Trải lòng nghề đạo diễn sân khấu

(LĐTĐ) Đạo diễn sân khấu là một nghề khó khăn, khi có quá nhiều cách hiểu về chức năng cũng như vị thế của nghề này. Và thêm một lần khó nữa với các đạo diễn sân khấu âm nhạc hiện đại khi khán giả có nhiều lựa chọn để thưởng thức một chương trình. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với đạo diễn sân khấu Vạn Nguyễn về chủ đề này.
trai long nghe dao dien san khau Hướng đi nào cho sân khấu Thủ đô?
trai long nghe dao dien san khau Tuyên truyền pháp luật hiệu quả đến công nhân thông qua sân khấu hóa

PV: Là một đạo diễn sân khấu nổi tiếng, theo anh, cái khó nhất để xây dựng một đêm nhạc là gì?

Đạo diễn Vạn Nguyễn: Xây dựng đêm nhạc cái khó nhất không phải là một sân khấu thật đẹp, công phu, kỳ vĩ, cái khó nhất là phải đặt trọn vẹn mình vào vai trò người khán giả. Khi họ mua tấm vé, họ mong chờ điều gì, họ cần được thưởng thức những gì và mình phải mang tới điều gì cho khán giả?.

trai long nghe dao dien san khau
Đạo diễn sân khấu Vạn Nguyễn

Có những lần đọc inbox của khán giả, tôi cảm thấy như một gánh nặng ngàn cân đè lên vai. “Mình đã mua được vé, hồi hộp quá, không biết chương trình có hay như mình mong đợi không, mình đi hơn một trăm cây số để lên Hà Nội xem đêm diễn nên hy vọng là sẽ hay thật sự, chứ không thì sẽ mất công và buồn lắm” .. Cả đêm đấy tôi không dám ngủ chứ không phải là mất ngủ, cứ nghĩ đến tâm tình của khán giả như thế.

Phải làm sao để đêm nhạc được như bấy nhiêu chờ đợi? và hơn nữa là những xúc cảm truyền tải thật sự rung động, trong khi nhạc xưa vốn mặn mòi, sâu sắc, đầy nghiệm trải; và để chuyển tải tất cả những điều ấy, để người xem được thấm thía trong từng câu hát, đắm say trong từng hơi thở và một bầu trời kỷ niệm cũ của mỗi người trở lại sau bài ca, sau đêm diễn...

Đó là một bài toán rất khó, bắt buộc người dàn dựng phải hòa mình vào ân cảm của mỗi ca khúc, tìm thấy mạch nguồn trong tình sử mà chắt chiu vun vén cho từng câu, từng phần kịch dẫn thoại, từng hình ảnh hiện trên sân khấu, cho từng cảnh trí tái hiện lại không thời gian... Tất cả những điều đó chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng, nên nếu như hôm nay được khán giả yêu mến những đêm nhạc của tôi dàn dựng, thì thực sự đó là sự may mắn vì đã chọn được một lối đi tâm lí phù hợp mà thôi!

Anh đến với âm nhạc, nghề đạo diễn sân khấu, tổ chức chương trình… từ khi nào? Với cơ duyên gì?

Cả tuổi thơ tôi đã được nghe cùng bố mẹ không biết bao nhiêu bài hát và bao nhiêu lần những ca khúc của các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Phạm Minh Tuấn, Thuận Yến, Phạm Tuyên, Nguyễn Văn Tí, Nguyễn Tài Tuệ, Hoàng Hiệp, Trần Tiến, Trần Kiết Tường, Võ Văn Di, Phan Nhân, Văn Kí... Tôi bắt đầu thích âm nhạc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ khi học cấp 2, tôi có được những chục ngàn tiết kiệm đầu tiên và bắt đầu tìm mua các băng nhạc của Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Đoàn Chuẩn - Từ Linh.

Bấy nhiêu tình yêu đó đã cho tôi đến với sân khấu ca nhạc bằng tất cả tâm thế của sự yêu mến dung dị nhất, cảm giác tự nhiên như hơi thở và sung sướng khi xây dựng các chương trình để ngồi nghe và biên tập lại các ca khúc trong ngàn vạn ca khúc đã sống động trong tuổi thơ của mình .. Mọi chuyện cứ tự nhiên như cơn mưa sau ngày nắng vậy, tôi cũng ít khi cắt nghĩa vì sao hay như thế nào, tôi cứ để mọi cái tự nhiên như thế...!

Nếu để nói về con người mình, anh có thể tự nhận xét như thế nào?

Tham lam, và nếu có thể xin được viết in hoa hai chữ này (cười) .. Tôi thích viết và dựng kịch, thích viết và dựng sử thi, thích làm show âm nhạc về Bác Hồ, về đề tài chiến tranh - người lính, say mê sân khấu âm nhạc truyền thống (Cải Lương, Chèo, ca Huế, hô hát Bài chòi, hát Văn, hát Xẩm, ca Trù, hát Quan họ, đắm đuối với dòng nhạc về Hà Nội, rạo rực trong dòng nhạc cách mạng, mênh mang trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, đắm say với dòng trữ tình hải ngoại...

trai long nghe dao dien san khau
Một cảnh sân khấu do Vạn Nguyễn dàn dựng.

Mỗi giai thanh đều cho tôi những thức cảm mạnh mẽ khi nghe, thấm, mỗi loại hình nghệ thuật đều cho tôi cảm giác tìm thấy mình dù trong vai trò của người khán giả cảm nhận hay người dàn dựng, bất cứ vị trí nào, chỉ cần được tiếp xúc, được nghe, đọc, được xem một tác phẩm hay tìm hiểu về tác phẩm ấy đều là một niềm sung sướng chẳng thể tả bằng lời nói mà chỉ cứ lặng im nghe tiếng cảm của chính mình! Loại hình nào cũng đều muốn dựng được nhiều và thật nhiều những đêm diễn đầy cảm xúc!

Nhiều khán giả xem các đêm diễn của anh và nhận định rằng anh là người “hoài cổ”. Anh có chấp nhận đánh giá này không? làm thế nào để có thể đặt mình giữa hiện đại và hoài cổ mà vẫn có thể cân bằng những sản phẩm âm nhạc?

Khán giả nhận định hoàn toàn chính xác, thậm chí đôi khi mình còn thấy mình “tối cổ” (cười).. Điện thoại tôi chỉ biết nghe gọi không biết cài đặt thứ gì, không biết sử dụng các sản phẩm công nghệ được ra đời hàng loạt, tivi nhà vẫn sử dụng chiếc Sanyo mua từ năm 1996. Tôi thích tranh sơn mài, thích đọc về di sản, danh nhân thời xưa, và đặc biệt là thích cổ nhạc cũng như những dòng âm nhạc của thế hệ trước như đã kể cùng các bạn ở trên .. nhìn chung là một người Hà Nội thuộc hệ “âm lịch”.

Một chút cái bớt “cổ” hơn chứ không dám nói là hiện đại, đó là do yêu cầu công việc, tôi vẫn phải học hỏi qua đồng nghiệp những kỹ thuật sân khấu mới, những thiết bị hỗ trợ trình diễn mới cùng những trang thiết bị mới nhất để đảm bảo sử dụng vào các đêm diễn một cách hài hòa. Sử dụng công nghệ để tôn lên giá trị vẻ đẹp của thời gian ghi dấu trên những tác phẩm nghệ thuật, đó là cách tôi lựa chọn cho mỗi đêm diễn ở bất kỳ thể loại nào...!

“Lang thang gọi/Lang thang trôi/Lang thang nói cười với miền thu phẳng lặng/Lang thang góc mùa... bình yên nên thật vắng/Lang thang nào còn cứ vội lang thang...”, còn nhiều những dòng thơ đầy cảm xúc mà anh đã viết, nó cho thấy tác giả có những rung cảm đặc biệt vào mùa thu. Cảm xúc của anh có gì đặc biệt khi mùa thu tới, nhất là mùa thu Hà Nội. Cảm xúc này có phải đã mang cho anh những ý tưởng đặc biệt trong công việc sáng tạo, dàn dựng…?

Những người làm nghệ thuật hay có trực giác hay một cảm quan dự báo mà nhà thơ Xuân Diệu đã nói là “thức trọn các giác quan”... nên mùa thu “điêu tàn” hay khiến người ta buồn trước một cảnh sắc phải nhường bước cho một mùa đông lạnh giá… Từ cảm giác ấy con người ta dễ sinh ra những tâm tư, những rung động để khi một chiếc lá đổi sắc vàng úa, cơn gió đổi hơi se lạnh là lại muốn thu mình lại, nuối tiếc cảnh sắc ngày qua, chuyển từ tâm mình mà họa thành những bức tranh, viết nên những bản nhạc và những câu thơ đầy tâm trạng ..

Tôi cũng cùng trong tâm trạng ấy, nhất là những khi thoáng thấy cô đơn trong buổi chiều thu, ấy là khi muốn nói lên những cảm xúc khó nói, và đành mượn đôi câu thơ để buông tiếng nói thay cho lòng mình... Trên thực tế là phải cảm ơn lắm những khoảnh khắc sang mùa làm cho con người ta bỗng trong hơn, nhẹ hơn, mỏng manh và cảm sâu hơn, để từ đó làm nguồn mạch cho những xúc cảm nghệ thuật, đẹp, lãng mạn và chân thành!

Những người làm nghệ thuật hay có trực giác hay một cảm quan dự báo mà nhà thơ Xuân Diệu đã nói là “thức trọn các giác quan” .. nên mùa thu “điêu tàn” hay khiến người ta buồn trước một cảnh sắc phải nhường bước cho một mùa đông lạnh giá… Từ cảm giác ấy con người ta dễ sinh ra những tâm tư, những rung động để khi một chiếc lá đổi sắc vàng úa, cơn gió đổi hơi se lạnh là lại muốn thu mình lại, nuối tiếc cảnh sắc ngày qua, chuyển từ tâm mình mà họa thành những bức tranh, viết nên những bản nhạc và những câu thơ đầy tâm trạng ...

Bảo Thoa

(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) tổ chức Tuần phim đặc biệt với chuỗi hoạt động từ Cao Bằng đến khắp cả nước, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm văn hóa nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa.
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động