Huyện Đan Phượng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(LĐTĐ) Mới đây, Ban thường vụ huyện ủy Đan Phượng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/HU của huyện ủy về “Tăng cường lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện”.
Đại hội Công đoàn huyện Đan Phượng lần thứ XI: Xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động ngày càng lớn mạnh LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đổi mới hoạt động của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới

Trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo quyết liệt, sâu sát, sáng tạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân nên việc xây dựng nếp sống văn hoá đã đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân về xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, ứng xử văn hóa có chuyển biến tích cực và hiệu quả.

Thực tiễn có thể thấy Chỉ thị 22 của Huyện ủy ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng yêu cầu mong đợi của các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên, tạo niềm tin và là cơ sở để nhân dân hưởng ứng thực hiện.

Việc cưới được tổ chức gọn nhẹ, không kéo dài; các thủ tục rườm rà trong việc cưới như chạm ngõ, ăn hỏi thường được tổ chức trong 1 ngày. Tệ thách cưới không còn, chủ yếu do 2 gia đình thống nhất với hình thức gọn, nhẹ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp; các đám cưới cơ bản không dùng thuốc lá, hình thức lễ chín như trước đây được xóa bỏ. Nổi bật là đã xây dựng được mô hình cưới văn minh của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ với 90 đám cưới chỉ dùng tiệc trà, bánh kẹo và làm cỗ nội bộ trong gia đình.

Huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Ông Trần Đức Hải, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, phát biểu tại Hội nghị

Thực hiện việc tang văn minh, tiến bộ có sự chuyến biến tích cực cả về nhận thức và hành động; nhiều gia đình tổ chức việc tang đảm bảo chu đáo, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và hoàn cảnh gia đình. 100% các gia đình không để nhạc tang quá 22h và trước 5h.

Chủ trương khuyến khích hoả táng người qua đời được các cấp, các ngành triển khai và đạt kết quả cao. Năm 2022 đạt 71%, tăng gần 48% so với năm 2013. Đặc biệt người cao tuổi trên địa bàn huyện đã tiếp thu được những cái mới khoa học nên số người cao tuổi viết di chúc sau qua đời đi hoả táng ngày càng nhiều lên.

Lễ hội hàng năm phát huy được truyền thống văn hóa của quê hương, phần lễ, phần hội có ý nghĩa thiết thực, thời gian giảm hơn trước. Mừng thọ đã đi vào nền nếp, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm. Ứng xử văn hóa trong cuộc sống, trong các hoạt động xã hội, ở công sở và nơi công cộng, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngày càng chuyển biến tích cực, tinh thần đoàn kết, sống chân tình, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị 22 của Huyện uỷ trong 10 năm qua còn có những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Đó là: Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ sở có nơi còn chưa đồng bộ, chưa sâu rộng, thường xuyên. Các mô hình cưới văn minh chưa được nhân rộng. Ban chỉ đạo ở một số xã, thị trấn, đơn vị chưa làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc chỉ đạo tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

Huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Lãnh đạo huyện Đan Phượng trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thánh tích cao trong công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải đề nghị cấp uỷ, chính quyền, các cấp, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Chỉ thị số 11 của Thành ủy, Chỉ thị số 22 của huyện ủy đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Gắn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, ứng xử văn hóa với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Chỉ thị 05 của Bộ chính trị; Thực hiện nghiêm túc 2 Bộ quy tắc ứng xử của UBND Thành phố.

Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Kịp thời nắm bắt thông tin, dư luận xã hội; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào giao tiếp ứng xử văn hóa, “nói lời hay, làm việc tốt”; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề về việc cưới, tang văn minh, xây dựng các mô hình điểm, những điển hình tiên tiến để nhân diện rộng gắn với chỉ đạo thực hiện ký cam kết, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên trong thực hiện Chỉ thị 22 của huyện ủy trước quần chúng nhân dân...

Nhân dịp này, lãnh đạo huyện Đan Phượng và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thánh tích cao trong công tác tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.
Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã có buổi đến thăm hỏi, động viên tặng quà công nhân lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền

(LĐTĐ) Cuộc sống hiện đại, phong tục rước đèn, phá cỗ trong đêm Trung thu có nhiều sự thay đổi, mâm cỗ cũng trở nên phong phú hơn với sự góp mặt của nhiều loại bánh trung thu. Tuy nhiên bánh trung thu truyền thống vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân. Sự mộc mạc của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, mùi thơm béo ngậy của nhân bánh, không chỉ đánh thức khứu giác của người thưởng thức mà còn gợi nhớ hồi tưởng về những kỉ niệm thời thơ ấu.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã có chuyến thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn Ngân hàng Kookmin và Nghị sỹ quốc hội Park Hong Bae - Nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc.
Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong các trường học

Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong các trường học

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên, Hà Nội, phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện chú trọng phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.

Tin khác

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Trong không khí tự hào, hân hoan và đầy xúc động dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến mang tên “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. Đây không đơn thuần chỉ là một sự kiện văn hóa thông thường, mà còn là cơ hội quý báu để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, được đắm mình trong dòng chảy lịch sử hào hùng của mảnh đất nghìn năm văn hiến - Hà Nội.
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

(LĐTĐ) Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các cơ sở Hội, các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao quà cho người dân đang bị ngập lụt do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

(LĐTĐ) Tối 15/9, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức lễ khai mạc chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.
Xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Năm học 2024-2025, thành phố Hà Nội đã xây mới và đưa vào sử dụng nhiều công trình trường học để chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3

Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng phát động tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 của thành phố Hà Nội, từ sáng 14/9, tại nhiều cơ quan, đơn vị và toàn bộ 18 phường của quận Hai Bà Trưng đã đồng loạt tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, dọn dẹp cây xanh gãy, đổ do bão số 3 và ổn định cuộc sống người dân khu vực ngập lụt do nước sông Hồng.
“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa

“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa

(LĐTĐ) Nhằm tạo ra một không gian văn hóa có ý nghĩa nhân văn cho thiếu nhi và nhân dân Thủ đô, ngày 15/9 tới đây, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Đêm hội Trăng Rằm” và Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong 2 ngày (12-13/9), Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội thành lập các đoàn công tác tới hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do cơn bão số 3 và ảnh hưởng ngập lụt sau bão tại các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thái Nguyên, Yên Bái và Phú Thọ.
Tăng cường chăm lo gia đình và con đoàn viên, người lao động dịp Tết Trung thu

Tăng cường chăm lo gia đình và con đoàn viên, người lao động dịp Tết Trung thu

(LĐTĐ) Dịp Tết Trung thu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị các cấp Công đoàn tăng cường triển khai công tác gia đình, tổ chức hoạt động chăm lo gia đình và con đoàn viên, người lao động.
Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ

Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ

(LĐTĐ) Hôm nay (12/9), ở một số khu dân cư như Chương Dương Độ, Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm), An Khánh (huyện Hoài Đức), nước đang rút dần. Nhiều hộ dân đã trở về nhà, nỗ lực dọn dẹp để mong sớm quay trở lại cuộc sống thường nhật.
Xem thêm
Phiên bản di động