Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học về Quy hoạch Thủ đô
MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống xã hội Tái tạo đô thị để xây dựng Thành phố Sáng tạo bền vững |
Hội thảo dự kiến có khoảng 250 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp…
Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lập Quy hoạch Thủ đô; của việc cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan và của Thành phố về công tác lập Quy hoạch Thủ đô; sự tham gia thực hiện công tác lập Quy hoạch Thủ đô của cả hệ thống chính trị Thành phố.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đồng thời, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các định hướng quan trọng theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hội thảo cũng góp phần tuyên truyền tạo sự thống nhất giúp các cấp, ngành, cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn Thủ đô hiểu, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác lập Quy hoạch Thủ đô trong phát triển kinh tế - xã hội Thành phố; huy động sự tham gia góp ý của các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu vào công tác lập Quy hoạch Thủ đô.
Để phục vụ tốt hơn cho quá trình lập Quy hoạch Thủ đô mà thành phố Hà Nội đang nỗ lực và quyết tâm thực hiện, đặc biệt là hoàn thiện Báo cáo Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” sẽ tập trung thảo luận 2 nhóm vấn đề lớn.
Cụ thể, nhóm 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nhóm 2: Thực tiễn xây dựng và thực hiện quy hoạch các ngành và quận, huyện thành phố Hà Nội để sử dụng hiệu quả các nguồn lực thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong quá trình chuẩn bị cho hội thảo, Ban Tổ chức nhận được hơn 60 bài tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội. Các bài viết chất lượng, tâm huyết, đóng góp có giá trị cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ban Tổ chức sẽ lựa chọn một số tham luận trình bày trực tiếp tại Hội thảo.
Đây là các tham luận tiêu biểu, tập trung vào các nội dung trọng yếu như: Lý luận và thực tiễn trong xây dựng Quy hoạch Thủ đô; Một số nội dung chủ yếu về Quy hoạch Thủ đô; Thể chế để phát triển Thủ đô theo hướng thông minh và bản sắc, tầm nhìn đến năm 2050; Cơ chế, chính sách “vượt trội”, đặc thù bảo đảm lợi thế so sánh và ưu thế cạnh tranh cho phát triển Thủ đô; Cách tiếp cận đa chiều đối với lập Quy hoạch Thủ đô; Quản lý Quy hoạch để phát triển không gian Thủ đô; Phát huy vai trò của các nguồn vốn tài chính, đất đai trong xây dựng và phát triển Thủ đô…
Bên cạnh đó còn có các ý kiến trao đổi, góp ý, đề xuất ý tưởng của các nhà khoa học được mời tham dự Hội thảo. Kết thúc Hội thảo, trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban Tổ chức sẽ hoàn thiện nội dung, đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác lập Quy hoạch Thủ đô mà Thành phố đang triển khai thực hiện, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Với trí tuệ và tâm huyết, với sự đa dạng từ góc nhìn của nhà quản lý, nhà khoa học, Hội thảo kỳ vọng sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu để cụ thể hóa vào việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp
Tin khác

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững
Chỉ đạo - Điều hành 29/11/2023 10:59

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14
Chỉ đạo - Điều hành 28/11/2023 17:43

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo
Chỉ đạo - Điều hành 24/11/2023 21:06

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023
Chỉ đạo - Điều hành 24/11/2023 15:34

Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 21:42

Sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Thành ủy vào tháng 12/2023
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 18:17

Thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:53

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:43

Hà Nội sẽ kiểm tra kỷ cương, kỷ luật tại 10 tổ chức Đảng năm 2024
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:30

Hà Nội: Phát triển hạ tầng số, công nghệ số trong xây dựng Thành phố thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 23/11/2023 17:20