Phát triển thị trường nội địa: Phải lấy cung làm chủ đạo

(LĐTĐ) Ngày 2/6/2020 vừa qua, tại cuộc họp thường kì của Chính phủ hàng tháng, đề cập đến vấn đề phát triển thị trường nội địa, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “Phải lấy cung làm chủ đạo, đẩy mạnh cầu của nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh kích cầu nội địa và tiêu dùng cá nhân”.
Sau dịch, cơ hội để chúng ta vững bước phát triển thị trường nội địa
Tiêu thụ thịt lợn trông vào thị trường nội địa
Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam: Đừng bỏ quên thị trường nội địa

Lấy cung làm chủ đạo

Trước sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhiều người đặt câu hỏi, tại sao người đứng đầu Chính phủ lại đề ra định hướng quan trọng trong lúc này? Trước hết, trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ trong cả nước phải thu hẹp quy mô, tạm ngưng hoạt động hoặc ngừng hẳn... Theo thống kê, tính đến cuối tháng 4/2019, chúng ta đã có 5 triệu người lao động phải nghỉ việc vì dịch bệnh. Công ăn việc làm, thu nhập của các bộ phận dân cư bị suy giảm mạnh dẫn tới sức mua của toàn xã hội ở thị trường nội địa bị giảm sút nhanh chóng.

Theo Tổng Cục thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng của năm 2020 đã giảm 3.9%, nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm tới 8,6% ( so với 5 tháng cùng kì năm 2019) tăng trưởng đạt 8,5%. Đây là một sự sụt giảm đáng lo ngại. Chúng ta đều biết, tiêu dùng xã hội đóng vai trò là một trong những trụ cột quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.

phat trien thi truong noi dia phai lay cung lam chu dao
Phát triển thị trường nội địa phải lấy cung làm chủ đạo

Sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng sức tiêu thụ yếu quả là một bài toán nan giải. Câu chuyện dư thừa cục bộ của một số loại hàng hóa nông sản trong nhiều năm qua phải giải cứu liên miên, 5 tháng đầu năm 2020 tiếp tục giải cứu một loạt các nông sản và thực phẩm như bí đao, ổi, thủy hải sản… chính là một bài học sâu sắc cho việc tăng cung hàng hóa phải đi đôi với việc tạo sức mua, kích cầu nội địa và tiêu dùng cá nhân. Kích cầu nội địa còn có ý nghĩa rộng hơn, đó là: phải phát huy những tiềm năng vốn có của thị trường nội địa Việt Nam.

Kênh siêu thị, trung tâm thương mại hiện mới chiếm 25% thị phần bán lẻ; thị trường nông thôn còn trống vắng, kênh truyền thống bao gồm chợ, cửa hàng lẻ tuy chiếm đến 75% thị phần bán lẻ nội địa song doanh số một số năm gần đây bị suy giảm từ 20-30%, hạ tầng của kênh thương mại truyền thống chưa được quan tâm đúng mức trong khi lại phải cạnh tranh một cách quyết liệt với kênh thương mại hiện đại của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Phát triển thị trường nội địa ở một đất nước như Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước để chăn nuôi trồng trọt, có vùng biển rộng mênh mông để đánh bắt và khai thác hải sản, đó là một thuận lợi bởi nguồn cung dồi dào phong phú, cung cấp tại chỗ cho thị trường bán lẻ. Chủ trương “lấy cung là chủ đạo” của Chính phủ là rất đúng đắn, và sẽ hiệu quả hơn khi cung được gắn kết với cầu, với sức mua xã hội ngày càng được tăng lên.

Làm gì để phát triển thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng?

Đầu tiên phải nói đến yếu tố nhu cầu có khả năng thanh toán trong các tầng lớp dân cư. Bài toán đặt ra là phải phát triển sản xuất , tạo công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động trong toàn xã hội. Thời gian sau dịch, Chính phủ đã có những cố gắng nâng cao và khôi phục sức mua xã hội bằng các chính sách, trợ cấp phụ cấp cho người dân...

Đi đôi với việc đẩy mạnh sức mua xã hội thì phải phát triển sản xuất hàng hóa, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm, tăng cung cho xã hội nhưng phải tăng cung có chất lượng, có giá cả cạnh tranh, mẫu mã hàng hóa phải đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có như vậy mới có những tác động tích cực để nâng cao sức cầu của xã hội.

Sản xuất và phân phối nhất thiết phải thiết lập được các chuỗi hoạt động một cách hiệu quả, lợi nhuận của từng khâu trong chuỗi phải được xác định hợp lý nhằm kích thích chuỗi phát triển ngày càng bền vững. Đó là quy luật khách quan của việc sản xuất kinh doanh mang tính bền vững, đó là làm ăn có đạo đức, biết chia sẻ trong thời đại ngày nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hàng hóa sản xuất ra nhìn chung phải đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, vừa giảm khâu trung gian, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt ở thị trường nội địa. Những hành vi trục lợi nhằm thu lợi nhuận ở khâu trung gian và khâu bán lẻ hưởng một cách quá mức là không thể chấp nhận được. Một số ví dụ điển hình, đó là: Hiện tượng yêu cầu chiết khấu ở khâu bán lẻ của một số nhà bán lẻ có thế mạnh lên tới 25-30%, thực tế cho thấy mức chiết khấu này còn có thể lớn hơn cả lợi nhuận của người sản xuất.

Một trường hợp khác, một công ty chè đã phải chi 500.000 đô la Mỹ thì chè của họ mới được đứng ở kệ siêu thị. Cá sạch Đại Áng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội sau khi đã được một số siêu thị tại địa phương kiểm tra đầy đủ tiêu chuẩn để vào siêu thị nhưng khi kí hợp đồng thì siêu thị đặt điều kiện: Giá bán cá sạch chỉ được kí gửi tại siêu thị bằng giá cá không sạch, chiết khấu gửi cá là 30%, cuối cùng là Hợp tác xã nuôi cá 3 tháng sau khi hàng bán hết mới được thanh toán tiền hàng...

Những ví dụ điển hình xảy ra trên thị trường nêu trên không phải là cá biệt. Nó làm thui chột ý chí người sản xuất hàng hóa, kể cả hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nó chỉ làm lợi cho một nhóm lợi ích và gián tiếp đẩy giá hàng hóa lên cao, làm thiệt hại cho người tiêu dùng xã hội. Điều này gây ra những bức xúc khiến một số nhà lãnh đạo Tổng Hội Nông nghiệp Việt Nam, Tổng Cục Thuế và một số các chuyên gia đã lên tiếng nhiều lần nhưng chưa được khắc phục, thậm chí còn có ý kiến đòi hỏi phải luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất phân phối.

Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nói đến giá bán quá đáng 90.000 đồng/kg lợn hơi của một số tập đoàn chăn nuôi đã phải định hướng: “Kinh doanh thì cần có lợi nhuận, song lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản xuất phân phối phải được phân chia một cách hợp lý”. Điều này cho thấy người đứng đầu Chính phủ muốn hướng tới một nền kinh tế chia sẻ đầy nhân văn ở thị trường Việt Nam.

Muốn phục vụ việc kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia bao gồm các vùng sản xuất tập trung theo thế mạnh, đi đôi với các trung tâm dự trữ hàng hóa, nhà máy chế biến, hạ tầng giao thông, các dịch vụ logistics, cần sớm thiết lập hệ thống các chợ đầu mối nhằm đảm bảo cho hàng hóa sản xuất ra được giao dịch một cách công khai minh bạch trên thị trường, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chấp hành nghĩa vụ đầy đủ với ngân sách nhà nước và phục vụ tiêu dùng xã hội một cách hiệu quả.

Những thủ tục hành chính thành lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các chuỗi bán lẻ cần phải thông thoáng, tốn ít chi phí và với thời gian, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, khuyến khích các đơn vị làm ăn nghiêm túc đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Ngoài sự hỗ trợ về mọi mặt của nhà nước và các bộ ngành, các địa phương thì các doanh nghiệp bao gồm cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online đều phải làm tốt các công tác xây dựng thương hiệu của hàng hóa, thương hiệu bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt tiến tới hình thành các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn, đủ sức dẫn dắt thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay ở thị trường nội địa.

Người đứng đầu Chính phủ nói: “Phát triển kinh tế mà không quan tâm tới môi trường là một sai lầm” vì vậy sản xuất kinh doanh phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường bao gồm đất, nước, không khí... để phát triển nền kinh tế xanh, giảm bớt những tổn thất cho việc hủy hoại môi trường gây ra. Một vấn đề quan trọng phải đề cập đến đó là chúng ta dành nhiều thời gian cho sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn chiếm một tỷ lệ rất thấp, cần phải dành những nguồn kinh phí nhất định cho công tác quan trọng này.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp cần sử dụng các thành tựu khoa học trong nước và thế giới trong việc tối ưu hóa việc tổ chức nguồn hàng, dự trữ háng hóa, quản lý và kinh doanh sản xuất, chăm sóc khách hàng,... Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả một cách bền vững. Có như vậy, con đường phát triển của sản xuất và kinh doanh ở thị trường nội địa sẽ ngày càng đi nhanh hơn và vững chắc hơn, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động