“Giữ lửa” kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6 đến 6,5% trong năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội, các chuyên gia cho rằng, cần chú trọng việc phát triển mạnh cũng như “giữ lửa” khu vực kinh tế tư nhân, để đây thực sự là một động lực của nền kinh tế.
Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Năm 2024 là năm áp chót của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Nếu không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay thì mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Để đạt được mục tiêu này, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, đã đặt ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cần làm mới các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.

“Giữ lửa” kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% GDP cả nước. (Ảnh minh họa: BT)

Thực tế nhìn lại bức tranh tăng trưởng năm 2023, đối với các động lực tăng trưởng truyền thống, về đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) mới chủ yếu là từ đầu tư công. Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của đầu tư tư nhân còn rất thấp, năm 2023 chỉ đạt 2,7%. Đáng nói, so với giai đoạn 2019 - 2022, đây là mức thấp nhất.

Cụ thể, so với năm 2019 thấp hơn 6,3 lần, năm 2020 thấp hơn 1,1 lần, năm 2021 là 2,6 lần và năm 2022 là 3,3 lần. Chưa kể, qua báo cáo của các bộ, ngành cho thấy, nhiều cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vẫn còn cản trở, kìm hãm đầu tư tư nhân. Do đó, vấn đề mấu chốt là cần tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, cùng với tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, an toàn để có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Tại hội nghị Chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh rằng, năm 2024 và các năm tiếp theo, các cơ quan chức năng cần tiếp tục có những giải pháp, chính sách nhằm “giữ lửa” đà cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, bình đẳng cho kinh tế tư nhân.

Hiện, kinh tế tư nhân ở Việt Nam có khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp hoạt động, với khoảng 7 triệu doanh nhân. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đạt tầm cỡ quốc tế như Vingroup, Sun Group, T&T Group, Thaco, Vietjet, Vinamilk,... và có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% GDP cả nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thực tế, để hoàn thành các mục tiêu về kinh tế xã hội đã đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025, cần nhiều hơn nữa sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hoạt động của khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, rào cản, như chưa thật sự được bình đẳng với các khu vực kinh tế khác trong tiếp cận các nguồn lực về tài chính, đất đai; hay những bất cập, thiếu đồng bộ trong thể chế phát triển kinh tế tư nhân.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới nhận định, một trong những vấn đề khiến đầu tư tư nhân gặp trở ngại đó là khu vực bất động sản có những khó khăn và có tác động lớn làm chậm lại đầu tư tư nhân trong nước. Vì vậy, theo bà Dorsati Madani, trong thời gian tới cần phải xem khu vực bất động sản sẽ hồi phục như thế nào và xem xét sự liên kết của bất động sản đối với 1 số ngành khác.

“Tôi thấy rằng, khu vực bất động sản có ảnh hưởng tới ngành xây dựng, dịch vụ, hậu mãi, nội thất… và nhiều ngành khác, bởi người ta xây nhà, mua nhà sẽ cần vật tư, vật liệu và phải mua sắm”, bà Dorsati Madani nói.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, trong thời gian tới cần phải cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo thuận lợi để họ có khả năng tiếp cận được nguồn tài chính, giúp doanh nghiệp phát triển, có sự hiện diện trên thị trường và tăng trưởng sản phẩm. Ngoài ra, cần tinh giản các quy định về thành lập và vận hành doanh nghiệp, tăng tính minh bạch trong thủ tục. Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh hơn, có năng suất cao hơn, họ sẽ là những nhân tố xuất khẩu cho khu vực và thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân thực sự là một động lực của nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, cần đặc biệt chú trọng trong năm 2024 và các năm tiếp theo, các chính sách vĩ mô phải xoay quanh việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Cùng với đó, thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Đặc biệt, kỷ luật kỷ cương cần tiếp tục được siết chặt, đi đôi với phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo tăng năng lực phản ứng chính sách theo hướng linh hoạt, đa dạng.

Chính sách vĩ mô cần đồng bộ, thiết thực và hiệu quả cao; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến vì lợi ích chung của đất nước, địa phương, người dân, doanh nghiệp.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo.

Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2025, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021 - 2025, số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp. Đến hết năm 2030 có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hôm nay Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV khai mạc

Hôm nay Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV khai mạc

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, bắt đầu chương trình nghị sự dự kiến khoảng 26,5 ngày. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt (Đợt 1: từ ngày 20/5 đến 8/6; Đợt 2: từ ngày 17 đến 28/6).
Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7

(LĐTĐ) Sáng 20/5, trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Man City lần thứ tư liên tiếp vô địch Ngoại hạng Anh

Man City lần thứ tư liên tiếp vô địch Ngoại hạng Anh

(LĐTĐ) Man City bảo vệ thành công ngôi vô địch Ngoại hạng Anh sau khi đánh bại West Ham với tỷ số 3-1 ở vòng đấu cuối cùng.
Man Utd khép lại mùa giải tệ nhất lịch sử

Man Utd khép lại mùa giải tệ nhất lịch sử

(LĐTĐ) Man Utd đánh bại Brighton nhưng vẫn kết thúc mùa giải Ngoại hạng Anh 2023/24 ở vị trí thứ 8 - thấp nhất trong lịch sử đội bóng.
Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Khám xét nơi ở của Hải idol phục vụ công tác điều tra

Khám xét nơi ở của Hải idol phục vụ công tác điều tra

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, hành vi của Phạm Đức Hải (thường gọi là Hải Idol) và các đối tượng có liên quan, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông trên quốc lộ. Lực lượng chức năng đã ra quyết định khởi tố và bắt bị can để tạm giam; đồng thời khám xét nơi ở của Phạm Đức Hải phục vụ công tác điều tra.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.

Tin khác

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.
Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước tăng trở lại sau nhiều ngày giảm do tác động của thông tin về thanh tra và đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.
Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

(LĐTĐ) Mới đây Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định công nhận 26 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động