Khổ vì xử lý rác “quá khổ”

(LĐTĐ) Cứ đến dịp cuối năm, không khó để bắt gặp tình trạng các loại rác cồng kềnh (hay còn gọi là rác “quá khổ”) như bàn ghế, giường, tủ, thạch cao, gỗ, nhựa… được tập kết vô tội vạ trên vỉa hè, gốc cây, cột điện trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Điều này tạo nên những chướng ngại vật, ảnh hưởng đến giao thông, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị và khó khăn cho công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Hà Nội: Phối hợp xử lý rác thải tồn đọng trên một số địa bàn Lợi ích kép nhờ việc phân loại rác thải tại nguồn

Chưa được chú ý đúng mức

“Rác cồng kềnh” là thuật ngữ chỉ các loại chất thải rắn sinh hoạt có kích thước, bề dày lớn, ví dụ như giường, tủ, bàn ghế hỏng, hay các tấm thạch cao, gỗ, nhựa… bản lớn. Rác cồng kềnh vừa khó chất xếp lên xe vận chuyển thủ công, xe tải nhỏ; vừa khó cuốn ép, chôn lấp. Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội hầu hết rác cồng kềnh vẫn được người dân bỏ lẫn lộn với rác sinh hoạt tại các điểm tập kết, hoặc bị vứt bỏ ngay trên các vỉa hè, trước cửa nhà dân mà không cần biết chúng có được sớm vận chuyển đi xử lý hay không. Vô hình chung, hành động này tạo nên những chướng ngại vật trên hè đường, vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến giao thông, vừa làm mất mỹ quan đô thị.

Khổ vì xử lý rác “quá khổ”
Rác cồng kềnh được tập kết chung với rác thải sinh hoạt trên đường phố Hà Nội.

Không khó để bắt gặp trên đường bờ sông Sét (quận Hoàng Mai), hay trên vỉa hè phố Vũ Tông Phan (bờ sông Tô Lịch)… rác cồng kềnh xuất hiện từng đống lớn, nhỏ. Thậm chí ngay tại khu vực này, những vật dụng như giường, tủ, ban thờ… được đốt dở dang còn bị đem vứt xuống sông, hồ. Đây cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, hồ và tiềm ẩn nguy cơ gây hỏa hoạn.

Rồi tại đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (đoạn chạy qua địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì), tình trạng phế thải xây dựng, rác thải có kích thước lớn đổ tràn ra lề đường, không được xử lý dứt điểm, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Tương tự, tại điểm tập kết rác dưới chân cầu vượt An Khánh, theo ông Nguyễn Văn Hưng - khu tái định cư Phú Vinh, xã An Khánh, Hoài Đức, khu vực này tập kết đủ các loại rác thải từ rác thải sinh hoạt, đến đồ gia dụng cũ… nên vào cuối giờ chiều thường xuyên xuất hiện những người nhặt ve chai, đồng nát tự ý đốt rác lấy sắt vụn, mỗi lần như vậy, khói bụi phủ khắp cả khu, người dân không ai dám mở cửa.

“Do chưa có đơn giá xử lý nên đối với lượng rác cồng kềnh phát sinh, đơn vị sẽ dùng xe tải nhỏ tiến hành thu gom rồi nghiền nhỏ và chuyển lên bãi rác Nam Sơn để chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt.

Theo quy định, các loại rác cồng kềnh sau khi thu gom sẽ được nghiền nhỏ, ép lại để xử lý và tái chế… nhưng do không có đơn giá xử lý, không có bãi tập kết, xử lý riêng nên hiện nhiều đơn vị phải xử lý lẫn với rác thải sinh hoạt”

(Bà Mai Thanh Hằng, Phó Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội)

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), các đơn vị thành viên của Công ty tại một số quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa… sẽ thực hiện việc thu gom, xử lý rác cồng kềnh nếu nhận được thông báo của người dân có nhu cầu. Sau đó, vận chuyển về các điểm trung chuyển để chia nhỏ và xử lý như rác thải sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, số lượng cuộc gọi yêu cầu rất ít và chủ yếu tập trung vào cuối năm. Đối với rác cồng kềnh phát sinh tự phát ở ngoài đường, nhân viên môi trường buộc phải thực hiện việc thu gom, xử lý chung với rác sinh hoạt nhưng làm phát sinh về nhân công, trang thiết bị và chi phí.

Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội mới chỉ có quy định riêng đối với chất thải xây dựng, y tế… mà chưa có quy định cụ thể cũng như đơn giá về xử lý loại rác thải sinh hoạt cồng kềnh này. Trong khi đó, rác cồng kềnh có chất liệu đa dạng, từ gỗ, nhựa, thạch cao, sắt, thép… nên không thể đem chôn lấp tất cả mà cần phải được phân loại để xử lý cho phù hợp.

Để khắc phục những bất cập của quy định hiện hành, một số quận, huyện đã đưa ra những giải pháp riêng như chọn vị trí cố định tập kết những loại rác cồng kềnh, quy định rõ ngày giờ hay đẩy mạnh tuyên truyền tại các khu dân cư, tổ dân phố… Đơn cử, tại quận Đống Đa, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội Chi nhánh Đống Đa (Urenco 4) vẫn duy trì tổ chức thu gom chất thải rắn cồng kềnh vào sáng thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần tại một số địa điểm quy định như tại trường Tiểu học Nam Thành Công để thu gom.

Cần sớm có phương án phù hợp

Thực tế, việc thu gom, xử lý rác cồng kềnh là bài toán khó giải tại các đô thị lớn hiện nay. Bên cạnh một bộ phận người dân còn chưa có ý thức thì đa phần chính họ lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý số rác cồng kềnh của gia đình. Anh Nguyễn Hoàng Linh, cư dân chung cư Mỹ Sơn, phố Nguyễn Huy Tưởng, chia sẻ: “Những đồ kích cỡ lớn như sofa, giường, tủ cũ mỗi lần thay mới vận chuyển đi vứt rất khổ. Nhà tôi trong chung cư, rất khó di chuyển ra ngoài. Nhân viên vệ sinh không thu gom, chúng tôi phải đập, bẻ gẫy cho vào các túi nhỏ rồi mới chuyển được”.

Không dễ tháo rời và chia nhỏ như đồ dùng bằng gỗ, gia đình chị Đào Thị Phiều, ở phường Nhân Chính, Thanh Xuân muốn bỏ đi chiếc đệm sau nhiều năm sử dụng thay đệm mới. Để xử lý nhanh gọn, không mất thời gian chị Phiều lại sử dụng “dịch vụ tự phát” của những người thu gom đồng nát với giá từ 200.000-500.000 đồng và cũng không biết họ sẽ vận chuyển đi đâu.

Khổ vì xử lý rác “quá khổ”
Việc thu gom, xử lý rác cồng kềnh là bài toán khó giải tại các đô thị lớn hiện nay.

Để giải quyết bài toán thu gom và xử lý rác cồng kềnh, theo PGS.TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, trước tiên cần phải được phân loại để xử lý cho phù hợp. Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần bổ sung thêm những quy định liên quan, nhanh chóng ban hành đơn giá thu gom, làm căn cứ để các địa phương thực hiện. Ở rất nhiều nước trên thế giới, việc thu phí vận chuyển, xử lý rác cồng kềnh đã được áp dụng từ lâu và chúng ta cần học hỏi.

“Cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân bỏ chất thải rắn cồng kềnh đúng nơi, đúng thời gian quy định, nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác. Về phía chính quyền các quận, huyện nên sớm bố trí các điểm tập kết ngay gần các khu dân cư để người dân dễ dàng tiếp cận; lắp camera ở những điểm phù hợp để theo dõi, đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân xung quanh và có chế tài đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm” - PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Trên thực tế, từ kinh nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các quốc gia nêu trên có thể thấy, hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đều bắt nguồn từ việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định về phân loại rác. Đó là điều mà chúng ta hiện nay đang còn hạn chế do chưa có các quy định cụ thể, nghiêm ngặt dành cho việc phân loại từ các hộ gia đình đến các cơ sở, doanh nghiệp ở tất cả các ngành kinh tế./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, gió nhẹ.
Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau đợt mưa lớn diện rộng, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có thể xuất hiện nắng nóng trở lại, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng gián đoạn.
"Ốc đảo" Tân Triều ngập sâu, hàng loạt phương tiện chết máy

"Ốc đảo" Tân Triều ngập sâu, hàng loạt phương tiện chết máy

(LĐTĐ) Sau trận mưa lớn kéo dài, sáng 24/7 nhiều tuyến phố quanh khu Tân Triều, Hà Nội ngập sâu, trong đó có 1 hầm chung cư mini khiến hàng chục phương tiện chìm trong nước.
Dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về diễn biến thời tiết khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 25-26/7) - thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời tiết ngày 24/7: Ảnh hưởng hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội mưa to đến rất to

Thời tiết ngày 24/7: Ảnh hưởng hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 3.
Bão số 2 áp sát vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió giật cấp 11

Bão số 2 áp sát vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió giật cấp 11

(LĐTĐ) Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 6h ngày 23/7, vị trí tâm bão khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (75 - 88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Dự báo thời tiết ngày 23/7: Hà Nội có mưa, có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 23/7: Hà Nội có mưa, có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3.
Phòng chống bão số 2: Hà Nội sẵn sàng các phương án với phương châm "4 tại chỗ"

Phòng chống bão số 2: Hà Nội sẵn sàng các phương án với phương châm "4 tại chỗ"

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội có công điện yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành tập trung chỉ đạo, sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó thiên tai, sự cố.
Xem thêm
Phiên bản di động