Huyện Ứng Hòa cần tích hợp các tiêu chí đô thị trong xây dựng nông thôn mới
Đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới
Sáng 28/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội đã làm việc với cán bộ chủ chốt huyện Ứng Hòa về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, trọng tâm là công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đi kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ứng Hòa. |
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ứng Hòa cho biết, trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, song huyện đã bám sát chỉ đạo của Thành phố, nỗ lực hoàn thành tốt "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, kinh tế của huyện giữ được sự ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách 9 tháng của năm 2021 đạt trên 186 tỷ đồng; thực hiện chi ngân sách ước đạt trên 994 tỷ đồng. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, tài nguyên - môi trường được tăng cường. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đã có chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, huyện Ứng Hòa đã có 75/90 trường công lập đạt chuẩn quốc gia…
Theo ông Phạm Anh Tuấn, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện Ứng Hòa đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Các trường hợp F0 trên địa bàn huyện đều đã khỏi bệnh trở về địa phương. Gần 98% người dân trong độ tuổi đã được tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19; tỷ lệ tiêm mũi 2 trên địa bàn huyện đạt gần 60%.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm, kiểm tra Trạm Y tế xã Hoa Sơn |
Về xây dựng nông thôn mới, ông Tuấn cho biết, 100% trên địa bàn huyện đã được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ứng Hòa đang nỗ lực để "cán đích" huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Qua rà soát, tự đánh giá, huyện đã đảm bảo đạt và cơ bản đạt 9/9 tiêu chí.
Trong sản xuất, Ứng Hòa chú trọng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị như: Chuỗi thủy sản Trầm Lộng, Chuỗi giá trị gạo chất lượng cao gắn với nhãn hiệu "Gạo chất lượng Khu Cháy". Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng ứng dụng công nghệ cao/tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 21,6%. Đến hết năm 2020, huyện Ứng Hòa có 11 sản phẩm OCOP, phấn đấu đến hết năm nay có thêm 10 sản phẩm nữa được công nhận.
Những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới đã giúp cải thiện và nâng cao đời sống người nông dân trong toàn huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 54,308 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 0,08%.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại buổi làm việc |
Để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, huyện Ứng Hòa kiến nghị Thành phố quan tâm bố trí vốn đầu tư xây dựng một loạt công trình giao thông, thủy lợi, đặc biệt là trục kinh tế phía Nam Thủ đô và 20 tuyến đường trục chính trong toàn huyện; đầu tư xây mới trạm bơm tưới Quán Lưu và trạm bơm tiêu Phú Lương; hỗ trợ huyện kiên cố hóa 60km đê cấp III; nạo vét, tu bổ 100km kênh nội đồng; cải tạo 15 trạm bơm nội đồng… Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Ứng Hòa mong muốn Thành phố hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống các nhà văn hóa, di tích lịch sử, trường học, bệnh viện,... đặc biệt là hệ thống cấp nước sạch để phục vụ nhân dân.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá, huyện Ứng Hòa có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm nay. Tuy vậy, huyện cần tập trung công sức, trí tuệ cho việc điều chỉnh quy hoạch vùng huyện, tạo động lực, nguồn lực cho phát triển huyện. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cần tích hợp với các tiêu chí đô thị để đầu tư hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông phải quy hoạch và đầu tư. Bên cạnh đó, huyện phải tập trung phát triển công nghiệp, nhất là các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ với những khó khăn của huyện Ứng Hòa, khi hạ tầng còn thiếu đồng bộ; sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, phương thức sản xuất chậm được đổi mới; tỷ lệ cấp nước sạch còn thấp; tỷ lệ các xã có làng nghề nhưng chưa có phương án xử lý môi trường còn lớn...
Bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, huyện Ứng Hòa cần rà soát lại các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2021 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 3 xã (Hoa Sơn, Hòa Nam, Liên Bạt) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các tiêu chí về môi trường, cấp nước sạch, không để nợ các tiêu chí… Đồng thời, chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường; tiếp tục rà soát, phát triển các sản phẩm OCOP.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị huyện Ứng Hòa tập trung thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cần tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19; rà soát di biến động dân cư, yêu cầu các gia đình có người về từ vùng dịch phải khai báo và ký cam kết; nhất quán thực hiện nếu có F0 thì phải đưa đi điều trị, F1 phải đi cách ly tập trung. Cùng với đó, huyện quan tâm đầu tư các trạm y tế lưu động. Tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là các tổ Covid cộng đồng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đặc biệt lưu ý huyện tiếp tục quan tâm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; chủ động chuẩn bị để nhân dân đón Tết Nguyên đán 2022 vui tươi, an toàn.
Về những kiến nghị của huyện Ứng Hòa, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành tham mưu giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25