Đón vận hội mới

(LĐTĐ) Để hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đề ra và tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong năm Nhâm Dần 2022 và thập niên tới, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới tư duy và hành động. Lao động Thủ đô giới thiệu đến bạn đọc một số tâm huyết của các nhà kinh tế, doanh nhân, với mong muốn góp phần đưa đất nước thịnh cường.
Chào năm mới 2021, đón vận hội mới! Sẵn sàng đón vận hội mới Hà Nội đón vận hội mới với tâm thế mới

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:

9 vấn đề cần giải quyết để nền kinh tế phát triển

Để đạt mục tiêu phát triển đất nước năm 2022, Việt Nam đã có chiến lược, kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế hậu Covid-19 giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển trên lộ trình.

Thứ nhất, để tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, chúng ta cần khẳng định rằng, khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài nhà nước là động lực chính trong phát triển kinh tế phục hồi và thích ứng với bối cảnh biến đổi trong nước cũng như thế giới. Vì vậy, việc cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực này là rất cần thiết.

Đón vận hội mới

Thứ hai, cần tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để tăng sức chống chịu và phục hồi nhanh hơn. Đó là một gói hỗ trợ đủ lớn để tái thiết và phục hồi chứ không chỉ là những gói hỗ trợ nặng về an sinh xã hội, gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp “đứng vững tạm thời” mà cần phải có những bước tiến dài hơi hơn.

Thứ ba, qua dịp này, cần tranh thủ cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng mới với các mục tiêu: Tiết kiệm, đúng hướng và được đẩy nhanh, mạnh.

Thứ tư, tăng cường xử lý vi phạm của những cá nhân, đơn vị để tăng cường phòng, chống tham nhũng, chống nhũng nhiễu trong môi trường kinh doanh cũng như trong cán bộ quản lý.

Thứ năm, quản lý tài sản công là rất cần thiết trong việc phát triển đất nước. Cần tạo môi trường lành mạnh, tránh thất thoát nguồn tài chính công, tài sản công.

Thứ sáu, tiếp tục gia tăng phối kết hợp xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với các hoạt động lưỡng dụng trong kinh tế, trong công nghiệp, sản xuất công nghệ cao, quân sự, quốc phòng…

Thứ bảy, tích cực truyền thông để nâng cao vị thế của Việt Nam đối với nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ tám, năm 2022 cần sớm xử lý về nợ công và đặc biệt nâng cao hiệu quả giữ ổn định hệ thống ngân hàng quốc gia

Thứ chín, phát triển kinh tế đối ngoại, vừa đa phương vừa linh hoạt theo hướng khai thác tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức để phát triển và hòa nhập.

-----------------------------------------------------

Ông Đào Xuân Thiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Hải Anh, Chủ tịch CLB Đầu tư và Khởi nghiệp Thái Nguyên:

Cần có chính sách đặc biệt cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp

Để đạt mục tiêu phát triển đất nước năm 2022 và những năm tiếp theo, theo tôi cần tiếp tục ổn định về an ninh, chính trị đặc biệt là giải quyết thấu đáo các chính sách an sinh xã hội cho người lao động.

Cũng cần xem xét chế độ lương trong khối công chức để làm sao họ sống được bằng chính đồng lương và thu nhập của mình để giảm thiểu hiện tượng tham nhũng vặt trong khối công chức hiện nay… Bên cạnh đó, tập trung hơn nữa vào các hoạt động xã hội và minh bạch các chính sách công trên các kênh thông tin đại chúng để định hướng người lao động thêm tin tưởng và thấu đáo các quyết sách của Chính phủ.

Đón vận hội mới

Đối với chính sách về đất đai cần phải có những quy định cụ thể và phù hợp để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Tránh chính sách đền bù không đảm bảo quyền lợi của người dân, dẫn đến triển khai các mục tiêu về phát triển hạ tầng không đạt hiệu quả.

Hiện nay, Việt Nam là điểm đến của nhà đầu tư trên thế giới. Việt Nam hấp dẫn bởi sự ổn định về chính trị và có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần phải lựa chọn các nhà đầu tư phải đảm bảo được yếu tố môi trường, không lấy giá trị kinh tế để đánh đổi về môi trường.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, việc cấp thiết lúc này là rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc giãn thời gian đóng bảo hiểm, các loại thuế mà không tính lãi.

Đặc biệt, các tỉnh, thành cần hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận các dự án và các nhà đầu tư đến với địa phương để đảm bảo việc làm cho người lao động. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thủ tục hành chính công nhanh và minh bạch. Cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.

-----------------------------------------------------

Ông Lê Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hadico:

Phải có một định hướng dài hơi

Khi nhìn vào một đất nước, nhìn vào một nền kinh tế mạnh hay yếu, thì những nhà phân tích hay lấy tầng lớp trung lưu ra để nhìn nhận. Thu nhập của những bác sĩ, chuyên gia tài chính, chuyên viên hay doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là thước đo của ổn định hay chưa ổn định của một đất nước. Nên việc hỗ trợ, "nâng đỡ" các doanh nghiệp là điều mà mọi Chính phủ cần làm.

Đón vận hội mới

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đã làm tốt công việc của mình, mà kết quả của sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua chính là thước đo năng lực của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều tôi nghĩ chính phủ có thể tập chung các chuyên gia, để định hướng một cách dài hơi hơn, để kết quả được mỹ mãn hơn.

Thứ nhất, nên có một định hướng, kế hoạch dài hơi hơn hiện tại. Xác định ngành nghề nào là trọng tâm để phát triển đất nước, từ đó có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ cụ thể.

Thứ hai, cần hỗ trợ doanh nghiệp một cách thực sự. Ví dụ: Những gói giảm lãi suất ngân hàng, những gói hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn của Nhà nước sẽ vướng vào điều kiện cho vay của ngân hàng.

Doanh nghiệp không khó khăn thì không được vay theo gói trên, còn doanh nghiệp khó khăn thì ngân hàng lại không cho vay vì sợ rủi ro. Chính vì vậy, những gói này chỉ giải ngân được con số hết sức khiêm tốn và doanh nghiệp “đói” vốn vẫn hoàn “đói” vốn.

Thứ ba, công khai minh bạch những tiến trình, dự án, chính sách mà Nhà nước sắp triển khai. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thời gian để chuẩn bị tiền bạc, nhân sự, thiết bị máy móc cũng như làm thủ tục giấy tờ để tham gia dự án theo đúng quy định. Nên việc cho biết trước về thời gian để chuẩn bị là vô cùng cần thiết, tránh những xì xào không đáng có, không chính xác, tạo hiểu lầm về “sân sau” của một định hướng hay dự án mang tính quốc gia.

Ví dụ, muốn đầu tư làm cột điện gió thì phải thuê hoặc mua đất, hợp thức hoá tư cách pháp nhân, chuẩn bị máy móc thiết bị, nhân sự cũng như tài chính chuẩn bị cho dự án. Với tất cả các thủ tục hiện tại, thì một nhà thầu bình thường sẽ không đủ thời gian để tham gia và hoàn thành dự án kịp tiến độ "ưu đãi", nếu như không biết trước được hoạch định của chính phủ trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân, đóng thuế phát triển đất nước. Đó là cách duy nhất giúp đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

-----------------------------------------------------

Ông Nguyễn Xuân Hợp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bồ Câu:

3 vấn đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mong hỗ trợ

Trong quá trình nghiên cứu và quan sát cũng như đồng hành với các chính sách kinh tế của Nhà nước và Chính phủ, tôi nhận thấy chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn mang tính thời điểm. Năm 2022 cũng như các năm tiếp theo, kinh tế toàn cầu chắc chắn vẫn sẽ có nhiều biến động lớn. Trong một thế giới thay đổi liên tục với nhiều thách thức thì tương ứng, cũng sẽ có nhiều cơ hội cho sự phát triển.

Đón vận hội mới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có số lượng chiếm tới 98%, đồng thời là lực lượng đóng góp chính vào việc phát triển tương lai đất nước. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là lực lượng hết sức linh hoạt trước các thay đổi của vận thế cũng như chính sách của Nhà nước. Để tạo điều kiện cho đội ngũ này, thì cần thấu hiểu các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần gì, đang vướng ở đâu.

Tôi cho rằng có 3 vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần sự hỗ trợ. Một là về vốn: Cần có các cơ chế hỗ trợ nguồn vốn một cách sâu sát, cụ thể. Tránh tình trạng có rất nhiều các chương trình hỗ trợ nhưng rất khó để tìm thấy các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn.

Hai là về nguồn nhân lực: Cần đầu tư hơn nữa vào công tác đào tạo, cụ thể như các trường nghề, các cơ sở vừa học vừa làm để tạo ra một lực lượng lao động năng động và linh hoạt giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng có được một thị trường nhân sự rộng lớn để lựa chọn và tuyển dụng.

Ba là về tri thức: Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yếu về các kỹ năng quản trị và thường mất kiểm soát khi doanh nghiệp tăng trưởng. Ban đầu, mới khởi nghiệp, họ có thể làm rất tốt nhưng sau đó năng lực của họ không theo kịp được sự phát triển của doanh nghiệp và thường làm doanh nghiệp “chết yểu” như vậy sẽ rất phí cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, cần có các chương trình quốc gia về đào tạo, huấn luyện cho các chủ doanh nghiệp đơn giản, miễn phí và có tính phổ cập cao, linh hoạt thời gian để các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận với việc nâng cấp năng lực lãnh đạo, quản trị của mình.

Bằng việc chuyển đổi số hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục hành chính và hỗ trợ để từng tế bào của nền kinh tế được khỏe mạnh, tôi tin chắc rằng, Việt Nam sẽ bứt phá. Và chúng tôi vừa ở vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa trăn trở với việc phát triển kinh tế đất nước luôn sẵn sàng đóng góp, phụng sự cho mục tiêu đó!.

Bảo Thoa - Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Việt Nam tiếp tục có hãng hàng không 5 sao xuất sắc

Việt Nam tiếp tục có hãng hàng không 5 sao xuất sắc

(LĐTĐ) Vietnam Airlines được tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vinh danh là “Hãng hàng không 5 sao xuất sắc” (Five Star Major Airline). Đây là năm thứ hai liên tiếp Vietnam Airlines nhận được danh hiệu uy tín quốc tế này.
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh

Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, đồng chí Đỗ Anh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã thay mặt Thành ủy chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), do đồng chí Tôn Lập Đông - Thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tổng Công hội Bắc Kinh dẫn đầu.
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số Hà Nội đã lựa chọn quận Bắc Từ Liêm thực hiện thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn

Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn

(LĐTĐ) Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì năng lượng, nâng cao thể lực và tối ưu hóa hiệu suất thi đấu trong bóng đá. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các cầu thủ chống lại sự mệt mỏi, duy trì sự tập trung và hiệu quả trong mỗi trận đấu, đặc biệt khi gặp phải những đối thủ mạnh tại giải đấu quan trọng vào cuối năm 2024.
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam - Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân chuyến thăm chính thức Malaysia.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động