Hướng đi nào cho sân khấu Thủ đô?

(LĐTĐ) Sân khấu Hà Nội đang thiếu vắng những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao về nội dung và hình thức biểu diễn. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, sân khấu Hà Nội vẫn bám theo mạch sáng tạo, phát triển của những giai đoạn trước. Hiện không có vở diễn nào ra đời có thể thu hút được sự chú ý của đa số công chúng như mấy chục năm về trước.
huong di nao cho san khau thu do Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2018 từ 4-9/10/2018
huong di nao cho san khau thu do Hà Nội: Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 8 năm 2018
huong di nao cho san khau thu do Tỏa sáng đất và người Hà Nội

Chỉ còn dư âm “vang bóng một thời”

Nói như Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội: “Xét một cách toàn diện, nghệ thuật sân khấu hôm nay đang có vấn đề ở mọi khâu, mọi quy trình sáng tạo, từ đội ngũ tác giả, đạo diễn đến diễn viên…”.

huong di nao cho san khau thu do
Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Tại Hội thảo “Sân khấu Hà Nội sáng tạo và phát triển”, nhiều đại biểu đã một lần đưa ra những trăn trở cho sự phát triển của sân khấu Hà Nội, một nền sân khấu đã từng một thời tiên phong đi đầu với những sáng tạo mới thì nay trở nên lạc hậu nhiều mặt.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Trí Trắc - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội nhận định, sân khấu Hà Nội được hình thành có thể tính từ thời Lý - Trần. Suốt chiều dài lịch sử, qua những thăng trầm của mình, sân khấu Hà Nội luôn là đỉnh cao mang tính kinh kỳ so với cả nước. Nghiên cứu những sáng tạo của sân khấu Hà Nội, có thể thấy dù có ngàn năm truyền thống tự hào, nhưng phải đến sau Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mới trở thành một nền sân khấu hoàn thiện, hiện đại.

Đó là nền sân khấu cách mạng được phát triển từ hoạt động sáng tạo nhỏ lẻ, đơn điệu, đậm tính thương mại, kiếm sống và đang có nguy cơ tan rã trong chiến tranh chống Pháp, thành nền sân khấu kiểu mới với phẩm chất dân tộc - khoa học - đại chúng. Trên nền phát triển đó, sân khấu Hà Nội đã có những sáng tạo để phát triển và phát triển bằng sáng tạo.

Bước vào cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế với bao biến đổi của hiện thực, hệ giá trị thẩm mỹ, của sự phân hóa giàu nghèo, của tư duy bao cấp với tự chủ... đã và đang làm cho sân khấu Hà Nội trở nên lúng túng, khủng hoảng nhiều mặt. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này, trước hết là do sáng tạo đã không đồng nhất với phát triển. Nghĩa là, phát triển nghệ thuật sân khấu Hà Nội bị tụt hậu bằng những sáng tạo “hoài cổ” của các nghệ sĩ Hà Nội, bởi các nghệ sĩ Hà Nội chưa nhận thức đủ và thể hiện được sự chuyển hóa lớn của hiện thực Hà Nội thời 4.0 trong cảm xúc sáng tạo của mình tương ứng.

huong di nao cho san khau thu do
Vở kịch sân khấu “Bão tố Trường Sơn”. (Ảnh: Bảo Thoa)

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Trí Trắc đã phải đặt câu hỏi đầy trăn trở: Đâu rồi những đỉnh cao mang tính kinh kỳ so với cả nước? Đâu rồi nền sân khấu của “nghệ sĩ - chiến sĩ”, “thổ tận can tràng” của lao động công phu vượt qua năng khiếu bẩm sinh để sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật chân thực, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, vừa có yếu tố biểu hiện lẫn yếu tố thể nghiệm, vừa có giá trị xã hội lẫn giá trị lý tưởng với âm hưởng sinh hoạt đời thường và anh hùng ca lãng mạn? Đâu rồi một nền sân khấu luôn mang tính tiên phong, đổi mới, là ngọn lửa sáng tạo chuẩn mực và có sức lôi cuốn, lan tỏa, vẫy gọi những sáng tạo sân khấu cả nước noi theo?

Nhà viết kịch Ngọc Thụ thì hoài niệm: “Tôi còn nhớ ngày mới giải phóng Thủ đô, Cải lương Chuông Vàng, Kim Phụng không còn vé để bán... Thế mới biết sức mạnh nghệ thuật chân chính không gì xóa được trong tâm thức người Hà Nội yêu sân khấu. Thế nhưng, ấy là chuyện... một thời.

Có thể nói, dù khó tính và khắt khe đến đâu, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng suốt nửa thế kỷ qua, nghệ thuật sân khấu đã đóng một dấu son, làm thành cột mốc lớn trên cả chặng đường lịch sử sân khấu Việt Nam. Nhưng quá khứ bao giờ cũng ở phía sau, dù huy hoàng và chói lọi, nhất là khi tình yêu và niềm tin của khán giả đối với sân khấu Hà Nội đã có vẻ chững lại, thậm chí giảm sút; những “ông hoàng”, “bà chúa” của thánh đường sân khấu đã có vẻ không còn hấp dẫn người Hà Nội, nhất là lớp trẻ.

Hướng đi nào cho sân khấu Hà Nội?

Kế thừa nền tảng phát triển rất đáng tự hào nhưng sân khấu Hà Nội thời gian qua vẫn chỉ là bức tranh mờ nhạt với những sáng tạo “hoài cổ”, thiếu sinh động. Hiện thực đổi mới đang đòi hỏi nghệ sĩ Hà Nội dấn thân mạnh mẽ, để không bị tụt hậu, để tự thể nghiệm mình, đưa sáng tạo ngang tầm thời đại.

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Trầm, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội cho rằng, sân khấu Hà Nội đang cần một đội ngũ tác giả chuyên nghiệp, có bản lĩnh, dũng cảm đi trước công chúng, mạnh dạn trả lời những băn khoăn của thời đại. Và càng cần nhiều tác giả xông xáo vào những lĩnh vực mũi nhọn của đời sống hiện đại, khắc họa tính cách tiêu biểu của con người hôm nay, của hội nhập, mở cửa, điển hình của xã hội phát triển, của văn hóa phát triển. Đấy chính là những đòi hỏi chính đáng và cấp thiết để chúng ta “xốc lại đội ngũ, đi tiếp”.

Họa sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ nhân dân Lê Huy Quang cho rằng, chính những người làm nghệ thuật cần nhìn lại mình nghiêm khắc để sân khấu Hà Nội tìm ra hướng đi, tránh sự tụt hậu trong sáng tạo, để mỗi nghệ sĩ trong quá trình hình thành tác phẩm đều nhận thức đủ và thể hiện được sự chuyển hóa lớn của hiện thực Thủ đô hôm nay.

Theo đạo diễn Hoàng Thanh Du, khán giả của sân khấu hiện đại từ lâu không còn là những người dân sống trong những căn hộ khép kín, tiết tấu cuộc sống chậm rãi. Hình thức của sân khấu hiện đại không còn là những vở diễn dài lê thê, cái nghe nhiều hơn cái nhìn, đơn giản một cách đơn điệu... Người xem thích thú hơn với những ngôn ngữ động, tăng phần diễn hình thể, những hoạt động tổng hợp, giá trị cảnh sắc, gần gũi với văn hóa hôm nay. Những điều này, nhiều sân khấu cả nước làm được, sân khấu Hà Nội thì chưa.

Nghệ sĩ nhân dân Quốc Chiêm cho rằng, một trong những vấn đề mấu chốt hiện nay là để thu hút nhiều tài năng trẻ theo đuổi nghệ thuật sân khấu truyền thống, Nhà nước cần xây dựng chiến lược lâu dài để các nghệ sĩ có thể toàn tâm, toàn ý biểu diễn phục vụ khán giả mà không phụ thuộc vào kinh tế. Trước mắt, cần có chính sách đãi ngộ thích hợp về lương, phụ cấp thanh sắc với nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên… để thu hút lớp diễn viên trẻ cũng như học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống; đầu tư bài bản cả về cơ sở vật chất, con người… Nếu chính sách đãi ngộ cho giới nghệ sĩ ở bộ môn nghệ thuật truyền thống nói chung không được quan tâm đúng mức thì khó lòng mà phục hưng được nền sân khấu truyền thống Việt Nam trong tương lai.

Còn Nghệ sĩ nhân dân Thanh Trầm, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội cho rằng, sân khấu Hà Nội đang cần một đội ngũ tác giả chuyên nghiệp, có bản lĩnh, dũng cảm đi trước công chúng, mạnh dạn trả lời những băn khoăn của thời đại. Và càng cần nhiều tác giả xông xáo vào những lĩnh vực mũi nhọn của đời sống hiện đại, khắc họa tính cách tiêu biểu của con người hôm nay, của hội nhập, mở cửa, điển hình của xã hội phát triển, của văn hóa phát triển. Đấy chính là những đòi hỏi chính đáng và cấp thiết để chúng ta “xốc lại đội ngũ, đi tiếp”.

Đáp ứng nhu cầu của thời đại trong việc xây dựng con người mới hôm nay, nhiệm vụ đặt ra cho sân khấu chính là sự gắn bó, nỗ lực phản ánh chân thực cuộc sống, làm phong phú và sâu sắc thêm chủ nghĩa nhân văn của văn học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghệ sĩ còn phải dấn thân, mạnh dạn phê phán cái xấu, cái biểu hiện biến chất, thoái hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống, góp phần ngăn chặn xu hướng tiêu cực trong đời sống xã hội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.

Tin khác

Đen Vâu, Double2T lập cú đúp tại Giải Cống hiến lần 18 năm 2024

Đen Vâu, Double2T lập cú đúp tại Giải Cống hiến lần 18 năm 2024

(LĐTĐ) Lễ trao giải Cống hiến lần 18 năm 2024 do báo Thể thao và Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam tổ chức diễn ra tối 27/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là mùa giải Cống hiến lần 18 và là mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến.
Người hâm mộ tiếc nuối khi ban nhạc "Ngọt" thông báo ngừng biểu diễn

Người hâm mộ tiếc nuối khi ban nhạc "Ngọt" thông báo ngừng biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 19/3, thông qua fanpage, ban nhạc Ngọt thông báo về việc sẽ ngừng biểu diễn.
NSND Hoa Đăng: Để xứng với danh hiệu, không có cách nào khác là tận hiến với nghề

NSND Hoa Đăng: Để xứng với danh hiệu, không có cách nào khác là tận hiến với nghề

(LĐTĐ) Tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội mới đây, điều thú vị là riêng Khoa Âm nhạc Truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng lúc đón nhận 3 danh hiệu NSND.
Cặp đôi BigDaddy - Emily tái xuất đúng dịp Valentine

Cặp đôi BigDaddy - Emily tái xuất đúng dịp Valentine

(LĐTĐ) Cặp đôi BigDaddy - Emily chính thức tung ra MV "Yêu nắm" vào đúng dịp Valentine. Trở lại sau đúng 5 năm kể từ sản phẩm âm nhạc ra mắt vào dịp lễ tình nhân - "Mượn rượu tỏ tình", "Yêu nắm" đã nhận được sự chú ý của người hâm mộ.
Hát giữa trời Âu

Hát giữa trời Âu

(LĐTĐ) Sau mấy ngày không được nghe ai nói tiếng Việt, cảm xúc như vỡ bung khi chứng kiến những người Việt xa xứ đứng sát bên nhau, tay nắm tay hào hùng hát “Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi…”
"Đi chùa cầu duyên" của Đức Phúc hứa hẹn là "siêu phẩm" mùa Valentine 2024

"Đi chùa cầu duyên" của Đức Phúc hứa hẹn là "siêu phẩm" mùa Valentine 2024

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết, Đức Phúc đã trình làng MV mang tên "Đi chùa cầu duyên", mở đầu cho loạt dự án năm 2024 của nam ca sĩ.
Ca sĩ Tân Nhàn kể câu chuyện hồi sinh giọng hát qua album "Người Hà Tĩnh có thương"

Ca sĩ Tân Nhàn kể câu chuyện hồi sinh giọng hát qua album "Người Hà Tĩnh có thương"

(LĐTĐ) NSƯT Tân Nhàn, Phó Trưởng Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vừa chính thức công bố phát hành album DVD online đầu tiên của mình với tên gọi "Người Hà Tĩnh có thương" với 9 ca khúc mang âm hưởng dân gian miền Trung, ngợi ca vẻ đẹp con người, quê hương miền Trung.
Đức Phúc tái xuất với MV "Đi chùa cầu duyên" dịp đầu năm

Đức Phúc tái xuất với MV "Đi chùa cầu duyên" dịp đầu năm

(LĐTĐ) Đức Phúc vừa tung poster hé lộ sản phẩm âm nhạc mùa Lễ tình nhân 2024 mang tên "Đi chùa cầu duyên" được thực hiện tại chùa Hà - ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội.
Band 10 đoạt Quán quân Hanoi Harmony Star 2023

Band 10 đoạt Quán quân Hanoi Harmony Star 2023

(LĐTĐ) Với màn trình diễn xuất sắc tiết mục “Về ăn cơm”, Band 10 tới từ Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã trở thành Quán quân Liên hoan các band, nhóm nhạc sinh viên Thủ đô lần thứ I - năm 2023 (Hanoi Harmony Star 2023).
“Bài ca môi trường”- Khúc quân hành dành cho những người yêu môi trường

“Bài ca môi trường”- Khúc quân hành dành cho những người yêu môi trường

(LĐTĐ) “Bài ca môi trường” do nhà thơ, nhạc sĩ, Tiến sĩ Ngọc Lê Ninh sáng tác được xem là khúc quân hành dành cho những người yêu môi trường và bảo vệ cuộc sống hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động