Kinh tế địa phương sẽ cất cánh, nếu xây mới sân bay?

Nhu cầu giao thương và đi lại tăng rất mạnh sau đại dịch Covid-19 cho thấy nhu cầu phải nâng cấp các sân bay hiện hữu và đầu tư các sân bay mới đang trở thành vấn đề cấp bách. Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều nhấn mạnh sự cần thiết phải bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thêm các dự án mới tại các địa phương.
Chế Linh được người hâm mộ chào đón tại sân bay Quảng Bình: Dừng các chuyến bay, cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão Noru Thu hút hơn 3,5 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm, du lịch Bình Định vào top đầu cả nước

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), tới năm 2035, hàng không Việt Nam sẽ phục vụ tới 136 triệu hành khách, gấp đôi số lượng dự kiến cho cả năm 2022 là 70-80 triệu lượt hành khách.

Hiện cả nước có 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó nhiều cảng hàng không trong nước đã phải khai thác vượt công suất công bố như tại các nhà ga hành khách nội địa sân bay Côn Đảo, Cát Bi, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh… Điều này đòi hỏi phải sớm nâng cấp các sân bay hiện hữu cũng như đầu tư thêm các sân bay bay mới.

Bên cạnh sân bay lớn như Long Thành đang được khẩn trương thi công thì cần có thêm các sân bay nhỏ, ngoài phục vụ nhu cầu di chuyển hành khách và hàng hóa, là bộ đệm dự phòng cho các sân bay lớn, còn có ý nghĩa giúp thúc đẩy kinh tế địa phương, phục vụ an ninh quốc phòng cũng như thực hiện các chức năng khác hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, phòng chống cháy rừng…

Tại tọa đàm “Sân bay nhỏ cho kinh tế địa phương cất cánh”, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều nhấn mạnh sự cần thiết phải bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thêm các dự án mới tại các địa phương.

Theo ông Mick Werson, Chuyên gia Kinh tế trưởng NACO - một công ty thuộc Tập đoàn Royal Haskoning DHV, Việt Nam cần tính tới việc quy hoạch hệ thống sân bay theo 3 lớp. Lớp trên cùng là các sân bay trung tâm lớn với lưu lượng hàng năm hơn 20 triệu lượt hành khách, xử lý phần lớn nhu cầu giao thông. Tầng thấp nhất là các sân bay địa phương hoặc cấp ba với ít hơn 1 triệu hành khách hàng năm. Và lớp thứ ba là lớp ở giữa, còn được gọi là lớp cầu nối, giữ vai trò kết nối các sân bay trung tâm và sân bay địa phương.

Kinh tế địa phương sẽ cất cánh, nếu xây mới sân bay?
Ảnh minh họa: BT

Những sân bay này không chỉ có chức năng như một "trung chuyển" trực tiếp cho các sân bay lớn trong mạng lưới tối ưu hóa vận tải mà còn là sân bay dự phòng chiến lược trong trường hợp các sân bay lớn bị quá tải. Nói cách khác, các sân bay trung tâm lớn không thể duy trì mạng lưới giá trị và lưu lượng giao thông vượt trội của chúng nếu không có các sân bay nhỏ.

Cũng theo ông Mick Werson, bên cạnh chức năng kết nối, các sân bay nhỏ còn mang theo những ý nghĩa khác. Các sân bay nhỏ với hơn 1 triệu hành khách hàng năm khi được quản lý hợp lý có thể tạo ra giá trị kinh tế trực tiếp về lợi nhuận cho các nhà khai thác và nhà đầu tư. Ngoài ra, chúng tạo ra việc làm trực tiếp. Và cuối cùng, chúng tạo ra giá trị kinh tế gián tiếp: giúp thu hút đầu tư và thúc đẩy hoặc hỗ trợ các hoạt động kinh tế (chẳng hạn như du lịch). Theo cách như vậy, các sân bay nhỏ địa phương đã gián tiếp thúc đẩy tạo ra việc làm và nguồn thu từ thuế cho các chính phủ.

“Mặc dù tại mỗi sân bay có một đặc thù khác nhau và có nhiều yếu tố cần được xem xét, nhưng xét chung, mỗi sân bay quy mô 1 triệu hành khách hàng năm tạo ra 1.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp”, ông Mick Werson cho biết.

Cũng tại Tọa đàm, các chuyên gia và lãnh đạo địa phương cũng đề cập tới những vấn đề liên quan như công tác quy hoạch cấp trung ương và địa phương, vấn đề khai thác hiệu quả đất đai dành cho hạ tầng hàng không, kết nối vùng, kinh nghiệm thu hút đầu tư vốn xã hội hóa trong và ngoài nước vào hạ tầng hàng không, bài học thành công của mô hình đầu tư PPP với sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) và thực tiễn đầu tư sân bay Sapa (Lào Cai),…

Ông Hong Sun - Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, sân bay rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Việc phát triển sân bay nên được xem xét cẩn thận các yếu tố sau như nhu cầu thị trường, khoảng cách giữa các địa phương, dân số, khả năng tài chính, chi phí vận hành và nhiều yếu tố khác nữa.

Việt Nam có kế hoạch tăng số lựợng sân bay lên con số 28 vào năm 2030 và 31 vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, thu hút đầu tư tư nhân bằng phương thức đối tác công tư PPP là một giải pháp hiệu quả cho Việt Nam nhằm giảm áp lực ngân sách nhà nước, gia tăng hiệu quả và tính khả.

Lựa chọn mô hình phát triển sân bay nội địa hay quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng khi chúng ta xem xét phát triển trong dài hạn. Bài học từ các nước khác cũng đã chứng minh tầm quan trọng của điều này. Ở Hàn Quốc, nhiều địa phương có sân bay và điều này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của địa phương.

Phát triển sân bay nhỏ sẽ thật sự cần thiết và hữu ích nếu các sân bay nhỏ có thể hỗ trợ các sân bay lớn hơn. Và sự vận hành các sân bay này phải hài hoà với quy hoạch phát triển giao thông quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ở nhiều nước, sân bay được phát triển như những thành phố nhỏ, đáp ứng các nhu cầu của hành khách, từ đó giúp tăng cường sức mua, thúc đẩy phát triển du lịch. Sân bay Incheon ở Hàn Quốc là một ví dụ. Sân bay này có những khu bán hàng của những thương hiệu nổi tiếng, khu sạn, giải trí và cả khu thể thao, bệnh viện và trung tâm thương mại. Ngoài ra phát triển sân bay cũng cần lưu ý phát triển hạ tầng kết nối như đường bộ, giúp kết nối sân bay với hạ tầng khác.

Còn theo ông Nguyễn Duy Đồng - Phó Chủ tịch Hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam, hệ thống sân bay tại các quốc gia khác được chia ra nhiều loại như cảng hàng không, sân bay thường, sân bay dịch vụ, sân bay lưỡng dụng,… Các địa phương cần nghiên cứu kỹ tính khả thi của các dự án sân bay sẽ triển khai như vị trí đặt sân bay để máy bay cất cánh và hạ cánh thuận tiện. Tiếp theo các địa phương cần lập dự án xây dựng sân bay theo đúng quy định của phát luật cũng như đảm bảo vấn đề kỹ thuật. Mỗi dự án cần đưa ra nhiều phương án khả thi.

Bên cạnh đó, cần phải xem xét nhu cầu thị trường. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì sân bay mới chỉ có thể vận hành hiệu qua khi thu hút được khách hàng và bán được vé. Đối với quy hoạch mạng lưới sân bay, các tỉnh đưa ra đề xuất xây dựng sân bay mới, những đề xuất này cần được đưa vào quy hoạch một cách toàn diện cả sân bay và sân bay nhỏ.

“Trong quy hoạch trước đây, chúng tôi đã đưa ra các tiêu chí phân cấp cảng hàng không. Cảng hàng không tối thiểu mỗi năm phải đón 25 nghìn hành khách. Với lượng khách dưới 25 nghìn sẽ được xem là sân bay nhỏ và sân bay dịch vụ. Các tỉnh cũng cần xác định mục đích, ý nghĩa của sân bay dự kiến triển khai để đảm bảo tính khả thi của dự án”, ông Nguyễn Duy Đồng nêu giải pháp.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát ung thư miễn phí cho 100 lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát ung thư miễn phí cho 100 lao động nữ

Thiết thực tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân Tháng Công nhân năm 2025, mới đây, LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 nữ đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn huyện.
Bắt giữ thanh niên vờ làm khách rồi cướp 2 cây vàng giữa ban ngày

Bắt giữ thanh niên vờ làm khách rồi cướp 2 cây vàng giữa ban ngày

Phòng Cảnh sát hình sự (Công an thành phố Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản tại tiệm vàng trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Man United thảm bại 1-4 trước Newcastle: Hàng thủ tan nát, tinh thần rệu rã

Man United thảm bại 1-4 trước Newcastle: Hàng thủ tan nát, tinh thần rệu rã

Trong một đêm đầy u ám tại St James’ Park, Manchester United đã hứng chịu thất bại cay đắng 1-4 trước Newcastle ở vòng 32 Ngoại hạng Anh. Không chỉ là một trận thua đơn thuần, đây còn là minh chứng rõ ràng nhất cho sự rệu rã trong lối chơi, tinh thần và cả chiến lược của "Quỷ đỏ" dưới triều đại HLV Ruben Amorim.
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến sửa Luật Công đoàn năm 2024

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến sửa Luật Công đoàn năm 2024

Sáng nay (14/4), Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức phiên họp lần thứ 11 để xem xét, giải quyết các công việc theo thẩm quyền. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Van Dijk hóa người hùng phút bù giờ, Liverpool tiến sát ngôi vương Premier League

Van Dijk hóa người hùng phút bù giờ, Liverpool tiến sát ngôi vương Premier League

Trong một đêm cuồng nhiệt tại Anfield, Virgil van Dijk đã trở thành người hùng với bàn thắng ở phút 90+1, mang về chiến thắng nghẹt thở 2-1 cho Liverpool trước West Ham. Với 3 điểm quý giá này, đoàn quân của HLV Arne Slot chỉ còn cách chức vô địch Ngoại hạng Anh đúng hai chiến thắng nữa.
Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Tính năng biến ảnh cá nhân thành mô hình đồ chơi bằng Chat GPT đã gây sốt trên mạng xã hội suốt những ngày qua. Tuy thế, người dùng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi tải ảnh và các thông tin cá nhân của mình lên các mô hình trí tuệ nhân tạo, bởi nhiều nguy cơ có thể sẽ xảy ra mà bạn không lường trước được.

Tin khác

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động