui nhon dot pha FED giảm lãi suất tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam?

Hướng đến nền nông nghiệp kỹ thuật cao

Ngày 30/10, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương 2020. Cùng với phần thảo luận của đại biểu, các thành viên Chính phủ cũng được mời phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

kinh te viet nam can co mui nhon dot pha
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 30/10

Đóng góp ý kiến tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn đại biểu tỉnh Phú Thọ) cho rằng, thời gian qua kinh tế đất nước phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa “hóa rồng, hóa hổ”.

Dẫn chứng về vấn đề này, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho biết, cách đây hơn 30 năm khi bắt đầu đổi mới, Việt Nam có GDP bình quân đầu người trên năm là 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Đến 2017, Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới khoảng 10.700 USD; năm 2018 Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD. Điều đó cho thấy, tăng trưởng của Việt Nam là nhanh, với mức tăng trưởng bình quân 7%/năm trong hơn 20 năm, vẫn là cao so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì GDP của thế giới ngày một cách xa so với Việt Nam.

Cũng theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, với 30 năm, Việt Nam đi được nhiều bước, có lúc tốc độ tăng trưởng cao vào tốp đầu của khu vực và thế giới, song đó là những bước ngắn, chưa ổn định nên vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới dù bước chậm, nhưng lại đi được những bước dài hơn. Đại biểu cho rằng, nếu không khắc phục được bất cập mà Chính phủ đã chỉ rõ trong báo cáo kết quả phát triển kinh tế thì Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình; do đó cần có mũi nhọn đột phá trọng tâm để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau) nhận định, về kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn, nền sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như dịch tả lợn châu Phi; thiên tai lũ lụt, sạt lở bờ sông; giá nông sản còn thấp; nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm vẫn còn tiếp diễn… Do đó, rất mong Chính phủ có chỉ đạo để khắc phục vấn đề này, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp. Về tình hình xã hội, các vụ khiếu nại, tố cáo vẫn còn cao, tính chất phức tạp. Vấn đề này cần được xem xét trách nhiệm từ hai phía, phía các cơ quan công quyền và phía nhận thức từ người dân. Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá rõ tình hình khiếu nại, tố cáo hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu.

Liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đại biểu Lưu Thành Công (đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long) cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp, rào cản lớn nhất của nông dân không phải là vốn, kỹ thuật canh tác nông nghiệp, mà là thông tin thị trường. Hiện nay, người nông dân không nhận được thông tin chính thống mà phụ thuộc phần nhiều vào các đại lý thu mua, vào thương lái. Nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra, bi kịch kêu cứu về hàng nông sản vẫn sẽ còn tiếp diễn. Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Vĩnh Long cũng đề cập đến rào cản về tư duy kinh tế nhỏ lẻ.

“Các địa phương vẫn chưa chuyển được từ tư duy kinh tế tỉnh, sang kinh tế vùng. Hiện mỗi tỉnh làm một kiểu, dàn hàng ngang ra làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách căn cơ hơn phát triển kinh tế vùng, nhằm chuyển dần từ tư duy phát triển nông nghiệp thuần tuý là trồng lúa, chạy theo số lượng sang chất lượng, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao", đại biểu Lưu Thành Công nhấn mạnh.

Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế tư nhân

Tại Phiên thảo luận, đại biểu Tống Thanh Bình (đại biểu tỉnh Lai Châu); đại biểu Lưu Thành Công (đoàn đại biểu Vĩnh Long); đại biểu Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Bắc Ninh)… có chung nhận định và đưa ra một số giải pháp điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để góp phần kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia…

Đồng thời, các đại biểu cũng tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đẩy mạnh cải cách, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân; bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội.

kinh te viet nam can co mui nhon dot pha
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Bắc Ninh) tham gia thảo luận tại phiên họp.

Trong đó, liên quan đến việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn đại biểu Bắc Ninh) khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực đóng góp cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân phát triển dưới dạng tiềm năng, chưa bứt phá được để trở thành trụ cột mới của nền kinh tế. Vì thế, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Thời gian qua, có một số văn bản hỗ trợ kinh tế tư nhân nhưng phần lớn doanh nghiệp không thể tiếp cận, hưởng thụ nguồn ưu đãi đã được quy định.

Bên cạnh đó, cần phải có sự đột phá về cơ chế chính sách, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực thông qua đổi mới các mảng, hoàn thiện giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; Cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế thị trường, xây dựng quảng bá thương hiệu, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, giúp kinh tế tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

“Nhà nước phải đẩy mạnh khuyến khích, hỗ trợ, nâng cao năng lực quản trị, trình độ công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững. Qua đó, thu hút kinh tế tư nhân, tham gia sâu vào lĩnh vực mà lâu nay vốn độc quyền của Nhà nước, như thiết kế, xây dựng hạ tầng, sân bay, đường cao tốc…”, ông Nguyễn Như So đề nghị.

Cũng theo ông Nguyễn Như So, cần phải đặt kinh tế tư nhân là động lực lớn, lan tỏa, lôi kéo các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh doanh nhỏ lẻ; thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành trục liên kết theo chuỗi, hỗ trợ tính thị trường. “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chúng ta cần xây dựng thương hiệu quốc gia ghi dấu ấn trên bản đồ kinh tế thế giới, trở thành niềm tự hào của người Việt”, đại biểu đoàn Bắc Ninh nêu quan điểm.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 24 và 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Điện Biên Phủ bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Xem thêm
Phiên bản di động