Khánh Hòa: Đảo Trí Nguyên “chật vật” vì thiếu nước sạch

(LĐTĐ) Những ngày đầu hè cuối tháng 6, cuộc sống của gần 3.000 người dân sống trên đảo Trí Nguyên, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bị đảo lộn vì đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Hàng trăm hộ dân “lao đao” vì bị cắt nước dài ngày Người dân lao đao, vì thiếu nước

Chắt chiu từng giọt nước

Có mặt tại đảo Trí Nguyên, chúng tôi chứng kiến hàng nghìn người dân đang xách can, thùng, xếp hàng chờ tới lượt lấy nước về sử dụng. Gần 1 tuần qua, tuyến ống HDPE DN 200 vượt biển, cấp nước sạch cho đảo Trí Nguyên, đảo Hòn Tằm gặp sự cố.

Thời tiết đang bước vào mùa cao điểm nắng nóng. Đây cũng là thời điểm khách du lịch đổ về đảo tham quan khá đông. Việc thiếu nước sinh hoạt không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, du lịch trên đảo. Để giải quyết tạm thời, phía đơn vị cấp nước sạch chủ động sử dụng tàu để chở nước từ đất liền ra cấp cho người dân nhưng đời sống sinh hoạt của bà con vẫn gặp nhiều khó khăn.

Khánh Hòa: Đảo Trí Nguyên “chật vật” vì thiếu nước sạch
Người lớn thì xô to, trẻ nhỏ thì can bé, vật dụng nào có thể đựng nước đều được người dân mang ra để tích trữ. Ảnh: Hương Thảo

Gặp chúng tôi trong tình trạng mướt mát mồ hôi sau chuyến gánh nước buổi sáng, ông Trần Dậu (70 tuổi) cho hay, những ngày này, cảnh người dân "rồng rắn" xếp hàng gánh nước đã trở nên quen thuộc. Ai cũng tranh thủ đi từ sáng sớm hoặc vào giờ trưa để xách nước về dùng. Những gia đình già cả, neo đơn phải nhờ người đi lấy nước rất bất cập: “Cái nắng như đổ lửa dội xuống mà lại oằn mình đi gánh nước khiến cơ thể tôi đau nhức. Mỗi gánh nước mất gần 20 phút, chưa tính thời gian ngồi chờ. Số nước này gia đình tôi dùng để nấu ăn và những nhu cầu cần thiết nhất. Đúng là không có gì khổ bằng thiếu nước”.

Cũng theo ông Dậu, để bù đắp thêm nguồn nước bị thiếu, một số gia đình đã khơi thông lại giếng để sử dụng, dẫu biết nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh, nhưng người dân cũng buộc phải dùng để tắm rửa, giặt giũ vì không còn cách nào khác. Chung tình cảnh, gia đình chị Ngô Thị Vi (40 tuổi) đang thi công sửa sang lại một số hạng mục ngôi nhà cũng phải tạm thời cho nhân công dừng làm việc vì không có nước dùng để trộn vữa xây, trát.

“Mọi người khuyên tôi nên tìm cách chuyên chở thêm nước để kịp tiến độ hoàn thành theo đúng kế hoạch, nhưng làm lụng thì khó ra tiền nếu theo cách đó thì tốn kém lắm. Gia đình tôi đành chấp nhận trễ tiến độ, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, chỉ mong sự cố hư hỏng đường ống sớm khắc phục”, chị Vy bày tỏ.

Ngoài nỗi lo thiếu nước của bà con thì nỗi lo nước sinh hoạt phục vụ du lịch cũng quan trọng không kém, hầu hết du khách tham gia du lịch trên đảo đều tắm biển nên nhu cầu về tắm rửa nước ngọt rất lớn. Ông Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Thiên Hà cho biết, Công ty có Khu du lịch phục vụ du khách trên đảo Trí Nguyên, để có nước đảm bảo phục vụ cho du khách, phía công ty chủ động mua bình dự trữ nước và dùng cano chở nước sạch từ đất liền ra đảo. Cứ mỗi chuyến chở được khoảng 5 khối nước.

Những ngày ghi nhận tình trạng thiếu nước tại đảo Trí Nguyên, không ít người đã tỏ ra bối rối khi thấy phóng viên đến phỏng vấn. Nhiều người chia sẻ rằng, đã có nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm vận chuyển hàng trăm bình nước sạch đến đảo Trí Nguyên để người dân có nước uống trong thời gian chờ sửa chữa đường ống nước. Mỗi người dân đều mang suy nghĩ không rõ khi nào nước sạch mới được cấp trở lại. Và nếu tình trạng này kéo dài, không rõ mọi người còn cầm cự được bao lâu.

Cần những giải pháp lâu dài

Liên quan vấn đề này, ông Trần Quang Thịnh - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang cho rằng: “Việc vỡ ống nước biển vào ngày 27/6, cũng đã phần nào gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh doanh du lịch trên đảo. Phường chủ động thông báo cho người dân về sự cố ngừng cấp nước để có biện pháp dự trữ, sử dụng nước tiết kiệm trong khi chờ Công ty Cổ phần cấp thoát nước tỉnh Khánh Hoà khắc phục”.

Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên thông tin thêm, tuy là cư dân thành phố, nhưng do đặc thù ở đảo nên nhu cầu về nước ngọt của người dân tăng cao hơn, nhiều năm trước người dân sống trong cảnh thiếu nước sạch nghiêm trọng. Đến năm 2017, hệ thống cấp nước được xây dựng, vòi nước sạch chảy về đến tận nhà, người dân trên đảo mới có đủ nước sạch để sử dụng.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Cấp thoát nước tỉnh Khánh Hoà, đơn vị phối hợp lực lượng biên phòng sử dụng tàu thuyền chở nước sạch từ đất liền ra đảo cung cấp miễn phí cho người dân tại bến tàu Trí Nguyên trong thời gian khắc phục sự cố. Đồng thời, thuê thợ lặn để khắc phục sự cố vỡ đường ống. Tuy nhiên, việc khắc phục tuyến ống vượt biển rất khó khăn, phức tạp.

Khánh Hòa: Đảo Trí Nguyên “chật vật” vì thiếu nước sạch
Cư dân từ các cháu nhỏ đến cụ già cũng phải chật vật xếp hàng dài chờ nhận nướcsạch trong những ngày qua. Ảnh: Hương Thảo

Qua tìm hiểu, tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho đảo Trí Nguyên khoảng 40 tỷ đồng. Đường ống nước bắt nguồn từ khu An Viên, đưa lên phía nam đảo Trí Nguyên. Nước được bơm lên một bể chứa trên đỉnh núi rồi mới đấu nối ống nước về cho các hộ dân trên đảo.

Theo quan sát thực tế, những ngày nắng nóng đỉnh điểm, đường ống cấp nước sạch gặp sự cố, nếu thời gian khắc phục càng chậm sẽ khiến sinh hoạt, kinh doanh của người dân càng bị xáo trộn, mệt mỏi. Việc dùng tàu, thuyền chở nước cung cấp cho người dân cũng chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Cùng với đó, một bộ phận người dân không xây dựng bể nước dự phòng nên khi xảy ra sự cố, người dân dễ rơi vào trạng thái bị động.

Thiết nghĩ, vỡ đường ống cung cấp nước là điều không ai mong muốn,đơn vị có trách nhiệm cần có các biện pháp tổng thể, rà soát toàn bộ hệ thống cấp nước, đưa phương án bảo trì, chủ động khắc phục sớm sự cố có thể xảy ra. Tránh để lặp lại “điệp khúc” sẽ còn có những lần vỡ tiếp theo khiến hàng nghìn người dân trên đảo Trí Nguyên thấp thỏm, lao đao vì mất nước đột ngột.

Thiếu nước sinh hoạt khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nhiều. Hằng ngày bà con đều phải bố trí nhân lực, thời gian đi vận chuyển nước bằng can về nhà. Có những ngôi nhà trên núi thì quãng đường xa, nhiều dốc, đá lởm chởm rất tốn sức.Đối với trường học tình trạng thiếu nước cũng khiến việc học tập, sinh hoạt của học sinh gặp không ít khó khăn. Các nhà vệ sinh trong trường không có nước dùng, cây lá không có nước tưới nên bắt đầu xơ xác. Người dân đang rất cần sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương để có thể sớm khắc phục tình trạng khó khăn này.

Gặp chúng tôi trong tình trạng mướt mát mồ hôi sau chuyến gánh nước buổi sáng, ông Trần Dậu (70 tuổi) cho hay, những ngày này, cảnh người dân "rồng rắn" xếp hàng gánh nước đã trở nên quen thuộc. Ai cũng tranh thủ đi từ sáng sớm hoặc vào giờ trưa để xách nước về dùng. Những gia đình già cả, neo đơn phải nhờ người đi lấy nước rất bất cập: “Cái nắng như đổ lửa dội xuống mà lại oằn mình đi gánh nước khiến cơ thể tôi đau nhức. Mỗi gánh nước mất gần 20 phút, chưa tính thời gian ngồi chờ. Số nước này gia đình tôi dùng để nấu ăn và những nhu cầu cần thiết nhất. Đúng là không có gì khổ bằng thiếu nước”.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, phát triển giao thông công cộng được coi như giải pháp quan trọng hạn chế tình trạng ùn tắc. Ngoài phương tiện hiện đại như đường sắt trên cao thì xe buýt là phương tiện chủ lực trong thời điểm này. Tuy nhiên, việc phát triển xe buýt vẫn đang gặp phải khó khăn nhất định, cụ thể ở đây là việc thiếu làn đường riêng, nâng cao chất lượng phương tiện, chuyển đổi phương tiện sử dụng điện…
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Tiếp tục làm tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Tiếp tục làm tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, từ đầu năm đến nay các cấp Công đoàn quận Hai Bà Trưng đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.

Tin khác

Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Đủng đỉnh chợ phiên

Đủng đỉnh chợ phiên

(LĐTĐ) “Mặt trời nửa buổi xiên xiên Kẻ buôn người bán chợ phiên rộn ràng”
Chào Tháng 7

Chào Tháng 7

(LĐTĐ) Tháng 6 khép lại với nhiều kỷ niệm ngọt ngào, cô gái đầy lạc quan và hạnh phúc sống trọn vẹn từng ngày. Đón chào tháng 7, cô hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn và niềm vui, chia sẻ hạnh phúc với người thân yêu, sống mỗi khoảnh khắc ý nghĩa.
Những chuyến bay yêu thương

Những chuyến bay yêu thương

(LĐTĐ) Linh, chuyên viên đào tạo kỹ năng sống, giúp giáo viên vùng khó khăn với phương pháp mới và kỹ năng mềm. Mỗi chuyến đi là hành trình trao giá trị hạnh phúc mà cô xem như sứ mệnh. Với lòng nhiệt huyết, Linh tin hạnh phúc là hành trình cống hiến liên tục.
Lan toả giá trị gia đình qua nhiều thế hệ

Lan toả giá trị gia đình qua nhiều thế hệ

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, gia đình truyền thống của người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng luôn coi trọng giữ gìn nền nếp gia phong. Trong gia đình, người Thăng Long - Hà Nội lấy chữ “hiếu” với ông bà cha mẹ làm đầu, chữ “hiền thảo” với dâu rể, chữ “thành đạt” với con cháu. Ông bà, cha mẹ lấy cái mẫu mực làm gương cho con cháu.
Vỡ đường ống nước, 3.000 cư dân đảo Trí Nguyên  tìm cách “cầm cự” chờ nước sạch

Vỡ đường ống nước, 3.000 cư dân đảo Trí Nguyên tìm cách “cầm cự” chờ nước sạch

(LĐTĐ) Sáng 28/6, ông Trần Quang Thịnh - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang cho biết, tuyến ống HDPE DN 200 vượt biển, cấp nước cho đảo Trí Nguyên, đảo Hòn Tằm đang gặp sự cố.
Thương lắm đu đủ đực

Thương lắm đu đủ đực

(LĐTĐ) Giữa lòng Hạ, nhìn quanh vườn nhà, cây cối có vẻ cằn sức sống, riêng hàng đu đủ vẫn xanh rờn, tốt tươi. Chúng vươn ngọn giang cành đón nắng một cách ngạo nghễ dưới trời xanh mắt Hạ.
Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức "Ngày hội Gia đình - Chắp cánh ước mơ"; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng con” và giao lưu, biểu dương các gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”.
Phụ nữ TP Vinh sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Phụ nữ TP Vinh sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”

(LĐTĐ) Ngày 25/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” giai đoạn 2022 – 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động