Cần sửa đổi một số đạo luật:

Không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư

Lao động Thủ đô từng phản ánh 2 kỳ “Đầu tư nước ngoài cần gạn đục, khơi trong” nội  dung xoay  quanh vấn đề  thời gian qua các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được hưởng quá nhiều ưu đãi về hạ tầng và chính sách thuế, song rất nhiều dự án lại có hàm lượng công nghệ chưa cao dẫn đến ô nhiễm môi trường. Và một lần nữa, tại hội thảo với chủ đề “Thương mại tự do, dịch chuyển đầu tư và các vấn đề về môi trường”, các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục cảnh báo thực trạng này.
khong danh doi moi truong de thu hut dau tu Tăng đột biến FDI ngành dệt may: Thách thức doanh nghiệp trong nước
khong danh doi moi truong de thu hut dau tu Đất lành thu hút các nhà đầu tư

Chưa công nghiệp hóa xong, môi trường đã ô nhiễm

Tại hội thảo, bà Trần Thanh Thủy (Trung tâm Con người và Thiên nhiên) dẫn số liệu đánh giá về tình hình tuân thủ chính sách pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội thực hiện trong năm 2015 cho hay:  Thời gian qua, trên địa bàn cả nước có đến 60%  số các doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn; trong đó có 23% doanh nghiệp FDI xả vượt quy chuẩn cho phép từ 5 -12 lần.

khong danh doi moi truong de thu hut dau tu
Phải sửa các văn bản luật để thu hút đầu tư công nghệ cao.

Điều đáng nói, trong số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam, thủ phạm gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là các dự án liên quan lĩnh vực có sử dụng nhiều hóa chất như da giày, dệt may, nhuộm, sản xuất phân bón... Thậm chí, đến nay, đất nước đã trải qua 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhưng không ít địa phương vẫn thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vốn chỉ dành cho những quốc gia mới bắt đầu thời kỳ mở cửa, hội nhập như lĩnh vực dệt - may. Điển hình, các chuyên gia tại hội thảo đã trích dẫn báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định về thu hút FDI. Theo đó, năm 2015, địa phương này thu hút khoảng 190 triệu USD vốn FDI, tuy nhiên có khoảng 80% số dự án đầu tư đăng ký vào ngành dệt - may…

Đi sâu vào phân tích những hệ lụy của các dự án gia công, ông Đỗ Thanh Bái (Hội Hóa học Việt Nam) đánh giá: Dệt - may là ngành thu hút đầu tư nhiều tại Việt Nam do tận dụng được lợi thế về lao động, nhưng thách thức lớn nhất trong vấn đề môi trường mà ngành này đặt ra là nước thải. Ông Bái dẫn chứng cụ thể: Hiện tại, nhận thức của các cơ quan chuyên môn về thuốc nhuộm chưa được đầy đủ. Mà khi không biết hết tác động của thuốc nhuộm thì việc vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường các nhà đầu tư trong ngành dệt - may hay tìm cách né tránh trong xử lý vấn đề nước thải, nhất là xử lý về màu vì khó. “Không chỉ ngành dệt - may, những ngành như da  - giày, chế biến dầu khí, hóa chất, điện tử... vốn đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, song cũng chính là những ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao”- ông Bái nói.

Nhìn dưới góc độ kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh nêu con số đáng để chúng ta suy nghĩ, đó là “hiện mỗi năm, Việt Nam bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tương đương với 2,5% GDP. Còn con số này của Trung Quốc là 6,5%. Nếu với đà ô nhiễm môi trường như hiện nay, chẳng bao lâu hệ số ô nhiễm môi trường của chúng ta cũng sẽ tăng lên rất cao”. Từ thực tế này, các chuyên gia đã đưa chung nhận định: Việt Nam chưa thực hiện xong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, song vấn đề ô nhiễm môi trường đã rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhân dân cũng như kinh tế - xã hội.

Phải xem lại các đạo luật

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu xét về góc độ luật, Việt Nam đã có khá nhiều đạo luật liên quan đến đầu tư và môi trường, song trên thực tế vẫn có nhiều khoảng trống dẫn đến các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam chưa chú trọng đến yếu tố môi sinh. Thậm chí, theo không ít nhà đầu tư, khi đầu tư vào Việt Nam, chi phí môi trường rẻ hơn tại các nước khác 10 - 15%.

Vì vậy, để không xảy ra vấn nạn môi trường, các chuyên gia cho rằng, điều đầu tiên phải tiếp tục xem xét lại Luật Đầu tư. Cụ thể, bên cạnh việc tạo ra sự thông thoáng trong lĩnh vực hành chính liên quan đến thu hút đầu tư nói chung, đầu tư FDI nói riêng, thì bản thân luật vẫn chưa có những quy định chi tiết về chất lượng dự án đầu tư. Ví dụ, khi đầu tư vào Việt Nam thì công nghệ dự án đó phải ra sao? Hạn chế lĩnh vực nào và cần ưu tiên lĩnh vực nào? Nếu những lĩnh vực dễ ảnh hưởng đến môi trường như nhuộm, tẩy, hóa chất, da - giày, dệt - may, luyện cán thép... thì phải có những hàng rào kỹ thuật quy định ngay trong bản thân luật. Thế nhưng, vì chưa có các khoản quy định này, chúng ta vẫn dễ dàng để các dự án ảnh hưởng đến môi trường được đầu tư vào Việt Nam.

Thậm chí, ngay đến việc quản lý hóa chất độc hại, Luật Hóa chất đã có, song tính khả thi vẫn còn rất kém. Theo ông Đỗ Thanh Bái, Luật Hóa chất đã có gần 10 năm, nhưng đến nay đã bộc lộ nhiều lỗ hổng. Sử dụng hóa chất chưa theo những quy chuẩn nhất định dẫn đến sử dụng và xử lý khá bừa bãi. Vì vậy, để hạn chế việc sử dụng, xử lý hóa chất trong công nghiệp, hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất thế giới và Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất Nhật Bản sẽ tiến hành điều chỉnh đạo luật này trong thời gian tới để trình Quốc hội cho ý kiến. Việc chỉnh sửa sẽ theo hướng chuyển từ quản lý hóa chất theo mức nguy hiểm sang quản lý theo hướng rủi ro. Nghĩa là sẽ kiểm soát rủi ro đối với con người và môi trường do hoạt động sử dụng hóa chất gây ra. Cũng theo ông Bái, một trong những bất cập hiện nay trong lĩnh vực quản lý hóa chất đó là sự chồng chéo. Ở các nước, quản lý hóa chất chỉ có một hoặc 2 bộ, song ở Việt Nam, lại có rất nhiều bộ như Công Thương, Tài nguyên - Môi trường và còn có cả Bộ Y tế, Công an…

Điều cuối cùng các chuyên gia khuyến cáo, đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là quan trọng, nhưng đây là thời điểm chúng ta phải lựa chọn những phân ngành, dự án đầu tư vào Việt Nam thiên về chất, có hàm lượng công nghệ cao để giảm thiểu sự rủi ro về môi trường. Muốn vậy, phải rà soát đồng bộ các đạo luật từ Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Hóa chất... Cương quyết không đánh đổi đầu tư bằng mọi giá để tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nặng nề.

H. Phạm  - A. Tùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
Xem thêm
Phiên bản di động