Kiểm toán Nhà nước có nên tham gia hoạt động giám định tư pháp?

(LĐTĐ) Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, bên cạnh các ý kiến tán thành về việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập… thì một số ý kiến đại biểu Quốc hội tỏ ra băn khoăn với việc thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đặc biệt, đa số đại biểu đề nghị không bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp.
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Cần quy định chặt chẽ việc truy cập dữ liệu điện tử của Kiểm toán Nhà nước
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Minh bạch hóa chi tiêu công và đầu tư
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap Việt Nam và Anh đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực kiểm toán
kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap
Toàn cảnh phiên họp.

Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát có hợp lý?

Giải trình ý kiến của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 là nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám định tư pháp, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng nói chung và trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế nói riêng.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật là tập trung sửa đổi, bổ sung nhanh chóng, kịp thời những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế.

Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế, không mở rộng sửa đổi sang các nội dung của Luật đã có tính ổn định, bền vững.

Trong dự thảo Luật có bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là một trong các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự, với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, đây là nội dung hoàn toàn mới, chưa được đặt ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật, hồ sơ dự án Luật chưa báo cáo, đánh giá đầy đủ về vấn đề này nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Điều 12 Luật hiện hành quy định: Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm: Viện Khoa học hình sự (thuộc Bộ Công an), Phòng Kỹ thuật hình sự (thuộc Công an cấp tỉnh), Phòng Giám định kỹ thuật hình sự (thuộc Bộ Quốc phòng). Đến nay dự thảo luật bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Các đại biểu băn khoăn, việc bổ sung cơ quan này vào luật có cần thiết và hợp lý không, có phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế hay không?”

Liên quan vấn đề này, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn đại biểu tỉnh Nam Định) cho biết, qua báo cáo của Bộ Tư pháp về giám định tư pháp một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước trên thế giới giám định kỹ thuật hình sự giao cho Bộ Công an. Do đó, đề nghị làm rõ, việc bổ sung này có lãng phí, làm phân tán nguồn lực về con người và cơ sở vật chất và có trái với tinh thần với Nghị quyết về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hay không?

Thực tế, từ năm 2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phòng này hiện nay chưa được giao nhiệm vụ thẩm định giám định tư pháp, chủ yếu thu thập chứng cứ, tài liệu. Phải chăng việc quy định trong dự thảo luật là để hợp thức hóa việc thẩm định giám định tư pháp cho cơ quan này? đại biểu nêu câu hỏi.

Hơn nữa, đại biểu cũng nêu thực tế là, năm 2019, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết được 41 vụ, 60 bị can, và không phải vụ nào cũng cần giám định về âm thanh, hình ảnh. Đại biểu băn khoăn rằng, với số lượng án này, có phải là quá lớn để thành lập riêng phòng kỹ thuật hình sự? Và đề nghị làm rõ nếu bổ sung quy định về cơ quan này vào luật thì sẽ làm cả 10 chuyên ngành giám định kỹ thuật hình sự hay chỉ làm giám định về âm thanh, hình ảnh?

Cơ quan này sẽ xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu riêng hay sẽ sử dụng hệ thống hiện có của Bộ Công an? Đề nghị Chính phủ làm rõ nếu bổ sung cơ quan này vào luật sẽ làm tăng bao nhiêu biên chế, mất thời gian bao lâu để đào tạo giám định viên, tính hiệu quả hoạt động của cơ quan này?.

Vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trong giám định tư pháp

Quan tâm đến nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện giám định tư pháp, một số đại biểu Quốc hội tán thành với việc bổ sung vào dự thảo Luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện giám định tư pháp khi được trưng cầu và công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủng hộ dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (đại biểu tỉnh Phú Yên) cho biết, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng kinh tế cho thấy, mặc dù cơ quan giám định, người có thẩm quyền trưng cầu giám định nhưng giữa các cơ quan vẫn có sự đùn đẩy, né tránh.

kiem toan nha nuoc co nen tham gia hoat dong giam dinh tu phap

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Báo cáo cho thấy từ năm 2013 đến 2018, trong lĩnh vực tài chính trưng cầu giám định 241 vụ việc, nhưng cũng có tình trạng chậm, né tránh, đùn đẩy. Nếu đề nghị kiểm toán tham gia giám định trong lĩnh vực tư pháp, tài chính thì sẽ có thêm một kênh để lựa chọn. Kiểm toán Nhà nước có đầy đủ các điều kiện để tham gia vào việc giám định này để cho một kết luận mang tính khách quan và chính xác.

Đại biểu đặt câu hỏi trong nhiều vụ việc, vụ án xảy ra trong lĩnh vực tài chính, nếu trưng cầu giám định của tài chính thì liệu có khách quan? Hơn nữa, giữa hoạt động kiểm toán và giám định tư pháp có một điểm chung là giám định cũng đòi hỏi tính độc lập, tính khách quan và tuân theo pháp luật, do đó, cần thiết cho phép Kiểm toán Nhà nước tham gia giám định tư pháp.

Cùng chung với ý kiến với đại biểu Nguyễn Thái Học, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho rằng, thực tế cho thấy, giám định trong lĩnh vực tài chính có những trường hợp cán bộ quản lý của các bộ, ngành có liên quan, nên dễ dẫn đến trường hợp từ chối, hoặc đùn đẩy, né tránh thực hiện giám định hoặc giám định không khách quan khi trưng cầu bộ, ngành đó.

Theo đại biểu, mặc dù lĩnh vực giám định đã được giao cho Bộ Tài chính quản lý, song đây là lĩnh vực có phạm vi rất rộng, liên quan đến hầu hết các hoạt động có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và đây cũng là lĩnh vực then chốt trong quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước cũng như trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. “Vì vậy, việc giao thêm một cơ quan có nhiệm vụ giám định tư pháp đối với lĩnh vực đặc biệt này cũng là điều hết sức cần thiết”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh ý kiến tán thành với dự án luật, nhiều đại biểu cho rằng, việc bổ sung quy định trên là không cần thiết. Theo đó, nguồn nhân lực hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính. Nếu giao Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp thì phạm vi thực hiện giám định rất hẹp, đồng thời, sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này. Do đó, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản đề nghị không bổ sung quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động