Khai thác chuỗi di sản Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu, bứt phá trong kích cầu du lịch, trong đó du lịch di sản đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt, chuỗi di sản 1010 năm Thăng Long của Thủ đô Hà Nội là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào để khai thác thành điểm đến du lịch đặc thù.
Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội Giá trị di sản của khu Phố cổ Hà Nội phục vụ phát triển du lịch

Du lịch di sản - thế mạnh của Hà Nội

Hà Nội sở hữu gần 6.000 di tích, hệ thống di tích này đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào để khai thác, đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thủ đô. Có thể nói, Hà Nội là thành phố của di sản, nổi bật với giá trị khảo cổ học, các công trình kiến trúc cổ kính cùng dấu tích lịch sử, cách mạng.

Khai thác chuỗi di sản Thăng Long - Hà Nội
Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Coi phát triển du lịch là cơ sở để bảo tồn, phát huy giá trị di sản, trong thời gian qua, nhiều di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều sản phẩm du lịch di sản như “Tuyến du lịch vàng Hà Nội” kết nối các điểm đến như hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ, di tích nhà tù Hỏa Lò, chùa Một Cột, các tour đi bộ “Đi tìm dấu ấn phố nghề Thăng Long”, “Hà Nội bộ hành”… gắn với các điểm đến thú vị như đình Đồng Lạc, cầu Long Biên, tour tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội… và nhiều tour du lịch khác.

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Những năm gần đây, tiềm năng này được “đánh thức” thông qua một số tour, tuyến du lịch di sản, chương trình trải nghiệm giá trị văn hóa kiến trúc, lịch sử. Tour tham quan tổng thể di sản Hoàng thành Thăng Long, tour du lịch tâm linh, tham quan thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn, dâng hương tưởng nhớ 52 vị vua các triều đại… dành cho người trung niên, cao tuổi, qua đó có cái nhìn tổng thể về di sản.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội còn có tour khám phá Hoàng thành về đêm kết hợp thưởng thức chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc biệt tại di chỉ khảo cổ 18 Hoàng Diệu; tour du lịch ngoài giờ cùng các hoạt động văn hóa, lễ hội chuyên đề hằng tháng, hằng quý và vào dịp lễ, Tết… Những tour khám phá văn hóa, lịch sử độc đáo không nằm ngoài mục đích làm tăng sức quyến rũ của một trong những điểm du lịch di sản giàu tiềm năng. Tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi có hơn 3 triệu lượt du khách tới tham quan mỗi năm.

Nhiều nhà quản lý du lịch Hà Nội cho rằng, yếu tố cốt lõi để đưa di sản tới gần hơn với du khách là các sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng. Quá trình khai thác du lịch cần được gắn kết với bảo tồn giá trị truyền thống, xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng khách.

Thực tế minh chứng di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn vô cùng tận cho điểm đến du lịch. Di sản văn hóa là động cơ, là duyên cớ thôi thúc chuyến đi, là môi trường tương tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển du lịch. Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trưởng lan tỏa nhiều mặt về kinh tế - xã hội, mà còn bảo tồn chính di sản văn hóa.

Phát huy thế mạnh chuỗi di sản 1010 năm Thăng Long

Có thể thấy, khu di sản Thăng Long gắn với quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang khẳng định là chuỗi sản phẩm quan trọng của Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long xưa. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam. Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 – 1945).

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh: ”Để thực hiện mục tiêu vừa kích cầu du lịch, vừa bảo vệ di sản, ở góc độ du lịch, thành phố Hà Nội cần chú trọng công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và giữ gìn giá trị nguyên bản đối với chuỗi di sản 1010 năm Thăng Long. Bên cạnh đó, cần có sự đầu tư đồng bộ để mỗi di sản trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn gồm hạ tầng - dịch vụ - tổ chức dịch vụ - quản lý điểm đến đảm bảo an ninh, an toàn; đồng thời phải tạo sự nhận thức đúng của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư để người dân hiểu được giá trị của văn hóa, trực tiếp tham gia vào quá trình bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, bởi bản thân người dân cũng là người được hưởng lợi từ các di sản đó. Ngoài ra, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp du lịch cũng rất quan trọng, do đó phải có sự kết nối để tạo ra sức mạnh tổng hợp và sự lan tỏa trong việc coi phát triển du lịch là cơ sở để bảo tồn, phát huy giá trị di sản, tăng sự hưởng lợi của cộng đồng, doanh nghiệp từ du lịch, từ đó mang lại sức sống cho di sản, thúc đẩy du lịch phát triển”.

Việc phát lộ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long năm 2002 (tại 18 Hoàng Diệu – Ba Đình, nay được gọi là Khu Di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu) đã hiện ra diện mạo rõ nét và vẹn nguyên của Hoàng thành Thăng Long nằm ẩn sâu trong lòng đất. Ở đó có đầy đủ các tầng văn hóa – kiến trúc đúng như lịch sử đã ghi lại. Đây thực sự là một di sản kiến trúc quý báu – dẫu chỉ là phế tích, nhưng lại có ý nghĩa nhất của 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.

Trước đó, có những kiến trúc có tuổi hơn tuổi kinh thành Thăng Long, đa phần là đình, chùa, đền, miếu. Cổ xưa nhất và còn hiện hữu tới giờ là chùa Trấn Quốc, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (544-548), chùa Một Cột (thời Lý thế kỷ 11), chùa Láng và chùa Kim Liên (thời Lý thế kỷ 12)…

Thành Thăng Long không còn, nhưng Thăng Long Tứ Trấn vẫn đang là những ngôi đền linh thiêng của Thủ đô, trấn giữ bốn phía, đó là Đền Bạch Mã ở phía Đông, Đền Voi Phục ở phía Tây, Đền Kim Liên ở phía Nam và Đền Quán Thánh ở phía Bắc. Trong những kiến trúc và quần thể kiến trúc đình, chùa, đền, miếu còn lại của Thăng Long – Hà Nội thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những quần thể có giá trị nhất và vẹn toàn nhất, dù cũng bị phá hủy bởi chiến tranh và được tu sửa qua nhiều lần.

Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh khẳng định: Hà Nội là thủ đô có lịch sử phát triển lâu đời với 1010 năm tuổi, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc. Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nhất là với sản phẩm du lịch văn hóa. Do đó, chuỗi di sản 1010 năm Thăng Long của Thủ đô Hà Nội có giá trị quan trọng về lịch sử, cách mạng, nổi bật về văn hóa, gắn với quá trình xây dựng kinh đô Thăng Long và công cuộc bảo vệ, phát triển đất nước của cha ông ta, là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào để khai thác trở thành điểm đến du lịch đặc thù thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô.

Chủ trương phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch văn hóa vì vậy là một dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam, như tham quan di tích lịch sử văn hóa, hệ thống bảo tàng, các công trình văn hóa, hoạt động nghệ thuật...

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Xem thêm
Phiên bản di động