Hà Nội trong tôi
Hà Nội thân thiện và sáng tạo qua ống kính nhiếp ảnh | |
Hà Nội trong tôi |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều |
Nhiều lần đi vào những khu đô thị mới hay các trung tâm thương mại, tôi hay nghe người ta nói “chẳng khác gì Bangkok, Singapore.
Nhưng trong những so sánh ấy là không ít nói rằng, dẫu phát triển thế nào, Hà Nội vẫn phải giữ lại những gì “lắng hồn nuối sông ngàn năm”.
Một số người phải thốt lên, Hà Nội đang phát triển quá nhanh. Đến như khu 36 phố phường cũng bị biến dạng bởi những tòa nhà mặt phố xây với đủ loại kiến trúc và kích cỡ. Ngay đến lời ăn tiếng nói, cũng đang bị phôi pha bởi nét đẹp của người Tràng An.
Nhưng, tôi lại nghĩ, Hà Nội không thể bất động mãi mãi mà không phát triển. Ngay trong những ngôi nhà của những người đang kêu lên “Hà Nội đang ở đâu?” cũng quá nhiều thay đổi. Chính thế mà chúng ta phải đi tìm Hà Nội của chúng ta bằng một con đường khác trong tiến trình chung của cả đất nước để chúng ta có thể yên lòng về những vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long này còn mãi.
Trong cách nhìn của tôi, Hà Nội được dựng lên bởi những vẻ đẹp thanh tao của ngôn từ giao tiếp, bởi vẻ lịch lãm của thời trang, bởi sự hòa đồng giữa phố phường, con người với thiên nhiên của những con sông, những hồ nước, bởi nét trầm mặc ấm áp của những mái ngói phố cổ xưa, bởi tính lãng mạn của những làng hoa, bởi phong vị tinh tế của những món ăn, bởi cả sự mơ hồ nhưng da diết của những tiếng rao đêm… Và điều hệ trọng là người Hà Nội đừng đánh mất đi những vẻ đẹp ấy trong sự phát triển của mình.
Văn minh và hiện đại là một mục tiêu lớn nhất của mọi đô thị. Hà Nội cũng không thể khác. Nhưng hiện thực cho thấy những Tokyo, Seoul, London, Paris… là những thành phố văn minh hiện đại nhất thế giới, nhưng những vẻ đẹp làm nên những thành phố này qua hàng thế kỷ vẫn được giữ gìn bên trong sự phát triển ấy. Khi nhà thơ Đức Bà bị hỏa hoạn thì cả thế giới như sụp đổ. Không khó khăn với nước Pháp để xây một nhà thờ mới lớn hơn thế.
Nhưng nhà thờ Đức Bà gắn liền với lịch sử văn hóa và văn chương của Paris. Cách đây mươi năm, một cổng thành cổ của Seoul cũng bị hỏa hoạn. Cả vạn người dân Seoul đã kéo đến khóc trong đau đớn như phải tiễn biệt một người ruột thịt thương yêu nhất. Cũng như Paris, Seoul cũng chẳng khó khăn gì để dựng lên một cái cổng uy nghi và hoành tráng hơn. Hoặc đến một lúc nào đó trong thời gian vô tận của tương lai, nhưng di sản bằng vật thể kia sẽ không chịu nổi sức tàn phá của thời gian thì trong tâm hồn của con người vẫn còn lại như một sự bất diệt các vẻ đẹp và tinh thần văn hóa đó. Đấy cũng chính là con đường tôi đang nghĩ về Hà Nội.
Trong rất nhiều báo động về văn hóa Hà Nội, tôi vẫn còn niềm hy vọng mạnh mẽ khi bước vào những ngôi nhà của những gia đình sống nhiều đời ở Hà Nội, tôi vẫn nhận ra vẻ đẹp của phong cách người Thăng Long. Đấy là sự sống còn để gìn giữ những vẻ đẹp làm nên mảnh đất Kinh kỳ này.
Chỉ khi những gì ở bên trong mà ta gọi là tâm hồn bị xóa nhòa, bị lãng quên và bị thay thế bởi tính thực dụng của đô thị thì nguy cơ mất đi Hà Nội của chúng ta mới thực sự kinh hãi. Tôi vẫn thấy trong nhiều ngôi nhà hiện đại của người Hà Nội những ban thờ hương khói vừa linh thiêng vừa gần gũi, vẫn thấy cách ứng xử thanh tao, vẫn cảm nhận những món ăn truyền thống của Hà Nội xưa tinh tế… Cái chúng ta phải giữ lấy là cái tinh thần bên trong chứ không hẳn là hình thức bên ngoài. Nhưng cũng phải nói rằng: Có những thứ bên ngoài đã làm nên Hà Nội thơ mộng và khác biệt đang đứng trước những thách thức bị biến mất như những dãy phố cổ, những hồ nước, những làng nghề ngoại ô.
Tại sao chúng ta không bảo tồn phố cổ một cách khoa học và kiên quyết hơn nữa? Tại sao chúng ta lại để những làng hoa thơ mộng và lãng mạn bị xóa sổ? Tại sao chúng ta không gìn giữ những làng nghề truyền thống ngoại ô? Những vẻ đẹp tinh tế và rất Hà Nội ấy sẽ làm cho một Hà Nội hiện đại trở nên quyến rũ hơn và sâu lắng hơn mà vẫn hòa vào sự phát triển của thành phố. Cũng như những quán ăn, quán cà phê… vỉa hè.
Ảnh minh họa |
Hà Nội đã thực sự làm ra một nét đẹp đặc trưng của văn hóa vỉa hè. Nhưng một sự thật tôi phải lên tiếng rằng: Người Hà Nội đã lợi dụng quá mức vỉa hè và sự quản lý lại không nghiêm khắc nên văn hóa vỉa hè Hà Nội đã bị biến dạng và gây ra những phiền phức cho đời sống đô thị hiện đại.
“Hà Nội ở đâu?” là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Bởi nếu chúng ta sống trong một vùng địa lý mà những đặc trưng hay di sản văn hóa của vùng địa lý ấy không còn hay bị quên lãng thì đời sống ấy sẽ mất đi quá nhiều ý nghĩa và mất đi cả động lực để phát triển vùng địa lý ấy. Tôi vẫn nghĩ: Con người Hà Nội chính là di sản quan trọng nhất để nuôi dưỡng cái hồn của Hà Nội. Cách đây mấy năm, tôi đến thăm một gia đình Hà Nội định cư ở Úc gần nửa thế kỷ nay và ăn tối cùng gia đình. Khi bữa tối được dọn lên, tôi thực sự kinh ngạc và xúc động.
Một mâm cỗ rất Hà Nội hiện ra ở một vùng văn hóa khác biệt. Gia đình Hà Nội ấy đã rời xa Hà Nội nhưng trong tâm hồn họ vẫn mang theo một Hà Nội trọn vẹn. Đấy là một ví dụ đầy sức mạnh chứng minh sự logic và hợp lý trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của một vùng đất hay một quốc gia.
Để không còn phải nghe câu hỏi “Hà Nội đang ở đâu?” thì mỗi con người sống trên mảnh đất Thăng Long này phải có một Hà Nội thanh tao, lịch thiệp, tinh tế và lãng mạn trong chính tâm hồn mình. Còn nếu ta chỉ giữ lại phố xưa, làng cũ mà con người sống bên trong nhà xưa, làng cũ ấy đánh mất và lãng quên vẻ đẹp của người Thăng Long thì lúc đó chúng ta chẳng làm sao để tìm được Hà Nội khi đang sống trong một nơi chốn được gọi là Hà Nội.
Cuối đông, 2019
Tản văn của Nguyễn Quang Thiều
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57