Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Những điểm đến hấp dẫn
Tam Hiệp có quần thể du lịch tâm linh đặc sắc đó là chùa Hưng Long - đình Huỳnh Cung. Có mô hình du lịch làng nghề, đặc biệt là sản phẩm rượu Ngâu hoa cúc nổi tiếng. Có những mô hình du lịch nông nghiệp và trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn du khách.
Bởi vậy, trong định hướng phát triển “Điểm du lịch Tam Hiệp”, xã Tam Hiệp và huyện Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch để phát triển 3 điểm đến trong chuỗi làm điểm nhấn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động du lịch.
Đình Huỳnh Cung là ngôi đình được xây dựng vào thời Lê. Đình thờ Uy Mang đại vương và Hồng Bác đại vương, con vua Hùng Nghị Vương. Để thu hút khách du lịch, xã Tam Hiệp xây dựng kế hoạch cải tạo cảnh quan, trồng thêm cây hoa quy hoạch theo từng khu tạo chủ đề riêng để đảm bảo hoa nở 4 mùa. Sửa chữa lại hệ thống điện trong đình; làm con đường bích hoạ khu vực Trường Tiểu học Tam Hiệp để tạo ấn tượng với du khách khi di chuyển đến điểm đến du lịch tâm linh.
Tam Hiệp là vùng đất cổ thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. |
Nằm trong quần thể này, chùa Hưng Long với bề dày lịch sử, cảnh quan cổ kính, bình yên đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh. Xã cũng đã trình hồ sơ các cấp để tu bổ các hạng mục xuống cấp. Cùng với đó, quy hoạch có khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm, quà lưu niệm; cải tạo, thay mới các hệ thống pano giới thiệu quảng bá, biển chỉ dẫn bằng các chất liệu bền, đẹp về màu sắc. Cải tạo cảnh quan, điểm đỗ xe, hạ tầng giao thông, xây dựng quy chế quản lý du lịch, nội quy du lịch.
Bên cạnh quần thể di tích lịch sử lâu đời, xã Tam Hiệp còn nổi tiếng với làng nghề rượu Ngâu. Làng Ngâu nổi tiếng với nghề nấu rượu, đình chùa Ngâu có kiến trúc đẹp. Ngoài thưởng lãm cảnh quan, di tích, du khách còn được đến thăm các gia đình nấu rượu, đặc sản OCOP 4 sao rượu hoa cúc. Tuyến du lịch kết nối liên vùng nhằm đa dạng sản phẩm du lịch liên kết các địa phương với nhau, tạo thêm sản phẩm du lịch mới và thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch ở từng địa phương.
Điểm nhấn của tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên là làng Ngâu. Đối với mô hình du lịch làng nghề, cụ thể là điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm rượu Ngâu, Ủy ban nhân dân xã đã trình Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì bố trí diện tích đất để xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Hy vọng đây sẽ là điểm du lịch làng nghề hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm quy trình làm ra rượu Ngâu hoa cúc đặc sắc của Thủ đô.
Nơi đây có quần thể Chùa Hưng Long, Đình Huỳnh Cung và các lễ hội văn hóa tâm linh lâu đời. |
Nằm ở xã Tam Hiệp, Công viên thực vật cảnh Việt Nam và khu ẩm thực bên cạnh công viên của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Cung là điểm đến hấp dẫn của người dân Hà Nội và du khách gần xa. Sắp tới đây, nơi này sẽ trở thành một không gian kiến trúc và các hoạt động vui chơi ngoài trời dành cho du khách trải nghiệm.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân trong phát triển công tác du lịch trên địa bàn xã; bằng các thế mạnh sẵn có để thu hút khách du lịch, điểm du lịch sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về con người và quê hương Tam Hiệp có truyền thống hiếu học, truyền thống anh hùng.
Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Ông Đỗ Văn Ấu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tam Hiệp cho biết: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân trong phát triển công tác du lịch trên địa bàn xã bằng các thế mạnh sẵn có để thu hút khách du lịch, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về con người và quê hương Tam Hiệp có truyền thống hiếu học, truyền thống anh hùng.
Thời gian tới, xã tiếp tục phát triển du lịch tâm linh gắn với nông nghiệp, nông thôn, có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Vận động các chủ thể đầu tư phát triển du lịch, xây dựng phương án chi tiết, sơ đồ vị trí các hạng mục công trình tạo điểm nhấn: Du lịch tâm linh, làng nghề, sinh thái, trải nghiệm, dịch vụ ẩm thực….
Phát triển 3 điểm đến trong chuỗi điểm đến du lịch làm điểm nhấn đặc trưng, hấp dẫn, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động du lịch. Tiêu biểu như: Mô hình du lịch tâm linh (chùa Hưng Long, đình Huỳnh Cung), Mô hình du lịch làng nghề (điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm rượu Ngâu), Mô hình du lịch nông nghiệp và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ giải trí, ẩm thực…
Có nhưng cánh đồng hoa cúc bạt ngàn để ướp hương vị rượu Ngâu nổi tiếng. |
Vừa qua, tại xã Tam Hiệp, Sở du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Khảo sát tuyến du lịch “Xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc thù gắn với giá trị của di sản - di tích và làng nghề theo tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”.
Đại diện Công viên thực vật cảnh Việt Nam Eden Park, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Cung, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và thương mại Rượu ngâu, đại diện hộ sản xuất rượu và lãnh đạo các thôn trên địa bàn xã Tam Hiệp đồng tình với ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm đặc thù gắn với giá trị của di sản - di tích và làng nghề tại điểm du lịch của xã.
Đồng thời cho biết, thời gian qua, xã Tam Hiệp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số thông qua trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tăng cường gắn kết, lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền trong các hội nghị ở xã, thôn để người dân cùng chung tay, phát triển du lịch địa phương.
Bà Phạm Diễm Hảo, Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển tài nguyên (Sở Du lịch Hà Nội) cho biết: Đây là bước đi nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với di sản, di tích, làng nghề, góp phần tạo điểm đến du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của thành phố Hà Nội nói chung, huyện Thanh Trì nói riêng. Qua mô hình sẽ phát huy tính liên kết, hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển du lịch bền vững.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13