Khi doanh nghiệp là “bạn đồng hành”

(LĐTĐ) Xác định doanh nghiêp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, là “bạn đồng hành”, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, hai năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có nhiều gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ đã được đưa ra, nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp gia nhập thị trường, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2022, Quốc hội khóa XV quyết định họp kỳ bất thường đầu tiên để kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách, hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
UDIC được xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021 Hà Nội: Doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo tiền lương, thưởng Tết cho người lao động Sửa đổi 8 luật để "gỡ khó" từ thực tiễn hoạt động đầu tư, kinh doanh

Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp

Có thể nói, từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 được ban hành, với quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang tạo đà cho cộng đồng doanh nghiệp gia nhập thị trường, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trước khi quyết định chuyển hướng chiến lược chống dịch sang giai đoạn mới này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Khi doanh nghiệp là “bạn đồng hành”
Doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Hà Phong

Nghị quyết 105 đặt mục tiêu đến hết năm 2021 luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động,... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Chính phủ cũng giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành trực tiếp chỉ đạo, khẩn trương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết và đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

Thông qua Nghị quyết 105/NQ-CP, 500.000 doanh nghiệp đã được cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với dư nợ 260.000 tỷ đồng; 1,7 triệu doanh nghiệp được miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng…

Cùng với lộ trình mở cửa phục hồi kinh tế, nhiều chính sách hỗ trợ mới tiếp tục được đưa ra. Phải kể đến Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 19/10/2021), ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Các gói hỗ trợ này bao gồm: Chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, có quy mô, chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động…

Sửa đồng thời 8 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Cùng với các chính sách hỗ trợ cụ thể, thấu hiểu những vướng mắc, khó khăn pháp lý của doanh nghiệp trong tình hình mới, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh (gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự).

Trong năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%...

Trước yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp cấp thiết, Quốc hội khóa XV đã không chờ đến kỳ họp thường kỳ, mà tổ chức Kỳ họp bất thường ngay đầu năm mới 2022 để xem xét đề nghị này.

Dự án sửa đổi đồng thời một số quy định của 8 luật được thông qua chắc chắn sẽ là “gói cải cách” thể chế mà doanh nghiệp mong mỏi, với môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp, thuận lợi để Nhà nước cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch.

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật nói trên xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Đây là những vấn đề cấp bách, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, có sự đồng thuận cao để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; tăng cường phân quyền đồng thời bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ nguồn lực của đất nước.

Đặc biệt, tại Kỳ họp bất thường, Quốc hội đã xem xét thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đối phó với dịch Covid-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội.

Đây là chính sách bổ sung, ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025…

Năm mới 2022, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn đang tạo ra nhiều áp lực, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói, các gói chính sách hỗ trợ tài chính, gói cải cách thể chế của Nhà nước đang được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đặc biệt quan tâm, đánh giá cao và cho rằng, đây chính là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp, hộ cá nhân có thêm nguồn lực để tái sản xuất, kinh doanh.

Thực tế cho thấy, việc ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước là sự tiếp sức cho doanh nghiệp, động viên tinh thần và thể hiện một thông điệp vô cùng tích cực về sự đồng hành.

Doanh nghiệp không chỉ cần các gói hỗ trợ trước mắt, mà để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần một thể chế pháp lý phù hợp để tạo dựng nên môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận tiện, thích nghi với điều kiện bình thường mới.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức, với tâm huyết và trách nhiệm, khát khao cống hiến vì sự phát triển của đất nước, với sự vào cuộc, hỗ trợ bằng những chính sách, cơ chế thiết thực của Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực vượt lên khó khăn để phục hồi và phát triển, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí quyết giúp phái nữ khỏe đẹp tự nhiên

Bí quyết giúp phái nữ khỏe đẹp tự nhiên

(LĐTĐ) Không còn xa lạ với phái nữ, hạt đậu nành tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào, hỗ trợ chị em chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện.
Khơi thông nguồn lực, định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo

Khơi thông nguồn lực, định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 đã chính thức khép lại sau 12 ngày sôi động diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và một số địa điểm khác. Không đơn thuần là một hoạt động văn hóa sáng tạo, Lễ hội mang lại thành công khi đã khơi nguồn, lan tỏa tinh thần sáng tạo trong giới hoạt động sáng tạo và trong cộng đồng, góp phần định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo Hà Nội.
TRỰC TUYẾN: Sự kiện chính trị trọng đại của tổ chức Công đoàn, ngày hội lớn của đoàn viên, người lao động

TRỰC TUYẾN: Sự kiện chính trị trọng đại của tổ chức Công đoàn, ngày hội lớn của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (2/12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khai mạc trọng thể. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của tổ chức Công đoàn, là ngày hội lớn được đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước hướng về và gửi trọn niềm tin tưởng, kỳ vọng.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Toàn cảnh phiên khai mạc trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Toàn cảnh phiên khai mạc trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023 - 2028), diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham gia của 1.100 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước.
Công đoàn Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm từ Tổng Công hội Trung Quốc

Công đoàn Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm từ Tổng Công hội Trung Quốc

(LĐTĐ) Chiều nay (1/12), trong khuôn khổ ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu đã tiếp đoàn công tác của Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU) nhân dịp đoàn sang dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương

(LĐTĐ) Chiều 1/12, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị “Định hướng và liên kết phát triển sản phẩm du lịch golf giữa Hà Nội và các địa phương” tại thị xã Sơn Tây.
Khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Tối 1/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023. Dự Lễ hội có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Tin khác

Thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác: Giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp

Thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác: Giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sau một số biến động vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã có những chuyển động mạnh, nhà đầu tư giảm niềm tin và yêu cầu doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn, doanh nghiệp gặp khó khăn khi phát hành trái phiếu mới. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính cùng các Bộ, cơ quan Trung ương và các Hiệp hội, doanh nghiệp đã lấy ý kiến đánh giá tình hình triển khai Nghị định số 08/2023/NĐ-CP và định hướng chính sách trong thời gian tới.
Mỗi tháng hơn 14.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Mỗi tháng hơn 14.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

(LĐTĐ) Tính chung 11 tháng năm 2023, cả nước có 201.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 158.800 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Đừng để nhà đầu tư ngại mua cổ phần!

Đừng để nhà đầu tư ngại mua cổ phần!

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí

An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam giới thiệu tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông”.
Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng

Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng

(LĐTĐ) Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, những năm qua, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp quận Bắc Từ Liêm đã có bước phát triển nhanh, mạnh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của quận, Thành phố. Đồng thời, góp phần tích cực giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Hiệu quả từ những mô hình hợp tác xã kiểu mới

Hiệu quả từ những mô hình hợp tác xã kiểu mới

(LĐTĐ) Thời gian qua, một số hợp tác xã (HTX) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đổi mới phương thức hoạt động, hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên doanh, liên kết, nhiều HTX triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới hoạt động đúng bản chất, sản xuất, kinh doanh gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm.
Tập đoàn Trina Solar đề xuất đầu tư thêm 420 triệu USD vào Thái Nguyên

Tập đoàn Trina Solar đề xuất đầu tư thêm 420 triệu USD vào Thái Nguyên

(LĐTĐ) Chiều 5/11, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Trina Solar. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

(LĐTĐ) Nhằm khơi dậy tinh thần của chị em phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát huy thế mạnh của phụ nữ, vươn lên phát triển kinh tế bền vững, các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã tích cực hỗ trợ hội viên khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, thành lập và phát triển các mô hình, cách làm sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gần 3.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 10

Gần 3.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 10

(LĐTĐ) Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 10, Thành phố có gần 3.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký mới đạt 25,7 nghìn tỷ đồng, tăng 29%.
Doanh nông từ 25 tỉnh, thành tranh tài tại chung kết Khởi nghiệp xanh

Doanh nông từ 25 tỉnh, thành tranh tài tại chung kết Khởi nghiệp xanh

(LĐTĐ) Vòng chung kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh lần 9 năm 2023 với sự tranh tài của 37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành trên cả nước sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/10 tại Dinh Độc Lập, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động