Huyện Đan Phượng tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
Chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật trong xây dựng nông thôn mới |
Cụ thể, tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 14.124 tỷ đồng. Thu ngân sách ước thực hiện trên 825 tỷ đồng, đạt 152,3% so với dự toán Thành phố giao. Chi ngân sách huyện ước thực hiện hơn 1.579 tỷ đồng, đạt 116,1% dự toán. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,16%. Người dân trong toàn huyện đã được cung cấp nước hợp vệ sinh.
Mô hình trồng bưởi mang lại thu nhập cao ở xã Thượng Mỗ. |
Đạt kết quả toàn diện
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh tái đàn lợn an toàn; đến nay, tổng đàn lợn có hơn 101 nghìn con, bằng 200,9% so với cùng kỳ. Huyện cũng tích cực triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tổ chức khảo sát 107 sản phẩm, trong đó, có trên 50 sản phẩm dự kiến đề nghị Thành phố công nhận đạt 3 sao trở lên.
Trong năm qua, huyện Đan Phượng cũng đã tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Cụ thể, huyện đã cấp 140 giấy phép xây dựng, kiểm tra 265/265 công trình xây dựng mới, phát hiện 15 công trình vi phạm trật tự xây dựng, đã xử lý 15/15 trường hợp; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 265 triệu đồng. Các lực lượng chức năng cũng tổ chức ra quân giải tỏa vi phạm an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường, từ đó, đã vận động tháo dỡ khắc phục 144 trường hợp, giải tỏa 132 mái che, mái năng, ô dù; phá dỡ 106 bục, bệ; thu giữ 93 biển quảng cáo,…
Từ đầu năm đến nay, huyện Đan Phượng đã thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng 45 dự án. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, ước thu ngân sách trong năm 2020 đạt trên 507 tỷ đồng. Huyện cũng đã bố trí kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Về văn hóa - xã hội, đáng chú ý trong năm qua, huyện Đan Phượng đã xây mới, nâng cấp 9 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư. Đến nay, toàn huyện có 127 nhà văn hóa. Huyện cũng đã vận động nhân dân xã hội hóa gần 10 tỷ đồng thực hiện cuộc thi giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, nhờ vậy, diện mạo làng quê ngày càng khang trang.
Riêng về xây dựng nông thôn mới, cùng với việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, huyện đã tập trung chỉ đạo 6 xã (Hạ Mỗ, Liên Hồng, Hồng Hà, Thượng Mỗ, Thọ Xuân, Thọ An) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cũng thẳng thắn nêu những tồn tại hạn chế trong phát triển của huyện và khẳng định sẽ nỗ lực khắc phục trong năm 2021. Trong đó, huyện sẽ tập trung triển khai kế hoạch thực hiện đề án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng thành quận vào năm 2025. Đồng thời, tập trung phát triển kinh tế, tạo bước đột phá tăng trưởng cả về quy mô và giá trị.
Thêm nhiều cơ quan, đơn vị, xã đạt chuẩn văn hóa
Trong hai ngày 29 – 30/12/2020, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Đan Phượng đã thành lập hai đoàn tổ chức kiểm tra tại 16 cơ quan, đơn vị trên địa bàn đề nghị xét công nhận danh hiệu Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới 5 năm (2016 – 2020).
Qua kiểm tra thực tế, Đoàn đánh giá cao những kết quả đạt được trong phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Cán bộ, công chức, nhân viên, người lao động nỗ lực phấn đầu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công nhân viên chức lao động gắn với các phong trào thi đua của từng cơ quan, đơn vị như phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”; “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành Giáo dục và Đào tạo; khối cơ quan hành chính, sự nghiệp gắn với phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”. Môi trường, cảnh quan công sở đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Nếp sống văn minh công sở đảm bảo. Cán bộ, công chức, viên chức chấp hành tốt nội quy, quy chế, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phầnphát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu của từng cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, một số đơn vị bài trí khuôn viên chưa đẹp; phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong hoạt động công đoàn còn hạn chế.
Kết thúc đợt kiểm tra, hai đoàn kiểm tra thống nhất kết quả các cơ quan, đơn vị đạt các tiêu chí theo quy định, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân Thành phố xét, công nhận danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa 5 năm 2016 – 2020.
Trước đó, Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới, thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của Thành phố Hà Nội cũng đã thẩm định 4 xã: Thượng Mỗ, Liên Hồng, Hạ Mỗ và Thọ Xuân của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Đoàn kiểm tra đánh giá thực tế tại Trường Tiểu học Phương Đình. |
Liên Hồng là xã sớm đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Đan Phượng. Ngay sau khi có sự chỉ đạo của Thành phố và của huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã quyết tâm và bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đến nay, các công trình trọng điểm của các xã đều được đầu tư xây dựng khang trang; các trường học đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; hình thành và phát triển nhiều mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 đạt trên 65 triệu đồng. Trên địa bàn xã không còn hộ nghèo, cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Đối với xã Thượng Mỗ trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp nhiều khó khăn hơn, do thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, đến nay 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã cũng đã hoàn thành. Hạ tầng kinh tế, xã hội không ngừng được đầu tư, nâng cấp; các mô hình sản xuất được duy trì hiệu quả, đời sống người dân không ngừng được nâng cao với mức thu nhập bình quân đầu người đạt gần 62 triệu đồng/ người/năm.
Từ năm 2016 đến nay, xã Thọ Xuân đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp được 8 công trình giao thông, chiều dài 7km nâng tổng số đường giao thông của xã được cứng hoá hơn 54km; xã có 3 trường học đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó Trường tiểu học Thọ Xuân đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, làm tốt công tác giám sát thực hiện các chương trình, dự án, góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao theo quy định.
Triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Hạ Mỗ tập trung lãnh đạo, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách của trung ương và thành phố để có bước đi phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Kết quả đến nay, diện mạo nông thôn của các xã đều khang trang; đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá; đời sống người dân được cải thiện nhiều so với kết quả xây dựng nông thôn mới trước đây. Trong 5 năm qua, xã đã huy động được 124 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong đó, nhân dân đã đóng góp, xã hội hoá được gần 13 tỷ đồng…
Sau khi các sở, ngành của Thành phố kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở; các thành viên Đoàn thẩm định của Thành phố đã nhận định các xã đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao và thống nhất đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10