Multimedia
10/02/2024 10:03
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

10/02/2024 10:03

Tiếp nối những kết quả thực chất, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) trong những năm qua, năm 2023, HĐND các cấp của thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá là “làn gió tươi mới, điển hình trong hoạt động của các cơ quan dân cử cả nước”. Đặc biệt, từ các quyết sách của HĐND Thành phố đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển văn hiến - văn minh - hiện đại.
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô
Tiếp nối những kết quả thực chất, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) trong những năm qua, năm 2023, HĐND các cấp của thành phố Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá là “làn gió tươi mới, điển hình trong hoạt động của các cơ quan dân cử cả nước”. Đặc biệt, từ các quyết sách của HĐND Thành phố đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển văn hiến - văn minh - hiện đại.
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Căn cứ chương trình công tác của Quốc hội, Thành ủy, để đảm bảo các hoạt động được thống nhất, đồng bộ, thông suốt và chặt chẽ, đúng quy định, ngay từ đầu năm 2023, Thường trực HĐND Thành phố đã chủ động rà soát xây dựng chương trình công tác trọng tâm của cả năm 2023 theo hướng trọng tâm, trọng điểm, được rà soát kỹ lưỡng, sắp xếp khoa học theo từng quý, từng tháng và phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”.

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Cùng với việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, Thường trực HĐND Thành phố tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả Quy chế làm việc và phân công công tác của Thường trực HĐND Thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng thời, Thường trực HĐND Thành phố đã tập trung chỉ đạo rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các quy trình, quy chế cho phù hợp với điều kiện thực tiễn: Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc; điều chỉnh phân công Thường trực HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026; sửa đổi, bổ sung Quy trình tổ chức kỳ họp, Quy trình thẩm tra của các Ban của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026; Quy trình tổ chức các hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026… Việc ban hành các quy định trên đã cụ thể hóa các quy trình, phân công rõ trách nhiệm, làm cơ sở quan trọng để HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND có căn cứ triển khai nhiệm vụ một cách bài bản, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đặc biệt là chất lượng chuyên môn trong hoạt động của các Ban của HĐND Thành phố theo từng lĩnh vực.

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Trong năm, HĐND các cấp Thành phố cũng tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án số 15-ĐA/TU ngày 12/5/2022 của Ban Thường vụ Thành uỷ về “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”. Công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội trong việc chuẩn bị nội dung, tổ chức các kỳ họp được thực hiện từ sớm, từ xa. Việc tổ chức các kỳ họp, các hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình… được thực hiện một cách khoa học, bài bản.

Đặc biệt, HĐND Thành phố đã xây dựng kế hoạch ban hành nghị quyết trong năm, làm cơ sở để UBND Thành phố, các ngành chủ động về thời gian, tập trung triển khai công tác chuẩn bị dự thảo nghị quyết theo đúng quy trình, định của pháp luật. Chất lượng các nghị quyết ban hành ngày một nâng cao, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển.

.Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Năm 2023, HĐND Thành phố tổ chức 4 kỳ họp, trong đó có 2 kỳ chuyên đề để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, quan trọng. Trong đó, HĐND Thành phố đã thông qua gần 80 nghị quyết, trong đó có nhiều nghị quyết rất quan trọng về các cơ chế, chính sách, có tác động sâu rộng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố. Đơn cử, nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với 24 chỉ tiêu, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, các công trình trọng điểm; triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, xây dựng chính quyền địa phương tinh gọn và hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, lập Quy hoạch Thủ đô; Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030; Đề án thành lập quận Đông Anh, quận Gia Lâm; Các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới,... Đây là những chính sách quan trọng, tác động sâu rộng, kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Thủ đô.

Đặc biệt, HĐND Thành phố luôn cân đối, bố trí đủ vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội từ nguồn vốn ngân sách Thành phố. Đây là dự án quan trọng và Thường trực HĐND Thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND Thành phố thường xuyên giám sát thực hiện nghị quyết. Và thực tế dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được khởi công và đang thực hiện theo tiến độ.

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cũng được ban hành, đơn cử như nghị quyết về việc thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND Thành phố khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, có quy định về mức thu khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo hình thức sử dụng các dịch vụ công trực tuyến bằng không (không thu). Đây là chính sách thiết thực, góp phần khuyến khích, động viên người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số, nhằm mục tiêu xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025.

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Cùng với đó là một số quy định về chức danh, cơ cấu, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố; các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; chế độ hỗ trợ đặc thù đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ…

Đặc biệt là rất nhiều cơ chế, chính sách góp phần hỗ trợ lĩnh vực giáo dục - đào tạo phát triển đã được HĐND Thành phố quyết nghị thông qua. Đó là nghị quyết về chính sách ưu đãi tiền thuê đất trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, trên địa bàn Thành phố. Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội năm học 2023 - 2024. Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2023 - 2024; Quy định về giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên của thành phố Hà Nội cũng được thông qua. Tất cả những quyết nghị này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngành, qua đó kịp thời bổ sung nhân lực cho ngành Giáo dục, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu giáo viên cho năm học mới.

Hàng loạt quyết nghị quan trọng, tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh, góp phần tháo gỡ các vướng mắc về vốn, tiến độ dự án, đầu tư… được thông qua tại các kỳ họp, chắc chắn sẽ tạo nền tảng vững chắc và động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô trong thời gian tới.

.Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Lan tỏa những đổi mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, HĐND thành phố Hà Nội, đặc biệt là Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND”, hoạt động giám sát của HĐND các cấp Thành phố đã lựa chọn đúng những vấn đề quan trọng, được đông đảo cử tri, dư luận quan tâm để tổ chức giám sát, chất vấn, giải trình.

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Cụ thể, trong năm 2023, HĐND Thành phố đã thực hiện chất vấn và tái chất vấn về việc thực hiện các cam kết, lời hứa và những vấn đề đã được HĐND, Thường trực HĐND Thành phố quyết nghị, kết luận tại các phiên chất vấn, giải trình. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 594 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lần đầu tiên, Thường trực HĐND Thành phố tổ chức phiên chất vấn giữa hai kỳ họp về việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và phiên giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và việc đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Qua chất vấn, giải trình đã làm rõ những nguyên nhân, vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong việc ban hành cơ chế chính sách đến việc tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, từ đó yêu cầu UBND Thành phố đưa ra giải pháp, có cam kết về lộ trình, thời hạn khắc phục.

HĐND Thành phố tổ chức các đoàn giám sát ở nhiều lĩnh vực, những nội dung được người dân quan tâm. Nội dung giám sát đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của Thành phố.

Trong đó, HĐND Thành phố đã tổ chức 02 cuộc giám sát chuyên đề; Thường trực HĐND Thành phố tổ chức 03 cuộc giám sát, 02 cuộc khảo sát; các Ban HĐND Thành phố tổ chức 24 cuộc giám sát, khảo sát với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề dân sinh, bức xúc, bất cập, tồn tại trong quản lý, điều hành của Thành phố. Cụ thể, HĐND Thành phố và các Ban HĐND đã giám sát nhiều nội dung lớn, nổi bật như: Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố; việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị; việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và công trình trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; giám sát về việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội; giám sát về việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, xử lý giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; giám sát kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp và các cơ quan có liên quan về tình hình chấp hành pháp luật, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện các kết luận thanh tra trên địa bàn Thành phố 6 tháng đầu năm 2023; giám sát về tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn Thành phố; giám sát về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội; giám sát tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố;…

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Các Ban HĐND Thành phố khảo sát về công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí Thành phố hỗ trợ các huyện thực hiện đề án lên quận; khảo sát phục vụ thẩm tra chủ trương đầu tư dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm; khảo sát về tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thủ đô Hà Nội (giai đoạn 2021 - 2025); khảo sát công tác tổ chức và quản lý lễ hội trước và sau Tết Quý Mão 2023; khảo sát công tác đặt tên, đổi tên đường phố trên địa bàn thành phố năm 2023; khảo sát công tác quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn thành phố Hà Nội; khảo sát về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn Thành phố; Khảo sát công tác quản lý nhà chung cư trên địa bàn Thành phố,…

Đặc biệt, một trong số hoạt động giám sát quan trọng là thực hiện lấy phiếu tín nhiệm. Căn cứ Nghị quyết số 96 của Quốc hội, tại kỳ họp 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, HĐND Thành phố đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 đồng chí giữ chức vụ do HĐND Thành phố bầu theo quy định. Công tác lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản, chặt chẽ theo đúng quy trình, quy định. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai, đảm bảo dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch.

Đây là việc HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu để làm cơ sở xem xét đánh giá cán bộ. Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

.Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô
Bước sang năm 2024, bám sát chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, HĐND Thành phố tiếp tục triển khai nghiêm túc, kịp thời, xuyên suốt chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội ngày càng đi vào thực chất, hiệu lực, hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển Thủ đô ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại.
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô
Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Nỗ lực vì sự phát triển của Thủ đô
Đồ họa: Đức Hà