Khơi dậy tình yêu Hà Nội bằng âm nhạc
Lan tỏa tình yêu Hà Nội Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Tha thiết một tình yêu Hà Nội Hà Nội trong tôi |
Nhiều tác phẩm nổi tiếng về Hà Nội
Nhạc sĩ Hồng Đăng sinh năm 1936 ở Nghệ An, là cháu ruột nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Năm 1956, ông ra Hà Nội và học khoa sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam khóa I, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp, ông sáng tác khoảng 700 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm khơi dậy tình yêu về Hà Nội như “Sông Hồng ngàn năm”, “Người sông Hồng”, “Duyên Hà Nội”. Nhạc sĩ cũng đã sống gắn bó cùng Hà Nội trong những năm tháng Thủ đô chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ca khúc “Tiếng hát trên pháo đài thành phố” được viết ra từ những tháng ngày khói lửa ấy.
Nhạc sĩ Hồng Đăng tại nhà riêng, với giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội được gia đình đưa về. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán) |
Nhưng có lẽ trong suốt sự nghiệp của nhạc sĩ Hồng Đăng, “Hoa sữa” là ca khúc hay nhất về Hà Nội của ông, tuy không có một chữ Hà Nội hay Thủ đô nào trong ca từ. Ông cho biết, năm 1987 được đạo diễn Đức Hoàn đặt viết nhạc phim điện ảnh “Hà Nội mùa chim làm tổ”. Phim gần quay xong, ông vẫn “bí” ý tưởng. Nhà thơ Nguyễn Hương Trâm gợi ý ông viết về hoa sữa - một loài hoa thơm nhưng ít người biết, được trồng nhiều ở đường Nguyễn Du. Lúc ấy, dù chưa biết hình dáng, hương thơm hoa sữa như thế nào nhưng nhạc sĩ Hồng Đăng bỗng thấy dạt dào cảm xúc, nhanh chóng hoàn thành bài hát. Ca khúc nói về tình yêu đẹp của một đôi trai gái không thể đến được với nhau, mỗi bên đều trân trọng kỷ niệm về người kia.
Ở “Hoa sữa” là thiên nhiên ẩn hiện trong tình yêu đôi lứa: “Em vẫn từng đợi anh như hoa từng đợi nắng. Như gió tìm rặng phi lao, như trời cao mong mây trắng”. Đấy là người con gái đợi người con trai. Rồi lại đến người con trai đợi người con gái: “Anh vẫn từng đợi em trên những chặng đường quen, tiếng hát ai xao động, thoáng mùi hoa êm đềm”. Mùi hoa sữa khiến cho chàng trai và cô gái nhớ nhung về một thời đã qua để: “Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó, những bạn bè chung, những con đường nhỏ. Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm có lẽ nào anh lại quên em…”. Nhịp nhạc chậm, ca từ mở ra không gian rộng, tạo cảm giác bâng khuâng, khắc khoải.
Sự ghi nhận quý giá
Do tuổi cao, sức yếu, nhạc sĩ Hồng Đăng không thể tới lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội chiều 28/10 vừa qua. Bà Anh Thúy, vợ nhạc sĩ cùng con gái thay ông tới nhận giải. Bà Thúy khóc, thay mặt chồng nói cảm ơn gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái cùng Ban Tổ chức. Bà nói: “Ông Hồng Đăng tới Hà Nội khi là một chàng trai trẻ, mê mẩn từng con đường, công trình kiến trúc đến nét đẹp văn hóa của nơi đây. Từ đó, ông đưa vào trong tác phẩm một cách sâu sắc, gần gũi. Tôi rất xúc động khi những cống hiến của ông được ghi nhận ở tuổi đã cao. Đây sẽ là món quà tinh thần quý giá dành cho ông”.
Chia sẻ về Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội mà nhạc sĩ Hồng Đăng nhận được, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: “Với riêng cá nhân tôi cũng như giới nhạc sĩ Việt Nam vô cùng phấn khởi và thấy rằng đây là niềm tự hào rất lớn. Tôi nghĩ, tên tuổi của nhạc sĩ Hồng Đăng với những tác phẩm “Kỷ niệm thành phố tuổi thơ”, “Hoa sữa”, “Biển hát chiều nay”… đã đi vào lòng công chúng yêu nhạc từ 30-40 năm về trước rồi. Nên trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội cho nhạc sĩ Hồng Đăng, một trong những cây đại thụ của thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam là xứng đáng.
Đó không chỉ là phần thưởng riêng cho cá nhân nhạc sĩ Hồng Đăng, đặc biệt là cho mảng sáng tác về Hà Nội của ông, mà đó còn là sự ghi nhận những đóng góp của giới nhạc sĩ Việt Nam đối với Thủ đô yêu quý của chúng ta. Trong những ngày tháng này, có gương mặt của một nhạc sĩ đoạt giải đã chứng tỏ rằng, tiếng nói của âm nhạc vẫn đang góp phần vào việc xây dựng đời sống, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của Hà Nội”.
Nhạc sĩ Hồng Đăng không chỉ là để lại những sáng tác nổi tiếng cho Thủ đô mà ông còn giảng dạy những thế hệ sau ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, viết sách và báo… Ông là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IV và V, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam và là nhạc sĩ đầu tiên được kết nạp vào Hội Điện ảnh Việt Nam. Hiện ông sống ung dung tự tại tại tư gia ở gần kề ngay bên bờ hữu ngạn sông Hồng, tựa lưng vào con đê gần cửa Hàm Tử. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13