Không giãn dân sẽ khó bảo tồn!
Rời xa "mảnh đất vàng", dân phố cổ Hà Nội lo làm gì để sống Người dân phố cổ tiếp tục được kinh doanh tại khu nhà mới Dự án giãn dân phố cổ Hà Nội: Nỗi lo kẻ ở, người đi |
Ì ạch giãn dân Phố cổ
Ông Nguyễn Đình Hải (63 tuổi) - người dân đang sinh sống trong một căn nhà cũ có tuổi thọ hơn 100 năm tại số 35Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) cho biết, trong nhiều năm qua, 6 hộ gia đình đã sinh sống nhiều thế hệ tại đây. Tuy nhiên, do cấu trúc là nhà ống với tổng diện tích khoảng 60m2 kéo sâu vào trong và bề ngang khoảng 2m được chia nhỏ nên mỗi căn nhà ở đây chỉ vỏn vẹn gần 10m2.
Riêng gia đình ông Hải, với diện tích chỉ chừng 9m2 nhưng có tới 7 người, 3 thế hệ cùng chung sống. Đối với mỗi người, ngôi nhà là nơi riêng tư và thoải mái nhất nhưng với gia đình ông Hải đó là điều quá xa xỉ. Bởi, căn nhà của gia đình ông ở đầu nên trở thành lối đi chung của các hộ còn lại, mọi sinh hoạt riêng đều công khai.
Bảo tồn khu Phố cổ yêu cầu bức thiết nhất là việc giãn dân (Ảnh: Kim Tiến) |
Do là lối đi chung vào các căn nhà khác nên đồ đạc được ông Hải tối giản hết mức có thể. Trong căn nhà, vật dụng lớn nhất là chiếc giường để nằm. Bí bách, bất tiện nhưng ông Hải chưa có ý định chuyển gia đình đi nơi khác sinh sống, bởi ở đây ông còn có đồng ra đồng vào nhờ buôn bán vặt.
Theo ông, ngôi nhà được truyền lại từ thời cha ông, do vậy, các thế hệ trong gia đình đều tình nguyện tiếp tục sinh sống, bám trụ tại đây dù không gian sống có phần chật chội, bất tiện. “Nếu Nhà nước có chính sách di dời cụ thể, tôi và những người dân ở đây đều mong muốn được nhà nước mua lại nhà với giá hợp lý, tạo điều kiện làm ăn khi chuyển đến nơi ở mới, đảm bảo cuộc sống cho những người dân như chúng tôi”, ông Hải bày tỏ.
Cũng như gia đình ông Hải, hàng ngàn hộ dân ở phố cổ cũng sẵn sàng chấp nhận bám trụ trong từng căn nhà chật chội với diện tích chưa đến 10 m2 và nằm sâu trong ngõ hẻm. Cũng là một người dân gắn bó với phố cổ Hà Nội gần 30 năm qua, bà Phạm Thị Phương chia sẻ, nhiều năm qua, gia đình bà vẫn sống trong căn nhà vỏn vẹn hơn 10 m2, nằm sâu trong ngách nhỏ. Mọi việc sinh hoạt cá nhân đều phải xuống sân tập thể của ngõ.
Đến cả ăn uống, gia đình bà cũng tranh thủ ăn nhanh chóng, con cái thì ăn ở chỗ làm, vì căn nhà ngay cả nằm ngủ còn khó, nói gì đến nấu nướng, quây quần ăn uống. “Mặc dù rất muốn chuyển đến nơi khác ở cho rộng rãi hơn, an toàn toàn hơn những tôi vẫn băn khoăn vì từng chứng kiến nhiều gia đình chuyển đi nơi khác nhưng sau đó lại quay trở lại vì không quen nếp sống tại nơi ở mới, không có kế sinh nhai…Vì vậy, tôi cho rằng, cần phải có những chính sách cụ thể hơn nữa”, bà Phương bày tỏ.
Thực trạng người muốn đi, người muốn ở tại khu vực Phố cổ Hà Nội đang rất phổ biến. Những người nhất quyết muốn “bám trụ” phần lớn đều là nhà ở mặt đường hoặc gần với mặt đường - nơi thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán và làm dịch vụ. Ngược lại, những căn nhà ở sâu trong ngõ không những không tham gia được kinh doanh mà sinh hoạt hàng ngày cũng khó khăn, do diện tích chật chội, số lượng nhân khẩu lớn.
Đáng quan ngại hơn, việc sinh sống trong những ngôi nhà cũ tại phố cổ Hà Nội đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Sự việc sập nhà tại số 56 phố Hàng Bông trong năm 2019 là một minh chứng điển hình. Ngôi nhà bị sập đã có thời gian sử dụng trên dưới 100 năm, kết cấu chịu lực đã xuống cấp, không còn phù hợp với nhu cầu cải tạo để tiếp tục sử dụng.
Trên thực tế, yêu cầu giãn dân khu Phố cổ Hà Nội đã được được thực hiện từ năm 2002, với mục tiêu di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người, nhằm giảm mật độ từ 823 người/ha xuống còn 500 người/ha, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020. Nhưng đến thời điểm hiện tại, công việc này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên mới di dời được khoảng 100 hộ sinh sống trong di tích, đình, đền, chùa, trường học, cơ quan.
Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy, sau gần 20 năm triển khai thực hiện Đề án Giãn dân phố cổ, đến nay vẫn hiện hữu những khu phố cổ với mật độ dân số lớn, những ngôi nhà nhỏ hẹp, chen chúc trong các con phố sâu. Tình trạng nhà hư hỏng, tường bong tróc, lộ cả lõi thép bên trong là khá phổ biến. Việc cơi nới không gian sống để đáp ứng nhu cầu ở tiếp tục đe dọa chất lượng công trình.
Giãn dân là yêu cầu tất yếu
Về việc giãn dân phố cổ, Phó trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan thừa nhận, đề án giãn dân có tiến độ quá chậm. Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ là Dự án đầu đến tại khu đô thị mới Việt Hưng tại quận Long Biên thuộc Đề án giãn dân phố cổ (Thành ủy duyệt năm 2012) đã chậm gần 10 năm, 2 năm gần đây do điều chỉnh quy hoạch kiến trúc và thay đổi cơ chế đầu tư. Hiện nay, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng đã có Văn bản số 136/TC-QC ngày 31/3/2020 về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình cho dự án; theo đó, khẳng định độ cao tĩnh không xây dựng công trình không được phép vượt quá độ cao 45 mét.
Gia đình ông Hải tại số 35 Hàng Bạc chỉ hơn 9m2 nhưng có 7 người đang sinh sống (Ảnh: Kim Tiến) |
Do vậy, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cũng đã đề nghị Thành phố chấp thuận giữ nguyên các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo các nội dung đã được Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng chấp thuận tại Văn bản số 12/TC-QC ngày 10/01/2017; giấy phép quy hoạch và bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh (lần 2) năm 2017; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (điều chỉnh) của Cục quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng tại Văn bản số 573/HĐXD-QLKT ngày 20/7/2017 và Sở Xây dựng tại văn bản số 9597/SXD-QLXD ngày 16/10/2017.
Đồng thời xem xét, sớm phê duyệt Quyết định điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 6866/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về cơ chế đầu tư xây dựng dự án xây dựng nhà ở giãn dân phố cổ, quận Hoàn Kiếm để quận Hoàn Kiếm khẩn trương triển khai dự án, đề án có tiến độ quá chậm, dư luận và ý kiến cử tri kiến nghị nhiều.
Từ nhiều năm nay, các chuyên gia đều nhận định, khu Phố cổ Hà Nội là một thành phần độc đáo của cấu trúc không gian khu vực trung tâm lịch sử của Hà Nội, thể hiện rõ nhất về một khu phố thị dân gian đặc trưng của người Việt. Nhưng trước nhu cầu phát triển nhanh trong những năm gần đây, khu Phố cổ Hà Nội không tránh khỏi nguy cơ mất dần đi những giá trị làm nên vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo.
Vì thế Phố cổ Hà Nội, từ lâu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu xác định giá trị nhiều mặt và đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của khu Phố cổ Hà Nội, trước khi quá muộn. Từ đó, theo các chuyên gia, giãn dân được xem là yêu cầu tất yếu đặt ra cho công tác bảo tồn giá trị phố cổ Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
Theo số liệu thống kê, dân số khu phố cổ Hà Nội hiện có hơn 66.000 người, mật độ 823 người/ha, đây là mật độ quá lớn so với tiêu chuẩn sống của một đô thị hiện đại. Cũng vì mật độ đông nên tốc độ xây dựng tại khu vực này diễn ra nhanh, ảnh hưởng lớn đến kiến trúc nhà ở và cảnh quan chung.
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (Ảnh: Kim Tiến) |
Giãn dân phố cổ Hà Nội là điều kiện bắt buộc để có thể bảo tồn được giá trị di sản đặc sắc làm nên hồn cốt của Hà Nội. Theo Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo, khu phố cổ ngày xưa hiện cơ bản không còn tồn tại, muốn khôi phục theo mô hình trước đây sẽ rất khó nếu không giải quyết được vấn đề giãn dân.
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng nhấn mạnh, quan trọng nhất là những trường hợp thực hiện giãn dân phải được xác định thật cụ thể để có cơ chế thích hợp ở nơi đến. Phải làm thế nào tạo ra sức hút mới, là nơi người dân mong đến chứ không phải nơi khiến họ cảm thấy bị áp đặt. Đồng thời, các công trình hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, bệnh viện, trung tâm thương mại, không gian xanh công cộng… cần được xây dựng đồng bộ.
Cũng theo ông Nghiêm, khu Phố cổ với quỹ di sản phong phú ngày càng được nhận diện rõ hơn để bảo tồn và phát huy đúng giá trị rất cần được nghiên cứu sâu hơn, tập trung nguồn lực như Luật Thủ đô đã xác định để nâng tầm giá trị. Không chỉ là di tích quốc gia mà còn là di tích quốc gia đặc biệt, tiến tới được UNESCO công nhận.
Với tiềm năng vốn có, khu Phố cổ cần được quản lý để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị; cần có cơ chế đặc thù để quản lý, phân bố dân cư hợp lý. “Trong nước, bạn bè nước ngoài đã có nhiều quan tâm đến khu Phố cổ song chưa xứng tầm với giá trị vốn có nên rất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các ngành, tổ chức xã hội, vận động nhân dân để phát huy nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị”, ông Nghiêm nhấn mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01