Khi người trẻ quyết giữ nghề truyền thống

(LĐTĐ) Là người con sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), với cô gái trẻ Phạm Cẩm Linh, gốm sứ như thấm sâu vào da thịt. Bởi thế sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính, Trường Đại học Ngoại Thương (Hà Nội), Linh nhanh chóng trở về và áp dụng những công nghệ mới đưa vào quá trình sản xuất và thương mại. Qua đó, nâng cao giá trị sản phẩm gốm sứ truyền thống của gia đình và gốm sứ Bát Tràng lên tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu thời đại và hội nhập quốc tế.
Tạo sức sống mới cho làng nghề Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…

“Về làng” để giữ nghề

Cùng với những làng nghề khác của Hà Nội, làng gốm Bát Tràng là một trong những địa danh được nhiều người biết đến với những sản phẩm được làm thủ công chất lượng, uy tín. Bên cạnh đó, làng gốm sứ Bát Tràng ngày nay còn là phát triển ngành du lịch độc đáo với nhiều hoạt động vui chơi cũng như tham quan nhiều ý nghĩa.

Khi người trẻ quyết giữ nghề truyền thống
Phạm Cẩm Linh hạnh phúc khi được tiếp nối và phát triển giá trị nghề truyền thống của gia đình.

Trải qua những thăng trầm, biến động, cuộc sống cơm áo, gạo tiền cuốn theo nhưng những nét tinh hoa, đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ. Những giá trị văn hóa truyền thống được những nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng thổi hồn dân tộc, đất nước vào trong từng sản phẩm, không những là nét đẹp văn hóa truyền thống mà đó còn là những giá trị tinh hoa của dân tộc được gìn giữ cho đến ngày nay.

Những sản phẩm được làm ra bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân miền quê truyền thống đều ẩn chứa bên trong sự yêu nghề, lòng say mê tìm tòi, nghiên cứu và chắt lọc nhằm tạo nên nét đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng. Bởi thế, trở về nơi có nghề cổ quý nghìn năm tuổi, nằm bên tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, chúng tôi đã được biết đến những “cây đa, cây đề” là những nghệ nhân có tuổi nghề vài chục năm, thậm chí đi gần hết một đời người. Những người đã có công khơi lại, giữ gìn nghề như: Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ, cố Nghệ nhân Nhân dân Vũ Đức Thắng; các Nghệ nhân Ưu tú: Tô Thanh Sơn, Phạm Đạt, Vương Mạnh Tuấn…Toàn xã có gần 200 nghệ nhân đã và đang miệt mài cống hiến giữ gìn và phát triển dòng sản phẩm đặc sắc cho gốm sứ Bát Tràng.

Tiếp nối những nghệ nhân, là thế hệ con, cháu đang từng bước nối nghiệp và phát triển nghề. Thậm chí, nhiều người con của đất Bát Tràng đi du học khắp nơi, giờ lại quay trở về làng để giữ nghề, phát triển sự nghiệp. Chia sẻ về vấn đề này, bà Phạm Thị Thu Hoài, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Bát Tràng cho biết, hiện nay Bát Tràng đang phát triển tầm cao mới để vươn ra biển lớn trong thời kinh tế hội nhập quốc tế, có những gương mặt trẻ đang góp sức và có bước đi đầy sáng tạo, vừa giữ được giá trị cổ truyền vừa ứng dụng công nghệ cao, tự tin bước vào thị trường mới.

Trong số đó, gia đình nghệ nhân Phạm Duy Cương có hai người con Phạm Cẩm Linh và Phạm Tân đều học giỏi, tốt nghiệp đại học danh giá đã trở về để chung tay phát triển nghề quý. Đáng trân quý là gia đình đã tạo nên môi trường làm việc mà những người thợ từ già tới trẻ đều rất hạnh phúc, họ cùng nhau sáng tạo và cho ra nhiều sản phẩm giá trị nghệ thuật độc đáo, được ghi nhận ở phân khúc hạng cao. Cô gái Phạm Cẩm Linh, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo đang là một trong những tấm gương sáng trong giữ nghề và phát triển nghề ở địa phương.

Tiếp nối lửa đam mê với sản phẩm truyền thống

Gặp Phạm Cẩm Linh, cô gái trẻ với niềm đam mê, nhiệt huyết với sản phẩm truyền thống gốm sứ của quê hương tại Nhà cây Đông Sơn (Bát Tràng), một công trình độc đáo toàn bộ gắn gốm sứ được kỳ công xây dựng trong 3 năm bởi những nghệ nhân, họa sĩ và 102 người thợ tài hoa. Cô gái Phạm Cẩm Linh, 29 tuổi rất chững chạc vừa như một doanh nhân vừa như một người thợ giỏi nghề. Hơn 7 năm chính thức bước vào nghề kể từ khi cầm tấm bằng cử nhân ngành Tài chính, đại học Ngoại Thương, Linh đã ghi được nhiều dấu ấn trong việc đưa sản phẩm đến với thị trường. Linh cho biết, lúc mới về, em cũng gặp nhiều áp lực rằng liệu mình có giúp được bố mẹ phát triển không.

Rồi nhiều người còn hỏi học hành như vậy mà lại về làng? Bởi hiện nay vẫn còn nhiều người con của các nghệ nhân ở các làng nghề thủ công nói chung và Bát Tràng nói riêng không trở về làng. Theo Linh, giới trẻ trở về làng cần hội tụ hai yếu tố: “Tư duy mở, có nhiều kiến thức mới về thương mại, maketing đồng thời vẫn duy trì được các bí quyết truyền thống và đặc biệt là các bí quyết trong gia đình mà các nghệ nhân đang nắm giữ”.

Khi người trẻ quyết giữ nghề truyền thống
Nhiều bạn trẻ đang tiếp nối các nghệ nhân Bát Tràng giữ nghề và phát triển nghề.

Phạm Cẩm Linh bộc bạch: “Thế hệ trẻ chúng em trở về đứng trước bài toán làm thế nào để sản phẩm phát triển màu sắc đa dạng đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của thế giới mà vẫn đáp ứng được yếu tố truyền thống mới tạo nên nhiều bộ sưu tập khác nhau”.

Ngay khi trở về, Linh đưa ngay vào sản phẩm của gia đình bộ nhận diện thương hiệu với slogan “Sứ hạng sang, lam huyền thoại” và dán mã truy xuất nguồn gốc gốm cơ sở sản xuất Cương Duyên. Đặc biệt, phát huy giá trị mà bố mẹ em đã gây dựng đó là môi trường làm việc nhóm. Hiện tại, cơ sở có 102 người thợ mà Linh luôn trân trọng gọi là “cộng sự”. Trong đó, có hơn 30 người gắn với lâu năm, có những người gắn bó hơn 30 năm đã trở thành thợ chính, thợ cả tiếp tục truyền dạy nghề cho thợ trẻ. Linh cho hay, với bí quyết gia truyền là phát triển dòng men lam kết hợp với sự sáng tạo của các nghệ nhân, họa sĩ tạo ra sản phẩm gốm vừa đa sắc, vừa sáng bóng và độ phản quang cao.

Hiện nay, với gần 3.000 mẫu mã thiết kế khác nhau, hơn 30 bộ sưu tập thì 80% phục vụ thị trường nội địa ở dòng sản phẩm đồ thờ tâm linh theo 2 thủ pháp trang trí đã được đăng ký độc quyền. Tới đây, sẽ tiếp tục đăng ký độc quyền thương hiệu bộ sản phẩm “Dệt gấp thêu hoa” và “Bảo thiên liên hoa”. Đặc biệt có những bộ sản phẩm độc bản do khách hàng đặt. Sau khi sản phẩm hoàn thiện thì được bảo mật và không sản xuất lại. Với định hướng phát triển dòng gốm cao cấp, nên sản phẩm gốm sứ tại cơ sở Cương Duyên luôn có giá giao động từ 5 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

“Để làm ra sản phẩm độc đáo nghệ thuật ngoài giá trị từ nguyên liệu đất men màu, nhân lực trí tuệ sáng tạo mà còn có cả sự trả giá cho thần lửa, có khi phải hỏng đến 5 sản phẩm mới ra được 1 sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm thực sự là công sức của cả tập thể. Vì vậy, gia đình em luôn mong muốn xây dựng mô hình làm việc nhóm tối ưu, luôn có sự chuyển giao và kết hợp với nhiều người có đam mê sáng tạo. Em sẽ luôn nỗ lực để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề và hy vọng làng nghề Bát Tràng phát triển tầm cao mới”, Linh chia sẻ.

Cô gái Phạm Cẩm Linh, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết với nghề truyền thống với sản phẩm mà Linh cùng gia đình và cộng sự để lại ấn tượng cho mỗi người đến đây từ mô hình nhà cây đến hơn 3.000 sản phẩm độc đáo như một biểu trưng của tư duy mở, bởi sự kết hợp tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, đây sẽ là lựa chọn của nhiều du khách khi đến với làng gốm Bát Tràng./.

Tuấn Minh

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động