Hướng đến việc thu hút các nhà đầu tư thực chất

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tại phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, từ thực tiễn thi hành Luật Đầu tư thời gian qua cho thấy, cần thiết phải sửa đổi Luật nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc cũng như tiêu cực phát sinh như vấn đề chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu khi đầu tư, đầu tư chui…qua đó, hướng đến việc thu hút các nhà đầu tư thực chất.
Tiết kiệm chi tiêu, nâng tầm hiệu quả đầu tư
Dự án PPP quan trọng phải công khai, minh bạch
5 nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp
Hướng đến việc thu hút các nhà đầu tư thực chất
Toàn cảnh phiên họp Luật Đầu tư (sửa đổi).

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Đầu tư

Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan đến Luật Đầu tư (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, những cải cách quan trọng của Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua năm 2014, trên thực tế đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; xóa bỏ nhiều rào cản trong hoạt động kinh doanh và không phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như các cam kết hội nhập của Việt Nam.

Từ đó, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, luật này cũng đã tạo được động lực cho việc thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong hệ thống về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh kết quả đạt được thì trong thực tiễn hơn 4 năm qua cũng cho thấy, đã đến lúc để chúng ta phải đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của luật này, để nhằm thể chế hóa các Nghị quyết mới đây của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa về phát triển kinh tế tư nhân, về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư với nước ngoài đến năm 2030 theo tiêu chuẩn Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị và cũng phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia…

Thảo luận tại hội trường các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư. Từ thực tiễn thi hành Luật Đầu tư thời gian qua cho thấy cần thiết phải sửa đổi Luật nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc cũng như tiêu cực phát sinh như vấn đề chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu khi đầu tư hay đầu tư chui…nên cần có những giải pháp mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng đến cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xử lý những quy định còn mâu thuẫn với các luật khác.

Góp ý về phạm vi điều chỉnh dự án Luật, đại biểu Dương Minh Tuấn (đoàn đại biểu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, thời gian qua việc thực hiện Luật Đầu tư, môi trường kinh doanh đầu tư của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút nhiều nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, từ thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nhìn nhận và yêu cầu sửa đổi.

Đại biểu cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến nội dung bảo đảm đầu tư, do đó các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư. Trong khi đó quy định về điều khoản bảo đảm đầu tư ở dự thảo Luật mới dừng trong trường hợp có thay đổi pháp luật thực tế nhà đầu tư cần nhiều hơn, đề nghị cân nhắc có bảo đảm quyền nhà đầu tư bao gồm quyền sở hữu tài sản, việc chuyển tài sản và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đề nghị cần quan tâm đến việc chọn lọc nhà đầu tư. “Trong quá trình thực hiện đầu tư xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực như chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đầu tư chui thông qua núp bóng nhà đầu tư Việt Nam. Lồng ghép điều khoản thu hút nhà đầu tư thực sự có năng lực, đáp ứng hiệu quả sử dụng tài nguyên, đất đai, lao động, bảo đảm quốc phòng an ninh”, đại biểu Dương Minh Tuấn nhấn mạnh.

Cân nhắc việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Bên cạnh việc các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với việc cần sửa đổi một số điều trong Luật Đầu tư đồng thời cho rằng, cần góp ý để dự án Luật ngày càng hoàn thiện, thiết thực với cuộc sống. Song, nhiều đại biểu cũng cho ý kiến về việc đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; các loại hình bị cấm đầu tư kinh doanh.

Trước vấn đề trên, một số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vì thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ này gây mất trật tự, gây áp lực lên con nợ dẫn tới nhiều hệ luỵ, cần so sánh hiệu quả của hoạt động này với hệ quả của nó cho xã hội, hoạt động này dùng các lực lượng xã hội đen để thực hiện việc đòi nợ thuê và tồn tại hiện tượng tín dụng đen; trường hợp cấm thì nghiên cứu kỹ lưỡng quy định về xử lý chuyển tiếp. Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá và lấy ý kiến thêm về vấn đề này trước khi quyết định cấm hoặc không.

Góp ý vào dự án Luật Đầu tư đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị) cho rằng, hiện nay dịch vụ đòi nợ thuê mới được quản lý ở tầm Nghị định nên còn nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng biến tướng gây bức xúc trong thời gian qua. Vì vậy, cần tăng cường quản lý theo hướng có quy định về đăng kí công ty và người thực hiện cụ thể và khi tiến hành đòi nợ phải xưng danh tên chủ nợ, thời gian liên lạc, cấm các biện pháp xúc phạm đe dọa hủy hoại tài sản.

Theo đại biểu Hà Sĩ Đồng không nên cấm loại hình dịch vụ này vì có cấm, thì người dân cũng lách luật bằng cách thực hiện các hợp đồng hay thỏa thuận ủy quyền, có thể làm gia tăng tình trạng trây ì ko thực hiện hợp đồng. “Cách làm tốt hơn là học kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng quy định quản lý chặt chẽ”, đại biểu Hà Sĩ Đồng nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến việc cấm hay không cấm dịch vụ đòi nợ thuê, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre) cho rằng, việc cấm kinh doanh đối với dịch vụ đòi nợ thuê không phải vì không quản lý được thì cấm, mà bởi đây là loại hình tiêu cực. Do đó phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan và cơ chế quản lý tranh chấp bảo vệ tài sản quyền con người với nhiều hình thái văn minh. Trong khi đó hình thái đòi nợ cổ điển và biến tướng rất nhiều, dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự, rồi cơ quan nhà nước lại mất thêm lực lượng giải quyết quản lý vấn đề này.

Tranh luận với ý kiến cho rằng thủ tục tư pháp rườm rà nên người dân ít lựa chọn phương thức này để xử lý nợ, xử lý tranh chấp, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu rõ, thủ tục tư pháp phức tạp là do tôn trọng quyền công dân, quyền con người nên cần quy định chặt chẽ và nếu thủ tục còn rườm ra phức tạp thì hướng đến hoàn thiện sửa đổi quy trình thủ tục, không phải vì thế mà duy trì hình thức tiêu cực như đòi nợ thuê…

Kết luận nội dung thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết các ý kiến đại biểu Quốc hội đã được tổng hợp đầy đủ, trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.
LĐLĐ huyện Thanh Trì tập trung 7 nhiệm vụ quan trọng trong quý II

LĐLĐ huyện Thanh Trì tập trung 7 nhiệm vụ quan trọng trong quý II

(LĐTĐ) Với những kết quả đã đạt được trong qúy I/2024, bước sang quý II, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đẩy mạnh các hoạt động Tháng Công nhân, phát động và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”.
Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Huyện ủy Thanh Trì, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Lễ Công bố và trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Lê Tiến Nhật, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì.
Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

(LĐTĐ) Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trọng tài Hàn Quốc Ko Hyung Jin sẽ bắt chính trận tứ kết giữa U23 Việt Nam với U23 Iraq trên sân Al Janoub vào ngày 27/4.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024. Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhân dịp này Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động, trong đó quan tâm và triển khai mạnh công tác khám sức khỏe miễn phí cho người lao động ngành Giao thông Thủ đô.

Tin khác

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xem thêm
Phiên bản di động