Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.
Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9 Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau bão Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ khắc phục hậu quả

Chiều 8/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Thất đã có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024 trên địa bàn huyện Thạch Thất. Theo đó, tính đến 15h ngày 8/9, mực nước sông Tích tại Trạm thủy văn Kim Quan là 8,30m (dưới báo động 3 là 10cm) (báo động 1 là 6,8m; báo động 2 là 7,6m; báo động 3 là 8,4m).

Trên địa bàn không có thiệt hại về người. Về nhà, công trình thiệt hại do bão, sập nhà kho khung thép, cấp 4 lợp mái tôn chứa đồ chơi tại khu đấu giá xã Dị Nậu; sập 1 gian nhà kho của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Ngải 200m2, 2 gian chăn nuôi 55m2; 80m2 nhà tạm vách tôn ở xã Đồng Trúc; 100m2 chuồng nuôi ở xà Phùng Xá, sập 3 chuồng nuôi 650m2 ở xã Phú Kim; 85m2 chuồng nuôi ở xà Dị Nậu; tốc mái tôn 749m2.

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Cán bộ, chiến sĩ tăng cường về giúp huyện Thạch Thất khắc phục sau cơn bão số 3.

Bên cạnh đó, có 2.926 cây lấy gỗ, bóng mát bị gãy, đổ. Số cây đổ, gãy đã được các xã, thị trấn xử lý ngay, đảm bảo giao thông. Bị đổ 665,6ha lúa mùa; 120,8ha rau màu; 2ha cây ăn quả. Có 151,7 ha lúa bị ngập úng; 58,7 ha rau màu bị dập nát hoàn toàn. Đổ 1.819m tường bao; 20 cột điện, 8 cột viễn thông, sạt lở 150m3 đất ở xã Yên Bình và Thạch Xá…

Trong ngày 8/9, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thạch Thất đã có văn bản gửi Ban Giám hiệu Trường Sỹ quan chính trị, Tiểu đoàn pháo binh 371/BTL Pháo binh, Trung tâm huấn luyện pháo binh, Lữ đoàn 84/Cục tác chiến điện tử/Bộ Tổng tham mưu về việc đề nghị hỗ trợ lực lượng tổng vệ sinh, khắc phục hậu quả, sự cố về thiệt hại sau cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Trao đổi với phóng viên, Thiếu tá Nguyễn Duy Đức - Trợ lý Tuyên huấn Ban Chỉ huy quân sự huyện Thạch Thất, cho biết, trên địa bàn huyện, ngoài thiệt hại về cơ sở vật chất, tài sản, việc nhiều cây xanh bị đổ ngã đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và việc đi lại của người dân. Trước tình hình đó, trong ngày 8/9, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện đã phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương nhanh chóng cơ động ra khu vực, tuyến đường có cây cối bị gãy, đổ để dọn dẹp vệ sinh, cắt bỏ, vận chuyển đến nơi an toàn, góp phần giúp đường thông, hè thoáng, khôi phục giao thông cho nhân dân.

“Trên thực tế, việc cắt cây đã được các đơn vị bộ đội thực hiện từ đêm qua (7/9) ngay khi cơn bão đổ bộ vào. Trong hôm nay (8/9), bên cạnh hơn 300 cán bộ, chiến sĩ tại các đơn vị hỗ trợ còn có gần 300 đồng chí là dân quân tự vệ, dân quân thường trực tại các xã được huy động. Công việc chính gồm có cắt cây, dọn dẹp cây gẫy, đổ, chắn ngang đường. Đặc biệt, khắc phục hậu quả tại các trường học để chuẩn bị cho các cháu học sinh đến trường”, Thiếu tá Nguyễn Duy Đức cho biết.

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Các lực lượng chức năng hỗ trợ lực lượng tổng vệ sinh, khắc phục hậu quả, sự cố về thiệt hại sau cơn bão số 3.

Theo đó, cán bộ, chiến sĩ và giáo viên của các nhà trường đã nhanh chóng thu gom cành cây, dựng lại cây xanh bị đổ; quét dọn phòng học, sân trường; cửa kính bị vỡ; khơi thông hệ thống thoát nước và lợp lại mái tôn nhà để xe học sinh đã bị tốc mái do bão số 3 gây ra… Hoạt động trên góp phần cùng giáo viên, học sinh nhà trường sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường.

Cũng theo Thiếu tá Nguyễn Duy Đức, hiện nay, các cán bộ, chiến sĩ vẫn tiếp tục đi kiểm tra các khu vực, tuyến đường, nếu còn ách tắc thì sẽ tiến hành giải tỏa. Bên cạnh đó, phối hợp với các xã trên địa bàn rà soát hoạt động liên quan đến tình hình ổn định an sinh xã hội của nhân dân để tiếp tục giúp đỡ.

Tiếp tục triển khai, khắc phục hậu quả

Ông Nguyễn Đăng Quân - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết, những ngày qua, lực lượng cán bộ, chiến sĩ, công an, thanh niên tình nguyện, nhân dân... trên địa bàn huyện tham gia rất đông. Đặc biệt, do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Cũng theo ông Nguyễn Đăng Quân, trong ngày 8/9, nhờ sự hỗ trợ, phối hợp của các cán bộ, chiến sĩ và giáo viên tại các trường học, hiện nay về cơ bản đã đảm bảo điều kiện để học sinh đi học lại bình thường. Hiện nay chỉ còn 1 điểm trường mầm non tại xã Tiến Xuân ngày mai vẫn còn nghỉ học. Trong những ngày tới, huyện sẽ tiếp tục các hoạt động khắc phục ảnh hưởng do bão, ổn định đời sống người dân.

Được biết, trong ngày 8/9, UBND huyện Thạch Thất cũng đã có văn bản gửi đến UBND các xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc huyện tập trung khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 và tiếp tục chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, sự cố đê điều trong thời gian tới.

Theo đó, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của UBND huyện. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn.

Tổ chức lực lượng, tập trung dồn lực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, sớm đưa các hộ dân phải di dời để đảm bảo an toàn về ổn định cuộc sống. Khắc phục ngay các sự cố về cây gãy, cột điện gãy để đảm bảo giao thông thông suốt và cung cấp điện trở lại ở các khu vực bị ảnh hưởng. Chỉ đạo nhân dân tổ chức khắc phục hậu quả về sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Trong những ngày tới, huyện Thạch Thất Tiếp tục rà soát, cập nhật và triển khai hiệu quả phương án ứng phó thiên tai, sự cố, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.

Huy động sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể, nhất là đoàn viên thanh niên, phụ nữ, quan tâm chăm sóc, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn, ốm yếu, hộ nghèo, gia đình chính sách.

Kiểm tra, tiếp tục tổ chức cắt tỉa cây xanh nhất là các cây ở gần nhà dân, công trình tâm linh, công trình công cộng, gần đường dây điện để hạn chế ảnh hưởng khi thời tiết được dự báo tiếp tục có mưa lớn và các cơn bão năm 2024. Phối hợp với nhân dân đảm bảo vệ sinh môi trường, rác thải, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm sau bão.

Tiếp tục rà soát, cập nhật và triển khai hiệu quả phương án ứng phó thiên tai, sự cố, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (8/10): Đồng USD thị trường tự do quay đầu tăng

Tỷ giá USD hôm nay (8/10): Đồng USD thị trường tự do quay đầu tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (8/10), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.153 VND - tăng 20 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 102,49 điểm đi ngang so với ngày hôm trước.
Giá vàng hôm nay (8/10): Giá vàng miếng ổn định

Giá vàng hôm nay (8/10): Giá vàng miếng ổn định

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (8/10) giảm nhẹ, giá vàng miếng trong nước ổn định ở mức 84 triệu đồng/lượng, chênh lệch với giá vàng thế giới khoảng 4,3 triệu đồng/lượng.
Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại

(LĐTĐ) Tính chung 9 tháng của năm 2024, Chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của cả nước tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân chọn cách ưu tiên cho những chi tiêu thiết yếu và tìm cách cắt giảm những mặt hàng không thực sự cần thiết.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, đảm bảo phù hợp điều kiện Việt Nam, áp dụng tại Hà Nội, với quy định cấp văn bản, chứng chỉ.
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu

(LĐTĐ) Công đoàn Y tế Việt Nam vừa biểu dương 198 gia đình tiểu biểu giai đoạn 2022 - 2024 và 149 con công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện năm học 2022 - 2024.

Tin khác

Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã quyết định công nhận và tổ chức gắn biển đối với 16 công trình “Dân vận khéo” tiêu biểu, được lựa chọn từ hàng trăm công trình do các địa phương, cơ quan, đơn vị đăng ký triển khai từ đầu năm 2024.
Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nông dân huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa; chỉnh trang những tuyến đường nông thôn sau cơn bão, thực hiện các mô hình nông nghiệp và gắn biển các công trình chào mừng sự kiện lịch sử ý nghĩa này.
Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận, cùng sự nỗ lực của các phòng, ban, ngành công tác cải cách hành chính (CCHC) tại quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng điểm trên nhiều phương diện.
Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Trên những dấu tích các cửa ô chứng kiến bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Để từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa.
Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm) đang thực sự trở thành “Hà Nội năm 1954” thu nhỏ với không gian trang trí tuyệt đẹp để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Du khách trong, ngoài nước và người dân Thủ đô chỉ cần đến đây những ngày này cũng đủ cảm nhận về những công trình lịch sử, văn hóa như cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân và Cột cờ Hà Nội được tái hiện đầy ấn tượng. Nói ngắn gọn, không cần phải tỏa đi tứ phía do quỹ thời gian hạn hẹp, du khách vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội "lắng hồn núi sông" ngay cạnh Hồ Gươm thơ mộng.
Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thủ đô phải đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước. Hà Nội đi nhanh vào hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi với những đặc sắc riêng có; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; phát huy ưu thế của Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, Thành phố văn hiến.
Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

(LĐTĐ) Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phải xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách; là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Hà Nội phải là hình mẫu của nỗ lực đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển
Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động