Kinh tế đô thị phải là cốt lõi của huyện Hoài Đức
Theo báo cáo của huyện Hoài Đức, năm 2022, địa phương này đạt tổng thu ngân sách hơn 1.623 tỷ đồng (đạt 74,8% dự toán Thành phố giao và 72,7% dự toán Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện giao). Còn trong quý I/2023, huyện thực hiện được trên 376.000 triệu đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Huyện Hoài Đức đã đẩy nhanh tiến độ lập và điều chỉnh các quy hoạch; công tác quản lý đô thị và trật tự xây dựng được chỉ đạo quyết liệt. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác đầu tư xây dựng cơ bản, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng. Năm 2022, huyện triển khai 646 dự án và năm 2023 tiếp tục triển khai 522 dự án.
Trong triển khai Đề án xây dựng huyện thành quận, đối với tiêu chí của huyện, đến nay đã đạt 25/31 tiêu chí. Đối với các xã, thị trấn, ngoài tiêu chí cân đối thu chi ngân sách phải đạt thì đến nay rà soát sơ bộ đối chiếu với các tiêu chí mới còn 54/320 tiêu chí chưa đạt.
Đối với công tác giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đoạn qua địa bàn huyện Hoài Đức có chiều dài 17,1km và đi qua địa phận 12 xã. Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án khoảng 239,63ha. Số ngôi mộ đã kê khai 2.440 ngôi và huyện đã được bàn giao 769 mốc giới.
Đến nay tỷ lệ giải phóng mặt bằng của huyện đạt 50,4% trên tổng diện tích đất nông nghiệp (đạt 36,3% trên tổng diện tích). Huyện phê duyệt 2.222 ngôi mộ với số tiền 23,4 tỷ đồng, hiện đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ 1.747/2.222 ngôi mộ với số tiền 17.7 tỷ đồng (trong đó 1.409 ngôi mộ đã di chuyển). Hoài Đức phấn đấu đến hết tháng 6/2023 sẽ giải phóng mặt bằng được 197,9ha (đạt 82,6%).
Trong công tác tái định cư, huyện triển khai dự án tái định cư tại xã Đông La (1,2ha) và xã Đức Thượng (1,91ha). Dự kiến khởi công trong tháng 6/2023 và hoàn thành hạ tầng trong tháng 9/2023.
Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023, huyện Hoài Đức đề xuất, kiến nghị với Thành phố 2 nội dung: Quy hoạch và cơ chế chính sách.
Cụ thể, về quy hoạch, huyện đề nghị Thành phố giao huyện lập một số đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thực hiện điều chỉnh cục bộ một số ô chức năng quy hoạch phân khu làm cơ sở huyện triển khai thực hiện. Nghiên cứu đề xuất của huyện về trục Hồ Tây - Ba Vì xem xét, tổng hợp để có phương án điều chỉnh phù hợp...
Về cơ chế chính sách, huyện đề nghị Thành phố xem xét, chỉ đạo các Sở, ngành sớm hoàn thành công tác kiểm tra, rà soát các dự án chưa được giao đất trên địa bàn, xác định rõ đơn vị nào không đủ điều kiện được tiếp tục triển khai. Xem xét ủy quyền giao huyện tổ chức lập quy hoạch đấu thầu, đấu giá theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng phát triển huyện thành quận.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, huyện Hoài Đức đã nỗ lực, vượt qua khó khăn thách thức, đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực công tác.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, huyện tiếp tục rà soát tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Rà soát đội ngũ cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là tại các phòng, ban và các xã. Chú trọng đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo theo hướng sâu sát, quyết liệt, cụ thể. Tinh thần chung là phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.
Hoan nghênh sự nỗ lực của huyện Hoài Đức trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để hoàn thành giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị huyện lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó chú trọng các dự án trọng điểm của huyện, Thành phố và quốc gia. Quan tâm phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, các làng nghề trên địa bàn. Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ môi trường.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nêu vấn đề, hiện nay thu nhập bình quân của huyện mới đạt 72 triệu/người/năm, bằng một nửa mức bình quân của Thành phố. Do vậy huyện cần phải suy nghĩ, đánh giá kỹ những tiềm năng, lợi thế của huyện để khai thác, phát huy sao cho thu nhập và đời sống người dân phải tăng. Dịch vụ, du lịch cùng với kinh tế đô thị vẫn phải là cốt lõi của huyện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50