Huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch Thủ đô hiệu quả, bền vững
Lấy ý kiến cho đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học về Quy hoạch Thủ đô |
Sáng 21/11, Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy chủ trì Hội thảo.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố Hà Nội tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, là một trong những nội dung quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch Thủ đô là việc sắp xếp, phân bố không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu đề dẫn tại Hội thảo. |
Trên cơ sở Đề cương định hướng được Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua, Dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được tập trung xây dựng với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, với phương pháp tích hợp, đồng bộ và cách làm khoa học, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; với quan điểm xuyên suốt đó là “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô”.
Ngoài việc triển khai thực hiện theo quy định, Quy hoạch Thủ đô đã quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng chiến lược trong Nghị quyết số 15 và các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; huy động sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước trên địa bàn, mời và tham vấn các nhà khoa học, chuyên gia, đội ngũ trí thức hàng đầu của cả nước và Thủ đô với nhiều hình thức: hội thảo, toạ đàm, gặp gỡ xin ý kiến, tham vấn, phỏng vấn, trao đổi…
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tiến hành các bước xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hoá.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội bao gồm: 5 quan điểm phát triển, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá và 2 ưu tiên thực hiện (vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…). Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu tổ chức thành 5 vùng phát triển kinh tế - xã hội, 5 không gian chú trọng phát triển (không gian văn hoá, không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian xanh, không gian số), các định hướng quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa bàn được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ (hệ thống đường vành đai và đường sắt đô thị); đồng thời nghiên cứu hình thành 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, tạo nên hình ảnh Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Kết nối toàn cầu với những đặc trưng về kinh tế, xã hội phát triển, văn hoá, đặc sắc, môi trường xanh, trong lành, người dân được thụ hưởng cuộc sống có chất lượng tốt.
Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được tổ chức sáng 21/11. |
Các nội dung phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển: Văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; Phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; Hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; Xã hội số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
“Việc tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm mục đích làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng Quy hoạch Thủ đô, đồng thời tiếp tục gợi mở, đề xuất các ý tưởng, giải pháp xây dựng quy hoạch, nhất là các nội dung đột phá, các trọng tâm và việc khai thác, huy động nguồn lực để thực hiện Quy hoạch một cách hiệu quả, bền vững”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đến nay Ban Tổ chức đã nhận được hơn 60 bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành bạn, các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân. Các bài viết đều có hàm lượng khoa học cao, giàu tính thực tiễn, đa dạng về cách tiếp cận và cung cấp nhiều thông tin quý giá để nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô. Các bài viết đã được biên tập, tổng hợp đầy đủ và trang trọng in trong kỷ yếu của Hội thảo.
Bên cạnh đó, ngay tại Hội thảo, Ban Tổ chức mong muốn và lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học, các quý vị đại biểu khách quý tiếp tục tham luận, thảo luận đóng góp thêm ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng Quy hoạch Thủ đô: Các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực trong huy động các nguồn lực phát triển nói chung, trong tổ chức thực hiện Quy hoạch Thủ đô nói riêng; Các ưu tiên, đột phá trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội; Các mô hình, ý tưởng phát triển đặc sắc, gắn với phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Thành phố kết nối toàn cầu.“Với tinh thần cầu thị, lắng nghe, chúng tôi rất mong, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể quý vị đại biểu tiếp tục tham gia ý kiến đề xuất các ý tưởng, giải pháp trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, các giải pháp tổ chức hiệu quả xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chia sẻ.
Bên cạnh đó, ngay tại Hội thảo, Ban Tổ chức mong muốn và lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học, các quý vị đại biểu khách quý tiếp tục tham luận, thảo luận đóng góp thêm ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng Quy hoạch Thủ đô.
Cụ thể, các vấn đề lý luận trong công tác lập Quy hoạch Thủ đô. Trong đó, làm rõ nội hàm, khái niệm, nguyên tắc trong lập Quy hoạch Thủ đô; các vấn đề về triết lý phát triển Thủ đô, cụ thể hoá nội hàm “văn hiến - văn minh - hiện đại” và giải pháp vận dụng hiệu quả vào các phương án quy hoạch ngành, lĩnh vực, đô thị, nông thôn; các kinh nghiệm quốc tế trong lập Quy hoạch, đặc biệt là kinh nghiệm trong xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn hướng đến thành phố toàn cầu, kinh nghiệm về liên kết phát triển Vùng, kinh nghiệm về phân bố không gian các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các mô hình đô thị, không gian xanh, hành lang xanh…
Các yêu cầu thực tiễn cần chú trọng trong lập Quy hoạch Thủ đô. Trong đó, những nội dung thành phố Hà Nội cần lưu ý khi cụ thể hoá quy hoạch Quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành, lĩnh vực; những giải pháp hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng của Thủ đô, trong đó đặc biệt ưu tiên chức năng là trung tâm đầu não chính trị và văn hóa.
"Đề nghị các đại biểu thảo luận, gợi ý đối với nội dung về kết nối Vùng, làm tốt vai trò động lực phát triển Vùng Đồng bằng Sông Hồng, cực tăng trưởng của đất nước, khát vọng về một Thành phố toàn cầu. Bên cạnh đó, gợi ý những nội dung cần chú trọng ưu tiên trong kỳ quy hoạch này như: khai thác, phát huy vai trò sông Hồng; phát triển nông thôn; xử lý ô nhiễm môi trường đô thị; phát triển hạ tầng, đặc biệt hạ tầng số... Các mô hình, ý tưởng phát triển đặc sắc, gắn với phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Thành phố kết nối toàn cầu", Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị.
Bên cạnh đó, các điều kiện, giải pháp để thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt theo quy định. Trong đó, tập trung vào các giải pháp hoàn thiện thể chế (trong đó có các mô hình quản trị đối với các đô thị đặc thù của Hà Nội như thành phố thuộc Thủ đô); các vấn đề về phân cấp, phân quyền; các giải pháp huy động nguồn lực; sự phối hợp giữa Thành phố với các bộ, ngành; các giải pháp hợp tác vùng, hợp tác quốc tế…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09