Khát vọng phát triển “cửa ngõ” phía Nam
Huyện Phú Xuyên: Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Huyện Phú Xuyên: Bảo vệ vững chắc “vùng xanh”, thúc đẩy phát triển kinh tế |
Sức bật từ phát triển công nghiệp nhẹ, làng nghề
Nằm ở phía Nam của Hà Nội, từ lâu, huyện Phú Xuyên và Thường Tín đều là địa phương được mệnh danh là “đất trăm nghề” với rất nhiều làng nghề truyền thống, có đóng góp không nhỏ trong nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Số lượng, cơ cấu nhóm ngành nghề đa dạng như: Chế biến, bảo quản nông sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh…
Trong tương lai gần, các huyện Phú Xuyên, Thường Tín bên cạnh hình thành các khu đô thị vệ tinh sẽ là xây dựng các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất các mặt hàng truyền thống và tiêu dùng. |
Tại huyện Phú Xuyên, nhằm thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển, huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, nâng cấp hệ thống lưới điện, đường giao thông, mở các lớp đào tạo dạy nghề… Từ giữa năm 2017, ý tưởng quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp mới bắt đầu được hình thành và từng bước triển khai, huyện Phú Xuyên đã quy hoạch 11 cụm công nghiệp làng nghề. Từ năm 2018-2020 đã có 4 cụm công nghiệp làng nghề được thành lập đó là: Cụm công nghiệp làng nghề các xã Đại Thắng, Phú Túc, Phú Yên và Vân Từ. Huyện phấn đấu đến năm 2025 thành lập mới 4 cụm công nghiệp, có 29 cụm công nghiệp được triển khai và quy hoạch với diện tích đất là 836,87 ha, chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh, Phú Xuyên được mệnh danh là “đất trăm nghề”, 100% làng trong huyện có nghề và có 43 làng nghề được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài địa phương. Việc triển khai, hoàn thành, sớm đưa các cụm công nghiệp đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về mặt bằng cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề, nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện...
Theo Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Lê Ngọc Anh, nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô, huyện Phú Xuyên có điều kiện tự nhiên, giao thông tương đối thuận lợi, có nhiều làng nghề trong đó 43/154 làng nghề được Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Song cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được trung tâm vận chuyển, trung chuyển hàng hóa cấp vùng… Vì thế phía trước đang là khát vọng phát triển mạnh mẽ. |
Đặc biệt, với thế mạnh là huyện có nhiều làng nghề nổi tiếng, những năm qua, huyện Phú Xuyên đặc biệt quan tâm phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Xuyên khoá XXV tiếp tục ban hành Chương trình số 02-CTr/HU ngày 26/02/2021 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; UBND huyện cũng đã ban hành Đề án “Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện Phú Xuyên giai đoạn 2021-2025”.
Tương tự, huyện Thường Tín cũng là địa phương có vị trí địa lý quan trọng đối với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống cùng lợi thế riêng có của đất và người nơi đây, những năm qua, Thường Tín đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế, trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp, làng nghề. Hiện nay, Thường Tín cũng đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 4.546,2ha (đạt 105,67%) kế hoạch, tạo cơ sở hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung. Cùng với đó là việc hình thành, đưa vào hoạt động 11 cụm công nghiệp (190 doanh nghiệp); phát triển hệ thống làng nghề (82 làng có nghề và 48 làng được công nhận làng nghề truyền thống, 1 làng được công nhận làng nghề Hà Nội), tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động.
Đặc biệt, việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề không chỉ mở hướng phát triển kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Trong năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội vẫn có nhiều khởi sắc, nhất là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ước tính đạt 15.310 tỷ đồng (tăng 8,3% so với năm 2020). Cũng trong năm 2021, UBND huyện đã trình UBND Thành phố xem xét lựa chọn chủ đầu tư, thành lập 5 cụm công nghiệp (Văn Bình, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Tín An, Hiền Giang). Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật 3 cụm công nghiệp: Ninh Sở, Tiền Phong, Thắng Lợi.
Rà soát, hoàn thiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2030, có xét đến năm 2045 trình Thành phố xem xét, quyết định. Huyện cũng đã xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ năm 2021 đối với 5 cá nhân đạt tiêu chuẩn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 4 làng nghề (mộc cao cấp Vạn Điểm, hoa cây cảnh Nội Thôn, mộc mỹ nghệ Phúc Trạch, điêu khắc mộ Nhân Hiền).
Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho hay, thời gian tới, cùng với việc triển khai mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, huyện sẽ tập trung vào hai định hướng lớn. Thứ nhất, phát triển thành quận của Thủ đô trong tương lai, một đô thị làng nghề trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực văn hóa của đất trăm nghề, trong đó chú trọng việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội… tạo động lực mới phát triển kinh tế nông thôn. Thứ hai, phát triển đô thị kết nối trên cơ sở tận dụng tối đa thế mạnh của Thường Tín là vùng đất trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, là đầu mối giao thông, lại có hệ thống đường sắt, đường thủy thuận lợi làm nơi trung chuyển hàng hóa, đầu mối giao thương…
Cũng nhằm phát triển thành điểm kết nối, trong năm tới, huyện phấn đấu triển khai dự án cầu vượt Dương Trực Nguyên trên tuyến đường 427 với kết cấu hiện đại; cải tạo tuyến quốc lộ 1A qua thị trấn Thường Tín, phát triển tuyến đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên… để kết nối các quận, huyện và tỉnh lân cận; đồng thời, đầu tư nâng cấp các bến cảng hiện có. Đặc biệt, Thường Tín đang xây dựng quy hoạch phát triển giao thông - vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, coi hạ tầng giao thông - vận tải đi trước một bước, tạo hệ thống logistics là nguồn lực, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo thành cực kết nối Thủ đô với vùng lân cận
Trên thực tế, những năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên và Thường Tín liên tục phát triển và đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế, các địa phương vẫn cần phải nỗ lực hơn nhiều để trở thành vùng phát triển phía Nam, là đô thị vệ tinh của Thủ đô. Nhằm tạo điều kiện để phát triển khu vực phía Nam, thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều chủ trương, quy hoạch để nâng tầm giá trị của các địa phương.
Theo quy hoạch chung được thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2015 thì địa giới của 8 xã, 2 thị trấn của huyện Phú Xuyên và 5 xã của huyện Thường Tín sẽ được quy hoạch thành đô thị vệ tinh Phú Xuyên với diện tích hơn 3.980 ha. Đây được định hướng sẽ là nơi phát triển công nghiệp, trung tâm trung chuyển hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp để di dời nhà máy từ nội đô, các khu nhà ở công nhân và các tiện ích đô thị như y tế chất lượng cao, đào tạo nghề. Xây dựng khung mạng lưới liên vùng, liên thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nhằm hiện thực hóa vai trò là trung tâm tiếp cận vùng; thúc đẩy trao đổi thương mại, hàng hóa trong hành lang phát triển liên vùng.
Thường Tín được mệnh danh là “mảnh đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống. |
Theo quy hoạch, Khu trung tâm hành chính Phú Xuyên vẫn là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, trung tâm phía Nam của đô thị vệ tinh Phú Xuyên trong tương lai. Bên cạnh đó, một khu trung tâm hành chính mới được xây dựng tại xã Văn Tự (huyện Thường Tín), đóng vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của đô thị vệ tinh Phú Xuyên, của huyện Phú Xuyên, Thường Tín và các vùng phụ cận như Thanh Oai, Ứng Hòa.
Trong năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín vẫn có nhiều khởi sắc, nhất là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ước tính đạt 15.310 tỷ đồng (tăng 8,3% so với năm 2020). Cũng trong năm 2021, UBND huyện Thường Tín đã trình UBND Thành phố xem xét lựa chọn chủ đầu tư, thành lập 5 cụm công nghiệp (Văn Bình, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Tín An, Hiền Giang). |
Về giao thông, Ga Phú Xuyên hiện nay nằm tại thị trấn Phú Xuyên, là điểm dừng của tuyến đường sắt Bắc Nam, trong tương lai sẽ được xây mới tại xã Văn Tự (huyện Thường Tín) có quy mô 22ha. Đường Đỗ Xá - Quan Sơn, trục không gian chiến lược cứng của đô thị vệ tinh Phú Xuyên sẽ được kéo dài, mở rộng theo hướng Đông - Tây trên cơ sở tỉnh lộ 429 hiện hữu.
Cụ thể, trục này sẽ được mở rộng bề ngang lên thành 62m với 6 làn xe chính và đường gom song hành hai bên. Trục Đỗ Xá - Quan Sơn cũng sẽ đi qua khu trung tâm thể dục thể thao và trung tâm đào tạo của đô thị vệ tinh. Cảng Phú Xuyên nằm ở cuối trục Đỗ Xá - Quan Sơn, theo quy hoạch là trung tâm tiếp vận đường thủy của đô thị vệ tinh Phú Xuyên, công suất đến 2030 đạt 2,5 triệu tấn, cỡ tàu tiếp nhận 800 tấn. Đường đê sông Hồng cũng sẽ được mở rộng quy mô bề ngang lên 8 - 10m.
Quốc lộ 1A - một trong những trục giao thông đối ngoại của đô thị vệ tinh Phú Xuyên, sẽ được mở rộng 30 - 36m. Các tuyến đường liên khu vực qua đô thị vệ tinh Phú Xuyên có bề rộng 34 - 40m. Các tuyến đường chính khu vực sẽ có bề rộng mặt cắt ngang 25 - 40m. Một số trục chiến lược cứng khác của đô thị vệ tinh Phú Xuyên gồm có cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5 (bề ngang 90m, 6 làn xe); đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên (rộng 40m, 6 làn xe). Ngoài ra, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua đô thị vệ tinh Phú Xuyên hiện đã đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe.
Đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có mặt cắt ngang 12 - 17m với hai làn xe cơ giới. Phía Bắc của đô thị vệ tinh Phú Xuyên được bố trí khu công nghiệp phát triển các ngành công nghệ sinh học, chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, hệ thống cảng, kho tàng bến bãi... Không gian cây xanh, mặt nước tại các xã, thị trấn tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên nằm trong khu vực bảo tồn, quản lý và kiểm soát theo quy định pháp luật về di sản văn hóa…
Trên thực tế, việc thực hiện quy hoạch đô thị vệ tinh Phú Xuyên được các chuyên gia đánh giá là khu vực giao thoa của các hành lang kinh tế khu vực phía Bắc, có di sản làng nghề truyền thống phong phú, điều kiện đất đai rộng lớn, có diện tích mặt nước của sông Hồng, sông Nhuệ rất tốt cho việc khai thác cảnh quan đô thị và góp phần bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, một điểm nổi trội của đô thị vệ tinh Phú Xuyên mà ít khu vực nào có được đó là đầu mối giao thông đa dạng cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ logistics, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch làng nghề… Khi đô thị này phát triển thì đây sẽ là cực kết nối Hà Nội với các vùng xung quanh, thể hiện được vai trò Hà Nội là động lực phát triển Vùng Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sôi nổi Hội thi “Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh”
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
AFF Cup 2024: Tuyển Việt Nam đấu với Indonesia, Myanmar ở sân Việt Trì
Sắp cưỡng chế thu hồi đất Dự án cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi
Nâng tầm các phong trào thi đua
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Tin khác
Thực hiện tốt việc tự quản, xây dựng phường Thành Công ngày càng phát triển
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 07:23
Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số
Nhịp sống Thủ đô 13/11/2024 18:06
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 20:42
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 17:57
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:51
Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:49
Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 06:16
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 21:12
6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
Thủ đô 11/11/2024 14:28
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 10:16