Khai mạc lễ hội Quán Thế Âm
Tưng bừng khai mạc lễ hội Gióng 2023 Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế |
Dự lễ khai mạc có các đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, các quý Chư - Tôn- Đức, Tăng - Ni, bà con phật tử, du khách trong và ngoài nước.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đã phát biểu trong buổi lễ: “Sau 3 năm bị gián đoạn do dịch bệnh, lễ hội Quán Thế Âm năm nay diễn ra trong không khí nhân dân thành phố hân hoan chào đón Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3). Và danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa đón nhận bằng công nhận Ma Nhai là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy năm nay lễ hội được tổ chức quy mô, chuyên nghiệp hơn để đưa lễ hội đến với đông đảo người dân, du khách, đồng thời phát huy những giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn, xứng với danh hiệu di sản phi vật thể quốc gia".
Lễ khai mạc rất quy mô và trang trọng. |
Đặc biệt, trong dịp này Ban tổ chức đã công bố, trao chứng nhận Kỷ lục Việt Nam cho Độc bản Lá Bồ đề lớn nhất được mạ vàng 24k và chứng nhận cho độc bản 16 bức tranh sứ, được cẩn trên tường của 4 ngôi tháp tại chùa Quán Thế Âm.
Lễ hội diễn ra ngày 19 đến ngày 21/2 âm lịch, nhằm ngày 3 đến ngày 10/3, bao gồm phần lễ và phần hội được tổ chức xuyên suốt, thu hút không chỉ khách thập phương trong nước đến cúng bái lễ phật mà còn là dịp để khách du lịch quốc tế đến trải nghiệm và tìm hiểu về văn hoá Phật giáo của nước ta.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với Di tích đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, đây Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và được xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Lễ hội này là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các phật tử và người dân tại địa phương.
Dưới đây là một số hình ảnh của lễ hội:
Cổng chào và các công trình kiến trúc chào mừng lễ hội quốc gia Quán Thế Âm rất đẹp và mang đậm bản sắc Phật giáo |
Chùa Quán Thế Âm toạ lạc trên sông Cổ Cò với danh thắng Ngũ Hành Sơn làm tô thêm nét đẹp sông nước hữu tình |
Xe hoa được trang trí diễu hành các tuyến đường trong những ngày diễn ra lễ hội |
Ngoài phần nghi lễ chính, còn có các phần hội, làm phong phú thêm cho lễ hội. |
Thu Hiền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57