Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, huyện Phúc Thọ cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu.
Kiên định phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô Bí thư Thành ủy Hà Nội: Xây dựng trường học, bệnh viện trước mới cho xây nhà, bán nhà Quận Hoàng Mai: Chăm lo, bảo vệ sức khỏe người lao động
Kiến nghị 3 nhóm vấn đề lớn

Ngày 10/5, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, 4 tháng đầu năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy; có diện tích tự nhiên 118,49 km2; dân số trên 20 vạn người, gồm 20 xã và 1 Thị trấn. Đảng bộ huyện Phúc Thọ có 43 tổ chức cơ sở đảng với 377 chi bộ, tổng số 8.511 đảng viên.

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng với sự chủ động, quyết liệt, huyện Phúc Thọ đã triển khai bài bản, hiệu quả các nhiệm vụ và đạt được kết quả toàn diện.

Cụ thể, năm 2022, huyện thực hiện đạt và vượt 20/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, kinh tế tăng 9,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (ngành dịch vụ chiếm 32,9%; công nghiệp xây dựng chiếm 48,1%; nông, lâm, thủy sản chiếm 19%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 đạt trên 509 tỷ đồng, vượt 64% dự toán Thành phố giao.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phúc Thọ đạt 153,675 tỷ; tổng chi ngân sách ước đạt 329,97 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Đình Sơn, công tác xây dựng nông thôn mới được huyện tập trung thực hiện, phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025 có thêm 8 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Huyện cũng chú trọng công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Tính đến cuối năm 2022, toàn huyện còn 299 hộ nghèo (tỷ lệ 0,57%) và 1.157 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,20%).

Các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả, tập trung vào việc duy trì sự đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện. Đảng bộ huyện Phúc Thọ đã hoàn thành sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020 - 2025, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Nhằm giúp địa phương tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ và phát triển trong giai đoạn tới, lãnh đạo huyện Phúc Thọ kiến nghị với Thành phố 3 nhóm vấn đề lớn liên quan đến công tác quy hoạch, phát triển đô thị, các dự án hạ tầng giao thông và xây dựng nông thôn mới.

Đáng chú ý, huyện Phúc Thọ kiến nghị Thành phố chấp thuận cho huyện nghiên cứu, phát triển theo 3 khu vực, với định hướng đô thị sinh thái, thông minh, lấy thương mại dịch vụ, du lịch gắn với phát triển các đô thị sinh thái làm ngành kinh tế mũi nhọn; lấy nông nghiệp công nghệ cao làm nền tảng và lấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho sự phát triển.

Đồng thời, chấp thuận chủ trương cho phép huyện nghiên cứu, cập nhật, bổ sung thêm 4 khu đô thị vào quy hoạch xây dựng vùng huyện; chấp thuận quy hoạch 5 cụm công nghiệp mới, với tổng diện tích đề xuất 274 ha.

Huyện Phúc Thọ cũng kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Cầu Vân Phúc và tuyến đường kết nối ra Quốc lộ 32; sớm phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32, Dự án xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long…; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng 13 tuyến đường giao thông trọng điểm kết nối các xã của huyện, tổng mức đầu tư dự kiến 2.774 tỷ đồng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố đã phát biểu, giải đáp những kiến nghị, đề xuất của huyện Phúc Thọ, đồng thời gợi mở những định hướng giúp địa phương này phát triển trong thời gian tới.

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị, bước đầu có kết quả tích cực trên các lĩnh vực; một số lĩnh vực chuyển biến rõ nét. Song nhìn chung, kinh tế - xã hội của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí trung tâm vùng.

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phúc Thọ là huyện có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, có hệ thống di tích, lễ hội văn hoá, lịch sử phong phú, trong đó, có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhất là có 3 con sông chảy qua. Hệ thống giao thông liên vùng, liên tỉnh theo quy hoạch, định hướng cũng thuận lợi.

Tuy nhiên, huyện Phúc Thọ còn đang khó khăn, là vùng trũng trong số 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố. Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao, nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ. Hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông...

Từ thực tế đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Phúc Thọ cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, trọng tâm là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình cơ sở; nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đánh giá bằng sản phẩm, công việc cụ thể; tăng cường kiểm tra, giám sát; siết chặt kỷ cương, kỷ luật...

Huyện Phúc Thọ cần nắm chắc tình hình cơ sở, nêu cao tinh thần đoàn kết
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Đặc biệt, huyện Phúc Thọ cần đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng huyện, bám sát Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm quy hoạch phải đi trước một bước.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng lưu ý, trong quá trình đó, khi xác định định hướng lâu dài phát triển nông nghiệp, huyện phải gắn với định hướng của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố; đó là: Xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển làng nghề...

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, huyện Phúc Thọ phải tập trung thực hiện chủ trương ưu tiên đầu tư vào 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, di tích văn hoá lịch sử; đã được bố trí vốn là phải tổ chức làm nhanh, thực hiện bằng được.

Cơ bản nhất trí với những kiến nghị của huyện Phúc Thọ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng giao cho Văn phòng Thành ủy phối hợp Văn phòng UBND Thành phố và Huyện ủy Phúc Thọ xây dựng dự thảo thông báo kết luận cụ thể về phân công trách nhiệm, thời hạn giải quyết từng việc.

Trước mắt, cần đẩy nhanh quy hoạch vành đai, quy hoạch vùng, đồng thời, tập trung ưu tiên triển khai xây dựng trục Tây Thăng Long và trục kinh tế - xã hội phía Nam gắn với quy hoạch hai bên đường, lấy trục Nhật Tân - Nội Bài làm mẫu, coi đây là nguồn động lực phát triển mới của huyện.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với Công ty ViMariel - CTCP doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động