“Khoảng lặng” để điều chỉnh lại văn hóa đi lễ

(LĐTĐ) Từ bao lâu nay, việc người dân trẩy hội đầu xuân được xem là nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nhưng năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lễ hội trên địa bàn Thủ đô và cả nước đã phải dừng tổ chức. Quyết định này ngay lập tức khiến một số cảm thấy người hụt hẫng, nhưng nhiều người lại cho rằng, đây sẽ là khoảng lặng cần thiết để người dân điều chỉnh lại văn hóa đi lễ, bởi suy cho cùng, phúc đức cũng được vun đắp từ tâm mà ra.
Giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa

Thay đổi thói quen đi lễ hội đầu năm

Mùa xuân là mùa cao điểm của các lễ hội, nhưng trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, không chỉ Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã hạn chế đến mức thấp nhất hoặc dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, tạm thời đóng cửa các di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo, tránh tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe người dân và cộng đồng.

“Khoảng lặng” để điều chỉnh lại văn hóa đi lễ
Chùa Phúc Khánh chấp hành nghiêm việc thực hiện phòng, chống Covid-19. Ảnh Đ.Đ

Tiếp tục bảo vệ sự an toàn của người dân, ngày 4/3 vừa qua, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 15/TB-BCĐ về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, trong đó yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, để người dân nắm rõ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phối hợp thực hiện, tránh tâm lý lơ là chủ quan, xác định công tác phòng, chống dịch còn lâu dài...

Đối với việc mở cửa trở lại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung,… Ban Chỉ đạo thành phố giao Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Trưởng ban Tôn giáo thành phố (Sở Nội vụ), Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các địa phương, căn cứ vào sự chuẩn bị của các di tích lịch sử, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, cấp thành phố, cấp quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để chủ động quyết định thời gian mở cửa trở lại, đón khách nhưng tuyệt đối không tổ chức các hoạt động lễ hội,…

Trước quyết định trên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối, bởi bao đời nay việc tổ chức lễ hội luôn được xem là một trong những hoạt động lưu giữ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được các thế hệ chắt chiu, gìn giữ. Thậm chí, việc lễ hội tạm hoãn còn gây ảnh hưởng đến thu nhập không chỉ của người dân, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trái ngược với sự hụt hẫng của nhiều người, không ít ý kiến lại tỏ ra đồng tình với việc tạm dừng tổ chức các lễ hội, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Bà Trương Thu Hà ở (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ tới mùa lễ hội đầu năm ở Gò Đống Đa, chùa Hương (Mỹ Đức) hay lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh (Đống Đa) bà Hà cùng với người thân trong gia đình lại tất bật sắm lễ, trẩy hội. Thế nhưng, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình bà Hà đã thay đổi hoàn toàn thói quen đi lễ hội so với những năm trước đây.

“Năm nay chính quyền thành phố Hà Nội chỉ đạo dừng tổ chức tất cả các lễ hội, thậm chí, tại các điểm di tích, đình, chùa cũng được yêu cầu đóng cửa nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, tránh tụ tập đông người,… điều này đã giúp gia đình tôi thay đổi quan niệm về việc đi lễ hội, hay đi lễ chùa. Bởi thực tế, phật tại tâm và phúc đức cũng từ tâm mà ra. Do đó, khi tâm mình cảm thấy được bình an thì mọi việc cũng sẽ hanh thông, gia đình ấm no, hạnh phúc”, bà Hà chia sẻ.

Đồng quan điểm với bà Hà, chị Nguyễn Thị Liên ở La Khê, Hà Đông cho rằng, năm nay việc không tổ chức các lễ hội đầu xuân, hay việc tạm đóng cửa các điểm di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã giúp nhiều người có cách nhìn nhận lại bản thân mình, nhìn nhận lại cách tiếp cận với tín ngưỡng thờ tự, qua đó điều chỉnh lại hành vi văn hóa đi lễ hội của mỗi người.

“Một mùa xuân “khác lạ” và bị xáo trộn vì đại dịch Covid-19, nhiều lễ hội, nhiều cơ sở thờ tự, di tích phải đóng cửa, nhưng đây lại chính là thời điểm để chúng ta ngồi lại, cùng nhau suy ngẫm về những điều đã qua khi không phải mất thời gian chạy lăng xăng qua các lễ hội, chùa chiền,… và đó cũng là quãng thời gian để mỗi chúng ta xem xét, chăm sóc lại nội tâm của mình, thay vì mải mê chạy theo ngoại cảnh”, chị Liên nói.

“Khoảng lặng” cần thiết

Theo ghi nhận của phóng viên, thời điểm này tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng ở thủ đô Hà Nội, hàng loạt các lễ hội lớn thu hút du khách thập phương mỗi dịp đầu xuân như: Lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội Gióng, lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh,… đã dừng tổ chức hoặc không khai hội, do đó, số lượng du khách thập phương đến chiêm bái, cúng lễ giảm hẳn so với ngày thường, thậm chí không gian tại các điểm di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo cũng trở nên yên ắng, tĩnh lặng.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc các lễ hội văn hóa tâm linh hạn chế tổ chức, đương nhiên người dân ít nhiều sẽ bị thiệt thòi trong việc tiếp cận, tham dự các sinh hoạt văn hóa tâm linh. Nhưng cần thấy rằng, chính hoàn cảnh dịch bệnh hôm nay, lại là một cơ hội để cho người dân nhìn nhận lại mình sau một quá trình quá tải về lễ hội đầu xuân như dư luận vẫn thường nói và trở thành dịp để người ta trở về nhà, nối kết với gia đình,...

Có thể thấy, việc được tham gia các lễ hội đúng dịp đầu xuân cũng tốt. Nhưng không vì thế chúng ta coi thường sự an nguy của bản thân, bất chấp phải đi lễ bằng mọi giá. Trong khi đó, về Phật giáo, những lễ hội liên quan đến Phật giáo không được tổ chức trong hoàn cảnh dịch bệnh thì không có nghĩa về mặt ước nguyện và năng lượng lành hạn chế, không lan tỏa.

“Khoảng lặng” để điều chỉnh lại văn hóa đi lễ
Việc thực hiện các nghi lễ tại các cơ sở thờ tự vẫn được thực hiện đồng thời đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19

Và để đáp ứng nhu cầu người dân, cũng như thích nghi với thời đại công nghệ số, đặc biệt là việc đảm bảo giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc; sau khi có chỉ đạo dừng tổ chức lễ hội đầu xuân, tại một số cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, di tích,… các nghi lễ, đại lễ cầu an vẫn được tổ chức nhưng không tổ chức phần hội. Đặc biệt, nhiều cơ sở tín ngưỡng chuyển đổi sang hình thức cầu an trực tuyến phát trực tiếp qua fanpage và kênh Youtube riêng của nhà chùa,… Qua đó, giúp người dân mặc dù ở nhà những vẫn có thể theo dõi, thực hiện nghi lễ cầu an bình thường.

Liên quan đến việc tạm dừng tổ chức các lễ hội, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam), việc đi lễ đầu năm là một phong tục tốt đẹp vì nó giúp cho chúng ta có tâm an, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, giúp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, có ích cho sự phát triển văn hoá chung của đất nước. Khi không thể đi lễ hội, đến với các cơ sở thờ tự chắc chắn sẽ khiến không ít người bị ảnh hưởng tâm lý. Dù vậy, do tất cả đều là niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, mang tính chủ quan và trải nghiệm cá nhân nên chúng ta có thể thay đổi những hình thức thực hành tín ngưỡng sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại./.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

“Du lịch tại chỗ” siêu hấp dẫn, cư dân Ocean City chọn ở nhà suốt mùa hè

(LĐTĐ) Mùa hè năm nay thay vì xách vali đi “đổi gió” tại các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc... nhiều cư dân Ocean City lại chọn “du lịch tại chỗ”.
Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động