Huy động được gần 6.000 tỷ đồng chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
TP.HCM: 5 năm chỉ tuyển được 3 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang;
Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…
450 ngày đêm thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhân dân ta có câu "An cư lạc nghiệp". Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước rất rõ: Không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần; làm sao cho nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 13/4/2024, Thủ tướng Chính phủ cùng với đồng chí Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi toàn quốc trong năm 2025, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; đã được cả hệ thống chính trị, toàn dân, doanh nghiệp hưởng ứng, tham gia tích cực, hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình phát động. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc). |
Thủ tướng đánh giá phong trào rất phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và ngay sau khi phát động đã được cả nước, đồng bào trong và ngoài nước nhiệt tình hưởng ứng, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo.
Thủ tướng nhấn mạnh, từ nay đến hết năm 2025 chỉ còn khoảng 450 ngày đêm để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát; khối lượng công việc rất nhiều, đòi hỏi chúng ta đã quyết tâm rồi thì phải quyết tâm hơn nữa, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn nữa, đã cố gắng rồi thì phải cố gắng hơn nữa, đã hiệu quả rồi thì phải hiệu quả hơn nữa.
Thủ tướng kêu gọi cả hệ thống chính trị, đồng bào, đồng chí, cộng đồng doanh nghiệp cả nước tiếp tục chung tay, chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa với tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tinh thần "tương thân, tương ái", "ai có gì giúp nấy, ai có của giúp của, ai có công giúp công, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít", thực hiện chủ trương lớn của Đảng là không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Phát biểu tại Chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến bày tỏ niềm xúc động khi tham dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong phạm vi cả nước “Mái ấm cho đồng bào tôi” - một chương trình có tính nhân văn sâu sắc, đậm tình đồng chí nghĩa đồng bào.
Theo Chủ tịch Đỗ Văn Chiến, hiện nay còn hàng trăm ngàn gia đình khó khăn về nhà ở, đến mức không có một nơi tử tế dù nhỏ để đặt bát hương thờ cúng tổ tiên của mình. Nhiều cụ già, em nhỏ phải ở những căn nhà dột nát. “Ngày mưa thì dột tứ bề, ngày rét thì gió lùa bốn bên”.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tha thiết kêu gọi các tập thể, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống và làm ăn ở Việt Nam, cộng đồng và xã hội san sẻ yêu thương, ủng hộ kinh phí, vật liệu, công sức… để giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo; cùng với các nguồn lực của Nhà nước để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo trong năm 2025, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh trao ủng hộ tới tỉnh Phú Thọ và tỉnh Tuyên Quang tại Chương trình. |
“Theo phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương, MTTQ Việt Nam sẽ tiếp nhận các nguồn kinh phí ủng hộ (ngoài các khoản hỗ trợ trực tiếp cho các tỉnh, thành phố) để tổng hợp, phối hợp tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương điều phối chung. Chúng tôi cam kết sẽ làm hết sức mình, công khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo kinh phí ủng hộ được chuyển trực tiếp đến tay người thụ hưởng”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định.
Cả nước còn khoảng 400 ngàn căn nhà tạm, nhà dột nát
Phát biểu tại chương trình, Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.
Công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, tính từ năm 2000 đến 2023, với sự tham gia tích cực của các lực lượng Quân đội, Công an, MTTQ, các doanh nghiệp và nhân dân cả nước, hơn 1,7 triệu căn nhà đã được xây mới và sửa chữa cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, qua rà soát cả nước còn khoảng 400 ngàn căn nhà tạm, nhà dột nát, chưa đảm bảo “3 cứng” hoặc thiếu hụt về chất lượng.
Các đơn vị trao kinh phí ủng hộ cho các địa phương còn khó khăn. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Thực hiện phong trào do Thủ tướng Chính phủ phát động, hiện nay chúng ta đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, với mục tiêu hoàn thành cả 3 nhiệm vụ lớn: Hỗ trợ nhà ở cho người có công khó khăn về nhà ở (còn khoảng 200 nghìn căn nhà) bằng nguồn ngân sách nhà nước; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo các chương trình mục tiêu quốc gia (còn khoảng 88 nghìn căn nhà); xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên (gồm 153.881 căn nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí tối thiểu để thực hiện là khoảng 6.500 tỷ đồng).
Để hoàn thành công việc này, Bộ LĐTBXH đề nghị có phương pháp, cách làm mới, theo đó, đề cao tinh thần tự lực, tự cường của các địa phương, phân chia các địa phương thành 4 nhóm, nhóm kinh tế phát triển sẽ tự đảm nhận; nhóm địa phương khó khăn, nhóm nghèo sẽ có cơ chế huy động nguồn lực, hỗ trợ phù hợp.
Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo chụp ảnh cùng các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm |
Đồng thời, đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên 5% năm 2024 của ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương cùng với nguồn lực xã hội hóa để thực hiện theo cách vừa phân công, vừa giao chỉ tiêu hỗ trợ theo địa chỉ để các địa phương có điều kiện hỗ trợ các địa phương khác; vận động và phân công các bộ, cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn, địa phương nghèo.
Cùng với đó, huy động sự chung tay góp sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, lan tỏa rộng khắp trong xã hội, cộng đồng.
Theo Bộ trưởng, xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ đột phá và mang tính cách mạng, là một chủ trương lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhân văn sâu sắc theo tinh thần Nghị quyết số 42 của Trung ương, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững của Liên Hợp Quốc. Đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử, quan trọng để thực hiện chương trình này, là một dấu ấn đậm nét tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa, thể hiện nghĩa đồng bào, tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam.
Ngay sau khi kết thúc chương trình truyền hình trực tiếp, số tiền ủng hộ để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước là 5.932 tỷ đồng, trong đó 3.287 tỷ đồng huy động trực tiếp tại chương trình và 2.645 tỷ đồng là số tiền các địa phương đã huy động được trong thời gian qua. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31