Khi nguồn cung lao động khan hiếm

(LĐTĐ) Sau đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người lao động với số lượng lớn, nhất là lao động phổ thông. Tuy nhiên, do nguồn cung khan hiếm nên mặc dù đã đưa ra mức lương hấp dẫn, nhiều chế độ, chính sách đãi ngộ tốt nhưng doanh nghiệp vẫn khó tuyển được nhân sự.
Chuyển sản xuất sang phi tập trung sẽ đảm bảo nguồn cung lao động Nỗ lực phục hồi thị trường lao động Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn: Góp phần tạo nguồn cung lao động chất lượng

Việc khó tìm người

Để có nguồn ứng viên, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã thông báo tuyển dụng nhân sự trên nhiều kênh, đặc biệt là thường xuyên tham gia phiên giao dịch việc làm tại 215 phố Trung Kính (quận Cầu Giấy), 144 Trần Phú (quận Hà Đông) và những phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận, huyện. Thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển nhân sự với số lượng lớn, nhất là lao động phổ thông không cần ưu tiên nhiều về kinh nghiệm để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Khi nguồn cung lao động khan hiếm
Người lao động tìm kiếm việc làm tại phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm năm 2022

Đơn cử, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) May Đức Giang tuyển 50 công nhân may, lương từ 7,5-15 triệu đồng/tháng; Công ty cổ phần May Sài Đồng tuyển 30 thợ may, thợ là, thợ cắt, lương 7-8 triệu đồng/tháng. Công ty Cổ phần 26-BQP tuyển 100 công nhân sản xuất giày da mức lương từ 8-12 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Việt Hùng - Phụ trách Nhân sự Tổng Công ty May 10 chia sẻ: Chúng tôi đang có nhu cầu tuyển 200 công nhân may, cắt, là và các nhân viên sale, lễ tân, phụ bếp, phụ bàn. Công ty trả lương công nhân may, cắt, là từ 7-15 triệu đồng/tháng; nhân viên các vị trí khác từ 6-15 triệu đồng/tháng.

Các doanh nghiệp không chỉ thiếu lao động phổ thông mà cũng đang rất cần nhân lực có kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng. Cả tháng tuyển dụng trên các diễn đàn, các trang thương mại điện tử nhưng Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thực phẩm xanh vẫn chưa tìm được nhân sự nào. “Công ty trả lương nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và nhân viên marketing 15-30 triệu đồng/tháng, đây là mức cao hơn nhiều so với thị trường vì chúng tôi cần nhân sự có chất lượng.

Ngoài trả lương, Công ty còn có chế độ đóng bảo hiểm; thưởng theo năng suất; tham quan du lịch; nhân sự làm 5 năm trở lên thưởng 1 chiếc xe máy…”, ông Trịnh Thanh Long - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thực phẩm xanh cho hay. Cũng do cần tuyển nhiều nhân sự cho các vị trí nên Công ty cổ phần Tập đoàn DST Việt Nam hoạt động đa ngành trả mức lương tương đối cao, như kỹ sư giao thông 15-20 triệu đồng/tháng, chỉ huy phó 20-25 triệu đồng/tháng, chỉ huy trưởng 20-30 triệu đồng/tháng.

Những người làm việc tại công trường còn được hỗ trợ ăn, ở và đi về thăm gia đình. “Chúng tôi đưa ra mức lương cao để thu hút những người có năng lực về làm việc cho Công ty. Những người có thời gian làm việc 5 năm trở lên thì được mua cổ phần của Công ty hoặc có chính sách bảo hiểm sức khỏe hằng năm”, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Công ty cổ phần Tập đoàn DST Việt Nam Vũ Thị Hạnh thông tin.

Tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu

Việc tuyển dụng lao động rất khó khăn, đặc biệt là nghề may khi thanh niên có xu hướng làm kinh doanh, điện tử. Vì thế các doanh nghiệp thường xuyên tham gia các phiên giao dịch việc làm lưu động được tổ chức ở huyện Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, quận Long Biên… để tìm lao động phổ thông.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, năm 2022, thị trường lao động phục hồi trở lại dù chưa thể như trước dịch. Nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không yêu cầu có bằng cấp chứng chỉ (chiếm 75%) song nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.

Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Lao động thiếu hụt chủ yếu là lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo, trong năm 2022, đại dịch Covid-19 vẫn có những tác động tiêu cực đến thị trường lao động, sẽ còn tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ, thiếu hụt lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trong thời gian tới, cơ quan này đề xuất chính sách như hỗ trợ trực tiếp cho người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động thu hút, tuyển dụng lao động; đào tạo nâng cao chất lượng cung lao động; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; tổ chức kết nối cung - cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực…

Trao đổi với báo chí về nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp đang tăng lên rất cao nhưng nguồn lại ít, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh cho hay: Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động cao thể hiện thị trường lao động Thành phố đang phục hồi và điều này cũng khẳng định sự quan tâm của của Thành phố đối với thị trường lao động nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Đợt này các doanh nghiệp tuyển nhiều lao động phổ thông, mà không cần ưu tiên nhiều về kinh nghiệm. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện và giao Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện những phiên giao dịch việc làm và tuyên truyền mạnh mẽ đến người lao động. Trước khi diễn ra các phiên giao dịch việc làm, lãnh đạo Sở cũng làm việc với quận, huyện về công tác khảo sát, chuyển tải thông tin tới người lao động trên địa bàn.

Trao đổi về việc giải bài toán lao động phổ thông cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội có cơ sở dữ liệu của những người lao động hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Vì thế, Trung tâm sẽ lọc ra từng người có trình độ chuyên môn gì, nhu cầu làm công việc nào, ở đâu; từ đó liên hệ với người lao động qua email, zalo để kết nối cung cầu lao động.

Về phía Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với các doanh nghiệp để họ xuống tận phường xã tuyên truyền nhu cầu tuyển dụng người làm. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội còn kết nối với những trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh (Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,…) để giới thiệu doanh nghiệp đến tuyển dụng lao động phổ thông.

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho hay: Hiện tại Trung tâm tiếp nhận nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, tuy nhiên, tập trung ở một số lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn như nhóm Dịch vụ (Du lịch, lưu trú, bán hàng, kinh doanh…). Các doanh nghiệp, nhà máy cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều công nhân lao động sản xuất không đòi hỏi nhiều về trình độ. Một nhóm ngành nghề nữa tiếp tục có xu hướng tuyển dụng nhiều liên quan đến công nghệ thông tin (trí tuệ nhân tạo), sức khỏe, thương mại điện tử.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vẫn đang tiếp nhận các thông tin tuyển dụng từ phía doanh nghiệp và căn cứ vào đó sẽ phân tích, tổng hợp để có xu hướng tổ chức những hoạt động giao dịch việc làm. Đặc biệt, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tổ chức những phiên giao dịch việc làm chuyên đề phù hợp với từng giai đoạn thị trường lao động để hỗ trợ tối đa cho nhóm doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề bị ảnh hưởng nặng trong giai đoạn Covid-19 vừa rồi để phục hồi và phát triển./.

Tú Anh - Thủy Trúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động