Không lo khan hàng, tăng giá
Hà Nội đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Tân Sửu 2021 |
Sẵn sàng cung ứng trong mọi điều kiện
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, câu chuyện sắm Tết, tích trữ lương thực lại được người tiêu dùng quan tâm. Bởi hơn ai hết, nhiều người đã từng rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” dịp đầu năm 2020; thời điểm chính quyền Thành phố Hà Nội thông báo ca đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 và là bệnh nhân thứ 17 tại Việt Nam trong đêm 6/3; ngay lập tức sáng hôm sau, hàng nghìn người dân đã đổ xô đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích để tích trữ lương thực, thực phẩm khiến một số siêu thị tạm thời bị quá tải trong một thời gian ngắn, thậm chí nhiều kệ hàng rơi vào cảnh trống trơn…
Hà Nội đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2021. |
Tâm lý lo lắng của người dân là điều dễ hiểu, tuy nhiên theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, không chỉ thời điểm Hà Nội bắt đầu phát hiện ca Covid-19 đầu tiên, mà cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp luôn chủ động chuẩn bị mọi nguồn cung cấp hàng hóa nhằm đảm bảo nhu cầu phục vụ mua sắm Tết của người dân, cũng như trong thời điểm thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp còn cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến…
Năm nay, do tác động của dịch Covid-19 và thiên tai ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và thu nhập của người dân nói riêng, nhưng nhu cầu hàng hóa Tết sẽ tăng so với các tháng bình thường, tuy nhiên mức tăng được dự báo là không lớn như mọi năm. Trong khi đó, nguồn cung hàng hóa lại khá phong phú trong những tháng qua, tình hình sản xuất, chăn nuôi tại các địa phương thuận lợi, nguồn cung thực phẩm thiết yếu dồi dào. Bên cạnh đó, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện các biện pháp tạo nguồn hàng, phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19, do đó thị trường hàng hóa sẽ tương đối ổn định, khó xảy ra hiện tượng mất cân đối cung cầu.
Đề cập đến kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng ban Đối ngoại marketing (Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Hapro, thuộc Tập đoàn BRG) cho biết, ngoài 8 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường, Hapro đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các nguồn hàng hóa để kinh doanh dịp Tết, gồm các sản phẩm mang thương hiệu Hapro như: Gạo Hapro Đồng Tháp, hạt điều rang muối; bộ sản phẩm xúc xích, chân giò hun khói, thịt ba chỉ xông khói; bộ sản phẩm giò lụa, giò gà,...ngoài ra còn có các sản phẩm kinh doanh theo chương trình khai thác đặc sản vùng miền.
Cũng chia sẻ về kế hoạch dự trữ, đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông cho hay, hiện Saigon Co.op (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart) đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu bảo đảm phục vụ 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu 2021 với tổng giá trị lên đến gần 5.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với dịp Tết Canh Tý 2020. Trong đó, ưu tiên dự trữ 9 nhóm hàng bình ổn thị trường, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, đặc sản Tết.
“Dịch Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hóa, do đó Saigon Co.op đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa từ rất sớm; đồng thời, chuẩn bị nhiều phương án vận chuyển phân phối để bảo đảm hàng hóa thiết yếu luôn đầy đủ, không bị đứt gãy nguồn cung, tăng giá đột biến”, bà Nguyễn Thị Kim Dung khẳng định.
Gần 4.000 tỉ đồng chuẩn bị cho Tết
Có thể thấy, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thời tiết còn nhiều bất ổn, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và nguồn cung hàng hóa. Vì thế, Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai Chương trình bình ổn thị trường với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn năm 2020 - 2021 và Chương trình dự trữ hàng hóa phòng, chống thiên tai để chủ động về nguồn hàng; góp phần ổn định thị trường trong dịp Tết, cũng như cung ứng cho người dân trong trường hợp bất khả kháng xảy ra.
Trong khi đó, để đảm bảo công tác chuẩn bị nguồn cung hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2021, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ngành Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu với tổng giá trị lên đến 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2020.
Ngoài ra, nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Sở Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, tổ chức các điểm bán hàng, các chương trình bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh tổ chức, tham gia các hoạt động kết nối cung - cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác nguồn hàng phục vụ Tết cho nhân dân Thủ đô.
Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng nhận định, thời điểm này dù người dân và doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở lại hoạt động bình thường, nhưng hoạt động kinh doanh thương mại dịp Tết 2021 vẫn sẽ sôi động, nhu cầu mua sắm tăng từ 3-20% theo từng nhóm hàng. Cụ thể, nhu cầu thực phẩm 3 tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán ước đạt khoảng 292.500 tấn gạo, 56.700 tấn thịt lợn, 18.900 tấn thịt gà, 18.459 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 315 nghìn tấn rau củ, 15.750 tấn thủy hải sản, 18.114 tấn thực phẩm chế biến, 156 nghìn tấn trái cây...
Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ nguồn cung các nhóm hàng có nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán như: Nông sản khô (nhu cầu tăng từ 25-33% so với tháng thường); xăng dầu (nhu cầu tăng khoảng 20%); hoa, cây cảnh (nhu cầu tăng từ 25-35%)...
Qua đó, người dân có thể yên tâm sắm Tết, đặc biệt là không nên lo lắng về vấn đề thiếu hụt nguồn cung, cũng như sự tăng giá đột biến từ thị trường.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36