Khẳng định sức mạnh nội sinh
Phát triển Thủ đô nhanh, bền vững
Thời gian của năm cũ Nhâm Dần đang dần ngắn lại. Trên khắp các con đường từ nông thôn đến thành thị, sắc Tết đã tràn ngập phố phường, trên những cành đào, dáng quất đón chào năm Quý Mão. Phố phường nhộn nhịp trong tiết Xuân và những khuôn mặt người tươi vui thể hiện một năm vượt khó đạt được nhiều thành tựu. Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng của Thủ đô, là năm tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025.
Vững vàng trước mọi thách thức, ngay từ đầu năm, thành phố Hà Nội đã triển khai bài bản, đồng bộ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cùng 26 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao trên các lĩnh vực, nhằm bảo đảm thực hiện và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Không khí khôi phục thi đua sản xuất diễn ra mạnh mẽ tại tất cả các ngành sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Việc phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị cũng được đẩy mạnh.
Những ngày cuối năm, đến xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), chúng tôi thấy bức tranh đổi mới miền quê này có nhiều mảng màu tươi sáng. Xã được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ đời sống, phát triển sản xuất. Không chỉ riêng đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã mà ngay cả đường thôn, ngõ xóm cũng được thảm bê tông sạch đẹp. Ô tô, xe máy chạy bon bon qua những tuyến đường nội thôn, nội đồng. Dọc bên đường và thấp thoáng giữa những tán cây là những ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người đạt 63,9 triệu đồng/người/năm. Hồng Dương là một xã điển hình cho sự phát triển của huyện Thanh Oai trong năm qua.
Ông Bùi Hoàng Phan, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai cho biết, vượt qua nhiều biến động, huyện Thanh Oai đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra của năm 2022. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện đã cơ bản đạt và vượt. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 850 tỷ đồng, đạt 146,5% dự toán Thành phố giao và bằng 126,5% so với năm 2021.
Tin tưởng rằng, với các giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm đã được Thành phố xác định, cùng sự đồng lòng đoàn kết của cả hệ thống chính trị và người dân, Thủ đô sẽ có sức bật mới, tạo tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo. |
Cùng với sự vươn lên của các huyện ngoại thành, những quận “vùng lõi” Thủ đô - đại diện cho kinh tế - xã hội, văn hóa, con người Hà Nội cũng đang nỗ lực bứt phá, triển khai bài bản, hiệu quả các chỉ tiêu phát triển.
Điển hình như quận Hoàn Kiếm, trước năm 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ, du lịch bình quân hằng năm là 18,12%. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ của địa phương này chỉ tăng 2,31%. Năm 2021, dịch Covid-19 càng ảnh hưởng nặng nề hơn, đặc biệt, các tháng 7, 8, 9, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu này đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Đến năm 2022, số liệu tại Kỳ họp thứ bảy Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm khóa XX cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước của địa phương này khoảng 12.500 tỷ đồng, đạt 111,1% dự toán Thành phố giao; chi giải ngân kế hoạch đầu tư công ước đạt 428,27% tỷ đồng, bằng 250% kế hoạch Thành phố giao…
Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Trung ương và Thành ủy, không chỉ riêng Thanh Oai và Hoàn Kiếm, toàn bộ 30 quận, huyện và thị xã cùng cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô đã góp sức để bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của Thành phố đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Minh Hải cho biết, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu tổng quát năm 2022, dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Trong đó, tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Kinh tế phục hồi tăng trưởng khoảng 8,89% - đạt cao trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Bên cạnh những con số ấn tượng trong phát triển kinh tế, Hà Nội còn “tỏa sáng” cùng SEA Games 31 khi vinh dự đăng cai Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và tổ chức 18 môn thi đấu. Đây là lần thứ hai sau gần hai thập kỷ (kể từ năm 2003), Hà Nội lại được sống trong không khí sôi động của một kỳ SEA Games và đóng góp tích cực cho thành tích thể thao nước nhà.
Hà Nội đã thay da đổi thịt, đi giữa phố phường Hà Nội thênh thang khó có thể hình dung khi xưa mảnh đất này từng hứng đầy mưa bom bão đạn. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; quản lý và phát triển đô thị tiếp tục chuyển biến tiến bộ; hạ tầng đô thị được duy trì, quản lý đất đai và tài nguyên môi trường được tăng cường. Thành phố cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hiện nay 382/382 xã (đạt 100%) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Những công trình giao thông có quy mô, hiện đại là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế và giao thông đô thị Hà Nội trong một thập kỷ qua có thể kể đến như: Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, đường Vành đai 3 và Vành đai 3 trên cao, đường vành đai 2, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài… đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tới đây, các dự án đường Vành đai 2 Ngã Tư Vọng - Vĩnh Tuy; Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội trên cao cùng dự án Cầu Vĩnh Tuy 2... đưa vào vận hành sẽ không chỉ tạo thế và lực mới cho Thủ đô phát triển mà còn giải quyết những vấn đề cấp bách mà cuộc sống đặt ra. Đáng chú ý, Hà Nội đang cùng Bắc Ninh, Hưng Yên triển khai bài bản, khẩn trương các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Tập trung vào những khâu đột phá chiến lược
Mùa Xuân đến mang theo những hy vọng, bồi đắp niềm tin, làm bừng lên khát vọng và ý chí vươn lên trong mỗi người dân Thủ đô. Hơn bao giờ hết, Hà Nội luôn mang “khát vọng hóa rồng” với dáng vóc của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, ngang tầm khu vực. Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thành phố, thủ đô của các nước. Trong đó, đã ký thỏa thuận hợp tác với hơn 60 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ... Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước.
Sau 2 năm triển khai Nghị quyết Đại hội XVII một cách chủ động, bài bản, nghiêm túc, sáng tạo, bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô đã khởi sắc, diện mạo đô thị xanh, sạch, đẹp hơn. Hà Nội đang trở thành thành phố đáng sống. Từ hiện tại nhìn về quá khứ có thể thấy rõ, càng trong hoàn cảnh khó khăn, Hà Nội càng phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, ý chí quật cường được hun đúc từ lịch sử. Đây chính là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ giúp Hà Nội không chùn bước trước mọi thách thức, sẵn sàng tâm thế bước sang năm 2023 với thành công mới, sức lan tỏa và bứt phá mới.
Diện mạo đô thị Hà Nội ngày càng khang trang. Ảnh: PN |
Năm 2023, Thành phố thực hiện chủ đề công tác năm là “Kỷ cương, Trách nhiệm, Hành động, Sáng tạo, Phát triển”. Thành phố đặt mục tiêu giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đấy tăng trưởng. Theo đó, tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới; nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô. Thực hiện đồng bộ, hiệu qua các khâu đột phá. Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền số, nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS.
Dự kiến, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 Thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7,0%; GRDP/người khoảng 150 triệu đồng… Trên hành trình hướng tới tương lai, Hà Nội xác định xây dựng hệ thống chính trị của Thành phố trong sạch, vững mạnh. Thành phố cũng xác định rõ yêu cầu văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực, nguồn lực phát triển bền vững. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, để phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến …
Tại Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh và sáng tạo, tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội năm 2023 là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có; các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn nữa; tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp; huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52