Huyện Gia Lâm mong được tháo gỡ 5 lĩnh vực để sớm lên quận
Báo cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Việt, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm cho biết, huyện đã đạt được 24/27 tiêu chí thành lập quận (3 tiêu chí chưa đạt gồm: Cân đối thu chi ngân sách, cơ sở y tế cấp đô thị, mật độ đường giao thông đô thị).
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đi thăm khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt của Công ty Quang Vinh |
Để phấn đấu hết năm 2023, huyện Gia Lâm đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận theo chỉ đạo của Thành phố, ông Việt thay mặt lãnh đạo huyện Gia Lâm nêu kiến nghị thuộc 5 lĩnh vực: Quy hoạch, đầu tư, quản lý đô thị, phân cấp quản lý nhà nước, một số nội dung liên quan đến địa giới hành chính…
Cụ thể, về quy hoạch, huyện Gia Lâm kiến nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh một loạt quy hoạch chuyên ngành. Đặc biệt là đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng (R5), Sông Đuống (R6).
Về đầu tư, huyện Gia Lâm mong muốn được triển khai một loạt dự án giao thông trọng điểm và hạ tầng xã hội trên địa bàn. Trong đó, có 2 dự án đầu tư xây dựng trường học ở xã Yên Viên và xã Dương Xá với kinh phí dự kiến 162 tỷ đồng; 4 dự án xây dựng, cải tạo sửa chữa và mua sắm trang thiết bị Trụ sở công an với tổng kinh phí dự kiến khoảng 197 tỷ đồng; đầu tư cải tạo, mở rộng Bệnh viện huyện Gia Lâm với quy mô 200 giường bệnh…
Theo ông Việt, để hoàn thành tiêu chí mật độ đường giao thông đô thị đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận, Gia Lâm còn thiếu khoảng 75,24km. Trên cơ sở rà soát thực tiễn, huyện Gia Lâm đề xuất đầu tư xây dựng 43 dự án, tổng chiều dài 81,2km, tổng nhu cầu vốn 6.872,6 tỷ đồng.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt báo cáo tại buổi làm việc |
Ngoài ra, huyện Gia Lâm cũng kiến nghị Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư các dự án vốn ngoài ngân sách đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể là: Điểm thông quan nội địa với quy mô khoảng 44,5ha; Xây dựng Chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường quy mô 155ha; Xây dựng cảng container Phù Đổng (Công suất 2,5tr tấn/năm, cỡ tàu 800 tấn); Sân golf tại xã Dương Hà, Phù Đổng, Giang Biên với quy mô 182,3ha…
Về quản lý đô thị, ông Việt cho biết, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn huyện đang ngày càng trầm trọng, điển hình ô nhiễm nước thải là Sông Cầu Bây, Sông Thiên Đức, Bắc Hưng Hải, nguồn nước thải của các khu công nghiệp, các ao hồ trong khu dân cư,...
"Qua khảo sát thực tiễn, mô hình xử lý nước thải phân tán rất phù hợp để áp dụng cho các khu đô thị mới, các khu dân cư, các vùng ven đô thị, khu vực nông thôn, cụm làng nghề… Vì vậy, huyện Gia Lâm mong được Thành phố cho phép nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải phân tán trên địa bàn", ông Nguyễn Tiến Việt nêu kiến nghị.
Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm cũng đề nghị Thành phố cho cơ chế đặt tên tuyến đường, phố trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét, thẩm định phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thuê đất vào mục đích bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng.
Quang cảnh buổi làm việc |
Về phân cấp quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tiến Việt cho biết, theo tiêu chuẩn thành lập quận, tiêu chí Cân đối thu chi ngân sách huyện đạt 77,0% (tiêu chuẩn cân đối dư), để phấn đấu đến năm 2023 huyện Gia Lâm cơ bản tự cân đối ngân sách, đảm bảo nguồn vốn đầu tư các dự án trên địa bàn, đề nghị Thành phố xem xét, chấp thuận phân cấp cho huyện được hưởng 100% tiền sử dụng đất các doanh nghiệp nộp khi thực hiện dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện tạo nguồn vốn triển khai các dự án đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận. Đồng thời phân cấp tối đa một số nguồn thu thuế, phí… và tăng cường phân cấp việc mua sắm tài sản công nhằm đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
Ngoài ra, huyện Gia Lâm cũng kiến nghị Thành phố có hướng dẫn điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để đảm bảo tiêu chuẩn thành lập phường theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên về thời điểm, nội dung, quy trình thực hiện,...
Trước khi làm việc với Huyện ủy Gia Lâm, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã đi thăm, kiểm tra công tác sản xuất kinh doanh, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại một số cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ Bát Tràng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41