Hướng đi mới với mô hình canh tác lúa hữu cơ

(LĐTĐ) Hướng tới nền nông nghiệp sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người, huyện Thường Tín, Hà Nội, đã hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng đến sản xuất mang tính bền vững.
Lên Sơn Tây ngắm Sâm Bố Chính bung hoa giữa mùa Xuân bình yên Giải bài toán về đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ Nông dân thu lợi nhuận cao từ mô hình trồng lúa "hai trong một"

Gia đình ông Thái Văn My (thôn Nguyên Bì, xã Quất Động) là một trong những hộ dân tham gia thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Ông My chia sẻ, mô hình này so với lối canh tác truyền thống có sự mới mẻ và khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất.

“Thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ, chúng tôi bắt đầu sử dụng các chế phẩm sinh học phun bằng thiết bị không người lái, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người dân, an toàn đồng ruộng, đồng thời đảm bảo chất lượng về hạt gạo cho người nông dân sử dụng. Từ khi thực hiện sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, không còn tình trạng vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ trên đồng ruộng như trước. Chúng tôi cảm thấy an tâm, không lo sợ độc hại khi đi chăm sóc lúa”, ông My bày tỏ.

Hướng đi mới với mô hình canh tác lúa hữu cơ
Sử dụng thiết bị bay không người lái để chăm bón và phun thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Hồ Văn Ban - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xã Quất Động, cho biết, những năm gần đây, các hộ dân tại địa phương cũng đã cảm nhận được nguy cơ của việc lạm dụng phân vô cơ, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do vậy, việc triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được các hộ đồng tình hưởng ứng cao. Mô hình đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất, người tiêu dùng và mở ra hướng canh tác bền vững cho địa phương.

Được biết, vụ xuân năm 2022, Phòng Kinh tế huyện Thường Tín đã hỗ trợ nông dân xã Quất Động và xã Tiền Phong thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với tổng diện tích 23,4 héc-ta, canh tác giống lúa khảo nghiệm HD11; mức hỗ trợ 7 triệu đồng/héc-ta, gồm 100% giá giống và tiền chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, phòng trừ dịch bệnh…

Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng chế phẩm sinh học do Công ty cổ phần EMI Nhật Bản sản xuất, để xử lý rơm rạ làm phân bón lót trước khi cấy và trong từng giai đoạn phát triển của lúa; kết hợp với phun thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

Toàn bộ quá trình chăm bón lúa được áp dụng công nghệ phun bằng thiết bị bay không người lái, từ đó giải phóng sức lao động đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người nông dân. Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ phù hợp với chủ trương của thành phố Hà Nội, huyện Thường Tín cũng như định hướng chung của ngành Nông nghiệp hướng tới và được người dân đồng thuận cao.

Theo bà Đặng Thị Thanh Hương - Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện, trong quá trình sản xuất lúa nếu sử dụng phân vô cơ nhiều năm, không bổ sung phân bón hữu cơ sẽ tác hại đến cây trồng, diệt các vi sinh vật có lợi, làm cho đất đai bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng, đất chai cứng, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của con người... Do vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu cho đất, có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với đất bị bạc màu.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật là rất cần thiết đối với cuộc sống con người hiện nay.

Sản xuất lúa theo phương pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người, mà còn nâng cao nhận thức của người nông dân hướng tới việc sản xuất nông nghiệp bền vững, môi trường đất đai và nguồn nước không bị ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái trên đồng ruộng.

Kim Tiến - Tô Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vai trò của Công đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét

Vai trò của Công đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khai mạc phiên trọng thể. Đại hội vui mừng đón những vị khách quốc tế tham dự ngày hội lớn của đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Việt Nam. Các đại biểu quốc tế đã bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu gửi gắm niềm tin vào lá phiếu

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu gửi gắm niềm tin vào lá phiếu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam tiến hành bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII gồm 177 đồng chí. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu 168 ủy viên, khuyết 9 ủy viên sẽ kiện toàn, bổ sung sau Đại hội.
Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/12, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy nguồn nhân lực phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

(LĐTĐ) Ngày hội “Trái tim tình nguyện” năm 2023 đặt mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 2.500 đơn vị máu, góp phần cùng với các chương trình hiến máu khác để chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch.
Những tháng 12…

Những tháng 12…

(LĐTĐ) Những tháng 12, đều đã lấy đi của chúng ta một chặng đường đời…
Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND về việc phát triển năng lượng tái tạo năm 2024, trong đó đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác...

Tin khác

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là trọng tâm trong cải cách hành chính

Hà Nội: Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là trọng tâm trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Thành phố duy trì và vận hành ổn định hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống hòm thư điện tử công vụ; hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp; hệ thống thông tin báo cáo, triển khai cấp hơn 39 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), giao dịch điện tử.
Hiện đại hóa bộ phận “một cửa” vì người dân và doanh nghiệp

Hiện đại hóa bộ phận “một cửa” vì người dân và doanh nghiệp

Nhiều năm qua, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận “một cửa”) trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, đầu tháng 1/2023, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huyện Hoài Đức: Nhắc hẹn, trả thủ tục hành chính ngoài giờ làm việc cho dân

Huyện Hoài Đức: Nhắc hẹn, trả thủ tục hành chính ngoài giờ làm việc cho dân

(LĐTĐ) Từ tháng 1/2023 đến nay, đã có 86 lượt tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận/Giấy phép hết thời hạn sử dụng và 1.355 trường hợp đăng ký hộ kinh doanh cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan Thuế được công chức nhắc hẹn, giúp công dân kịp thời hoàn thiện hồ sơ, tránh phải nộp phạt.
Transerco bổ sung kênh thông tin chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo OA

Transerco bổ sung kênh thông tin chăm sóc khách hàng qua ứng dụng Zalo OA

(LĐTĐ) Với mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt của Transerco hướng tới “Khách hàng là trung tâm” và đa dạng nguồn kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý nhằm tạo sự hài lòng cho khách hàng về hoạt động xe buýt, Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco triển khai kênh Chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng dịch vụ Zalo OA ( Zalo Official Account).
Huy động sức dân cho bộ mặt đô thị đẹp

Huy động sức dân cho bộ mặt đô thị đẹp

(LĐTĐ) Với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của cả nước, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung huy động và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Theo đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền của Thành phố đã hướng mạnh về cơ sở, vận động nhân dân để đầu tư nâng cấp, mở rộng đường giao thông, chỉnh trang đô thị ở nhiều khu dân cư.
Góp phần thực thi văn hóa công vụ

Góp phần thực thi văn hóa công vụ

(LĐTĐ) Chỉ thị 24-CT/TU “Về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố” của Thành ủy Hà Nội thể hiện quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, việc thực hiện tốt 2 bộ Quy tắc ứng xử là một trong những giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô.
Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân những năm qua Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp cơ sở đến Thành phố đã tổ chức nhiều phiên giải trình, đưa ra các kiến nghị, chất vấn, tái chất vấn, yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Xem thêm
Phiên bản di động