Huyện Thường Tín: Đẩy mạnh tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô Đích cuối là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân |
Sáng 29/2, Đoàn giám sát số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 08), làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình 08 tại huyện Thường Tín.
Tham gia Đoàn giám sát có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố và một số sở, ngành của Thành phố.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận buổi giám sát. |
Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Tín Tạ Hữu Thọ cho biết, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, Chương trình 08 của Thành ủy đã được huyện tổ chức triển khai nghiêm túc gắn với trách nhiệm chuyên môn cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực trong toàn huyện. Các nhóm tiêu chí đều cơ bản hoàn thành; huyện thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, đảm bảo an sinh xã hội góp phần ổn định tình hình an ninh - trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Chính vì vậy, về phát triển hệ thống an sinh xã hội đến nay tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện còn 0,4% (hoàn thành chỉ tiêu); tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm đạt 77,2% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2023 còn 23 hộ (chiếm tỷ lệ 0,03%, đạt dưới 1% theo chuẩn mới của Thành phố).
Huyện đã hoàn thành và tiếp tục duy trì tỷ lệ 100% người thuộc diện bảo trợ được hưởng trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định. Duy trì 100% cá nhân, hộ gia đình gặp rủi ro, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được trợ giúp đột xuất kịp thời. Duy trì 100% học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí.
Về phát triển thị trường lao động, tạo việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năm 2022, đã giải quyết việc làm cho trên 3.900 lao động. Năm 2023 giải quyết việc làm cho 3.928 người (đạt 106% kế hoạch giao). Công tác đào tạo nghề được triển khai nhiều nội dung, đặc biệt quan tâm hướng nghiệp, dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề miễn phí cho con em đối tượng chính sách, hộ nghèo, hội viên nông dân.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đề nghị huyện Thường Tín tiếp tục đẩy mạnh tăng tỷ lệ bao phủ BHYT. |
Cùng với đó, để mở rộng, bao phủ BHYT, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp và khắc phục tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, huyện đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Kết quả, đến năm 2023 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,7%, tăng 2,67% so với tháng 12/2022, đạt 98,6% mục tiêu đến cuối năm 2025. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi đến năm 2023 là 21.443 người (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022), đạt 43,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2023 đạt 99,3% mục tiêu đến cuối năm 2025.
Về việc thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, hằng năm, UBND huyện đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo cho UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Phấn đấu giảm và vượt số hộ nghèo so với chỉ tiêu Thành phố giao, hạn chế các hộ tái nghèo với nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng nguồn xã hội hóa của các cấp. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên trong năm; xây dựng kế hoạch giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn giám sát đã chỉ ra một số chỉ tiêu cần tiếp tục nỗ lực thực hiện để hoàn thành; đẩy mạnh tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, giám sát; lồng ghép thực hiện có hiệu quả với các chương trình mục tiêu quốc gia và của Thành ủy. Trong đó, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đề nghị huyện Thường Tín tiếp tục đẩy mạnh tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, tăng số người tham gia BHXH tự nguyện và giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc để phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Tín Tạ Hữu Thọ báo cáo tại buổi giám sát. |
Muốn thực hiện tốt các chỉ tiêu của Chương trình số 08, thời gian tới huyện cần tập trung phát triển kinh tế, tạo cơ sở để nâng cao đời sống người dân. Hiện nay, Đường vành đai 4 đã khởi công, huyện cần chú trọng phát triển công nghiệp để tạo việc làm cho người dân. Cùng với đó, huyện phải dự báo được diễn biến từ nay đến năm 2025, để duy trì phát triển hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt phải tính đến tình huống bất ngờ, phát sinh để trong mọi tình huống cuộc sống người dân ổn định.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Chương trình số 08 là chương trình quan trọng, rộng lớn, thời gian qua huyện Thường Tín nghiêm túc, trách nhiệm triển khai, thực hiện; hoàn thành 16/27 chỉ tiêu.
Đồng tình với một số tồn tại, vướng mắc của huyện, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị huyện Thường Tín cần nhận diện đầy đủ hơn và chỉ rõ cách làm phù hợp đối với một số chỉ tiêu đạt thấp... Trong giải pháp khắc phục, huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, vận động để lan tỏa Chương trình 08 đến các cấp ủy, chính quyền và các doanh nghiệp, nhân dân cùng vào cuộc; tổ chức phân công, phân nhiệm, mời cơ quan chuyên môn vào cuộc tháo gỡ, hỗ trợ cho các đơn vị để hoàn thành chỉ tiêu cuối nhiệm kỳ về tỷ lệ hoả táng, tham gia BHXH, phát triển hệ thống y tế, quản lý sau cai nghiện...
Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu huyện kết hợp, liên thông với các chương trình mục tiêu quốc gia để khai thác nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là công tác bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch,... vì huyện có nhiều làng nghề. Những vướng mắc cần kiểm tra, chấn chỉnh, kiến nghị, đề xuất với Thành phố chỉ đạo hoàn thành...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13